Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2010

Di chúc - Nguyên Sa

Di chúc


Có một đêm tỉnh giấc
Tôi thấy cần viết một tờ di chúc
Của một người sống giữa cuộc đời
Mà chỉ là một gã giang hồ cắm trại

Đốt lửa bằng thơ
Tôi ca, tôi hát
Nhưng khi những người thích ngao du
Đến xin cùng nhập bọn
Tôi vẫn khước từ

Có cả những người con gái
Đến bảo tôi yêu
Tôi cũng vẫn khước từ

Làm thế nào được?
Tôi chưa già nhưng cũng không còn trẻ
Tôi chưa cằn cỗi
Những cũng không còn là một gã trai tơ
Có trăng, hoa, chim, bướm thì tôi làm thơ
Nhưng vẫn không quên
Chỉ là hiện thân của một người tử tù
Có gục đầu nhìn cuộc đời
Cũng chỉ như nhìn khung cửa nhà giam
Vẫn có một chút trời xanh
Nhưng rất nhiều đơn độc

Sẽ có một buổi ban mai
Mắt vẫn mở to
Mà lòng không thỏa đáng
Miệng không thể hát ca những lời hoan lạc
Tôi nhổ neo:
Tôi chỉ là người nhân ngãi của cuộc đời
Sống bên nhau không bao giờ hôn thú

Tôi đến đây không ai mời
Cũng mong rằng: đi đừng ai giữ
Có nhớ, có thương
Có tạc nên tượng hình bằng đá trắng, đồng đen
Đừng bày giữa những công trường
Xin nhớ để giùm ở một góc công viên
Để những đêm khuya
(rất khuya)
Tôi nhìn mặt trăng soi gương
Và ngắm những người yêu nhau tình tự.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

Chuyện kể trong một ngày mưa - Ký

câu chuyện của một người Việt tình cờ quen trên đường khiến tôi không thể không viết lại. làm sao mà không thấy được đâu đó một mảnh đời mình trong nước mắt một ngày mưa

Chuyện kể trong một ngày mưa

...Tháng sáu – trời mưa. Những cơn mưa rất buồn. Mưa tầm tã đưa cơn lạnh xuyên thấu tâm cang. Bà Tốt ứa nưóc mắt bên mâm cơm còn gần như nguyên vẹn. Ba đứa con còn nhỏ quá chắc chưa biết gì về cuộc phân ly này. Bà đâu biết thằng Cò đã mang máng hiểu ra điều đau đớn sắp xảy ra cho cái gia đình thanh bạch nghèo nàn này.

Ông Tốt lắc đầu nhẹ như muốn xua đi cái bóng tối ghê rợn đã trùm lên gia đình của ông . Ông nói trong cơn thổn thức không còn cầm lai được.
_“Thôi, anh đi. Cách mạng kêu đi học chừng mười ngày là về thôi…”

Bà Tốt vùng dậy ghì chặt lấy người chồng đang chậm rãi đi vào cỏi chết. Mấy đứa nhỏ cũng òa khóc tức tưởi.
_“Anh ơi! Ba ơi!”

Chiếc áo poncho nhà binh thuở nào lại khoác lên trên đôi vai cong oằn nợ đời. Bóng ông khuất mờ dần trong màn mưa tăm tối…

Anh Cò nhìn thẫn thờ qua khung cửa kính airport terminal. Ánh mắt của người bạn mới quen như rơi vào khoảng không âm u sâu thẳm. Chúng tôi tình cờ quen nhau qua câu hỏi thật đơn sơ đầy Việt Nam tính.
_“Sorry – Anh là người Việt hả?”
_“Yeah! Tui là Việt Nam! “
Thế là rủ nhau mua ly cà phê. Nhấm nháp cho qua thời gian chờ đợi vì thời tiết tệ quá.

Delay. Delay.

Câu chuyện lan man từ Saigon qua Chợ Lớn xuống Bạc Liêu nhảy qua tận Mỹ tới Cali rồi như mọi câu chuyện của người Việt Nam tha hương đều quay về cội nguồn của tất cả khổ đau mất mát và chia lìa.
_“Hồi “giải phóng” anh ở đâu?”

Tôi bất chợt hỏi và anh cũng bất chợt bối rối. Bối rối vì lại phải bới lên từ cái mớ bòng bong rối rắm đầy những máu me thương tích của nhửng điều đáng quên để còn sống tiếp. Bất chợt vì nổi đau vẫn còn mưng mủ lại dâng đầy. Anh nhìn tôi – ánh mắt tràn ngập một nổi buồn.

Tôi củng chợt nhớ lại nhửng ngày tháng tang thương đó của đời mình và chợt lạnh người vì ánh mắt buồn đến buốt giá của anh. Nhớ nhửng đôi mắt của người dân vô tội chết tức tưởi vì hỏa tiển pháo kích của Cộng sản. Nhớ đến ánh mắt trừng trừng của nhửng xác người vượt biên trôi về đất mẹ.Nhớ kinh hoàng nhớ xót xa vì phải nhớ và vì không thể nào quên…

_“Ừ. Ngày đó gia đỉnh tôi từ trên tàu hải quân ở bến Bạch Đằng lại trèo lên bờ. “
Anh bạn tôi lắc đầu nhè nhẹ nửa cười nửa mếu.
_“Ở lại! Từ chết tới bị thương! “

...Thằng Cò đã lớn. Giờ không còn ai gọi anh là Cò nửa. Anh tới Mỷ cùng với ông Tốt để làm lại cuộc đời theo chương trình HO. Ông Mỷ râu xồm nổi tiếng khó tính trong phái đoàn phỏng vấn không ngờ lại dành cho gia đình anh sự thân ái bất ngờ. Ông tiển cả nhà ra cửa với lời nói cảm thông:
_“Welcome to America!”

Thế là anh Cò cuối cùng đã đến nơi mà đáng ra anh đã phải đến từ 15 năm trước! Anh bắt đầu làm lại cuộc đời anh với năm đôla và 2 bộ đồ...

_“Nhưng tui còn có gia đình! Và biết gì nửa không! Tui có Saigon ở đây nè.”
Anh trỏ vào ngực trái và cười.
Bất chợt anh hỏi tôi:
_“Xin lổi nha! Anh có theo đạo Phật không?”
_“Có…”
_“Kinh Phật có giảng về cái địa ngục tên là A-tỳ hay còn gọi là Vô Gián. Gọi là Vô Gián vì tội nhân bị hành phạt không ngừng! Tui thấy nó đang tồn tại trên đời này đó. Địa ngục đó là Việt Nam ngày nay đó!”

…Trên đường về nhà sau buổi học chiều Cò chợt nhìn ra ba nó. Ông Tốt đã được thả về. Hai cha con ôm cứng nhau trong nổi mừng vui vô hạn. Nước mắt lẫn vào nhửng giọt mưa rơi. Đêm đó căn nhà tồi tàn mưa thấm dột qua mái tôn hoen rỉ như ấm lên trong bữa cơm độn khoai đạm bạc dưới ánh đèn dầu tù mù…

Tiếng người nhân viên hàng không vang vang trên loa mời hành khách chuẩn bị boarding. Anh Cò tần ngần đứng dậy bắt chặt tay tôi:
_”Bye ông nha. Tui phải đi thôi. “
_”Bye anh.”

Nắng đã hé qua màn mây úa xám. Chiếc phi cơ vùn vụt cất cánh rồi mờ dần trong hoàng hôn. Như cảnh đời của bao người Việt Nam tỵ nạn…

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

Về Trên Nạng Gỗ - Nguyễn Tất Nhiên

Về Trên Nạng Gỗ

Từ anh cất bước chinh nhân
Nàng làm thiếu phụ thương con xót chồng
Một mùa đông ... chín muà đông
Biên khu cách trở hơn ... đồng giấy xanh
Chín năm làm vợ nhà binh
Đồng lương vợ lính bốn con vẫn cười


Trời làm cho đám mưa rơi
Chín năm ai khiến nụ đời vừa tan ?
Quê hương sầu nát điêu tàn
Hậu phương tiếng hát buồn chan tháng ngày
Giã từ mái tóc thảo ngay
Giã từ vợ lính tháng ngày xanh xao
Nàng làm má rượu gái đào
Phấn son khách cũng cúi đầu nâng niu
Đời trên bạc lắm tiền nhiều
Nhớ đêm đô thị hơn chiều tắm con
Nghe vui kỷ niệm hao mòn
Đương xuân ai để héo hon tuổi đời
Giã từ tình nghĩa anh ơi
Phấn son em đã chọn đời cho thuê


Ngày kia lính chiến trở về
Với nghìn tâm sự cuối nghề đao binh
Về trên nạng gỗ mà nhìn
Chín năm chinh chiến thương mình làm cha
Chín năm chống nạng về nhà
Bốn con trên một tay bà run run
Hỏi nàng, mẹ bảo: theo chồng
Hỏi nàng, con nói: theo ông mất rồi


Hãy cười đi chiến binh ơi
Sá chi dâu biển dưới trời hợp tan
Bao nhiêu đau khổ trần gian
Gởi chàng cho trọn cưu mang kiếp người
Hãy cười đi chiến binh ơI
Trở về nay đã mắt người phế nhân
Đạn thù cắt mất một chân
Vợ tôi nay chọn ngoại nhân làm chồng


Về trên nạng gỗ mà trông
Lô nhô lãnh đạo cong lưng bôn đào
Huân Chương Bảo Quốc đây sao ?
Hôm nay là tội giết bao ... "anh hùng"


Về trên nạng gỗ mà trông
Chín năm chinh chiến đeo tròng ngụy quân
Con thơ nhục nhã đến trường
Ê a phỉ báng máu xương cha mình
Cha "lính ngụy" - con tự nhiên
Thành phần không được ngóc lên làm người
Học vừa đủ biết đọc thôi
Đủ làm gia súc hiểu lời Đảng sai


Hãy cười đi phế binh ơi
Một tay cũng rán mà ... moi củ mì


Từ đây dỗ đói thường khi
Ru con tôi hát não nề ca dao

 

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2010

thơ thiền

Song tiền đối vãn thiên

Phong vân các tự nhiên

Hạc đề cô thanh hưởng

Tiệm tiệm dạ u uyên

 

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2010

Thuyền và Biển - Xuân Quỳnh


Em sẽ kể anh nghe 
Chuyện con thuyền và biển: 

"Từ ngày nào chẳng biết 
Thuyền nghe lời biển khơi 
Cánh hải âu, sóng biếc 
Đưa thuyền đi muôn nơi 

Lòng thuyền nhiều khát vọng 
Và tình biển bao la 
Thuyền đi hoài không mỏi 
Biển vẫn xa... còn xa 

Những đêm trăng hiền từ 
Biển như cô gái nhỏ 
Thầm thì gửi tâm tư 
Quanh mạn thuyền sóng vỗ 

Cũng có khi vô cớ 
Biển ào ạt xô thuyền 
(Vì tình yêu muôn thuở 
Có bao giờ đứng yên?) 

Chỉ có thuyền mới hiểu 
Biển mênh mông nhường nào 
Chỉ có biển mới biết 
Thuyền đi đâu, về đâu 

Những ngày không gặp nhau 
Biển bạc đầu thương nhớ 
Những ngày không gặp nhau 
Lòng thuyền đau - rạn vỡ 

Nếu từ giã thuyền rồi 
Biển chỉ còn sóng gió"

Nếu phải cách xa anh 
Em chỉ còn bão tố

4-1963 

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010

Ngục Tù Phạn - Tuệ Sỹ

Phụng thử ngục tù phạn
Cúng dường Tối Thắng Tôn
Thế gian trường huyết hận
Bỉnh bát lệ vô ngôn.

Tạm dịch:
Cung kính dâng cơm tù
Xin cúng dường Đửc Phật
Thế gian dài huyết hận
Nâng bát lệ không lời

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2010

Hư Ảo Trăng

Hư Ảo Trăng
-  Nguyên Sa


Hư ảo nào như hư ảo trăng 
Em đàn cung nguyệt hát cung vân 
Ta về đúng lúc đêm đang tới 
Tìm thấy trong thơ chiếc nguyệt cầm 

Hư ảo nào như hư ảo mây 
Em cười trong nắng, áo trong tay 
Thơ trong tà áo, em trong gió 
Ta nhớ mơ hồ mây trắng bay 

Hư ảo nào như hư ảo em 
Tiếng cười khua động những thân quen 
Đời xưa ta nhớ mây tiền kiếp 
Còn lúc bây giờ ta nhớ em 

Hư ảo nào như hư ảo ta 
Xòe tay năm ngón động âm ba 
Nhìn quanh bất trắc cao thành núi 
Đứng tựa vai làm tri kỷ xưa 

Hư ảo nào như hư ảo trăng 
Trời đưa ta tới chỗ em nằm 
Em như huyền hoặc, đời như mộng 
Ta ngả lưng làm một giấc trăng.

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2010

Chưa bao giờ buồn thế

Cung Trầm Tưởng

Lên xe tiễn em đi 
Chưa bao giờ buồn thế 
Trời mùa đông Paris 
Suốt đời làm chia ly

Tiễn em về xứ mẹ 
Anh nói bằng tiếng hôn 
Không còn gì lâu hơn 
Một trăm ngày xa cách

Ga Lyon đèn vàng 
Tuyết rơi buồn mênh mang 
Cầm tay em muốn khóc 
Nói chi cũng muộn màng

Hôn nhau phút này rồi 
Chia tay nhau tức khắc 
Khóc đi em. khóc đi em 
Hỡi người yêu xóm học 
Để sương thấm bờ đêm 
Đường anh đi tràn ngập lệ buồn em...

Ôi đêm nay 
Chưa bao giờ buồn thế 
Trời mùa đông Paris 
Suốt đời làm chia ly

Tàu em đi tuyết phủ 
Toa anh lạnh gió đầy 
Làm sao anh không rét 
Cho ấm mộng đêm nay 
Và mơ ngon trên khắp nẻo đường rầy !

Trời em mơ có sao 
Mình anh đêm ở lại 
Trời mùa đông Paris 
Không bao giờ có sao

Trời mùa đông Paris 
Chưa bao giờ buồn thế !

Mùa thu Paris

Cung Trầm Tưởng

Mùa thu Paris 
Trời buốt ra đi 
Hẹn em quán nhỏ 
Rưng rưng rượu đỏ tràn ly

Mùa thu đêm mưa 
Phố cũ hè xưa 
Công trường lá đổ 
Ngóng em kiên khổ phút, giờ

Mùa thu âm thầm 
Bên vườn Lục-Xâm 
Ngồi quen ghế đá 
Không em buốt gía từ tâm

Mùa thu nơi đâu ? 
Người em mắt nâu 
Tóc vàng sợi nhỏ 
Mong em chín đỏ trái sầu

Mùa thu Paris 
Tràn dâng đôi mi 
Người em gác trọ 
Sang anh, gót nhỏ thầm thì

Mùa thu không lời 
Son nhạt đôi môi 
Em buồn trở lại 
Hờn quên, hối cải cuộc đời

Mùa thu! mùa thu 
Mây trời âm u 
Yêu người độ lượng 
Trông em tâm tưởng, giam tù

Mùa thu !... Trời ơi ! Tình thu !

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2010

Hai mưoi lăm năm trước ngày 1 tháng Tám năm 1985

Tưởng nhớ người anh Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch.

Hai mươi lăm năm về trước có những người anh hùng đất Việt trở về Tổ quốc mưu cầu giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của một lủ súc vật khát máu bán nước. Đại cuộc chưa thành than ôi các anh đã bị bọn quỷ đỏ sát hại.

Hai mươi lăm năm sau sự hy sinh của các anh đã thực chứng cho niềm tin về tự do của dân tộc. Bọn gian trá ngụy quyền Hà Nội kia đã bị lột mặt nạ. Chúng nó lộ nguyên hình là một lũ giun sán đục khoét đất nước hút máu dân nghèo. Nhửng kẻ tự quét lên mặt mủi phấn cách mạng son giải phóng kia chẳng qua chỉ là những thằng ma cô nhửng con điếm bẩn đem bán rẻ Tổ quốc thiêng liêng cho bọn chệt cộng ghẻ lở.

Hai mươi lăm năm sau tưởng nhớ các anh những người anh thương quý…

Le Pont Mirabeau - Cầu Mirabeau

Một bài thơ tình rất cũ nhưng tuyệt vời
Mỗi lần đọc lại là một lần nhớ đến tuổi trẻ đã qua rồi

         Le Pont Mirabeau
Guillaume Apollinaire (1880 - 1918)

Sous le pont Mirabeau coule la Seine
            Et nos amours
       Faut-il qu'il m'en souvienne
La joie venait toujours après la peine
 
     Vienne la nuit sonne l'heure
     Les jours s'en vont je demeure
 
Les mains dans les mains restons face à face
            Tandis que sous
       Le pont de nos bras passe
Des éternels regards l'onde si lasse
 
     Vienne la nuit sonne l'heure
     Les jours s'en vont je demeure
 
L'amour s'en va comme cette eau courante
            L'amour s'en va
       Comme la vie est lente
Et comme l'Espérance est violente
 
     Vienne la nuit sonne l'heure
     Les jours s'en vont je demeure
 
Passent les jours et passent les semaines
            Ni temps passé 
       Ni les amours reviennent
Sous le pont Mirabeau coule la Seine
 
     Vienne la nuit sonne l'heure
     Les jours s'en vont je demeure



The Mirabeau Bridge
(bản Anh ngữ - Richard Wilbur)

Under the Mirabeau bridge flows the Seine
And our loves 
Must I remember them
Joy always followed after pain 

Let the night fall and the hours ring
The days go away, I remain

Hand in hand let us stay face to face
while underneath 
the bridge of our arms passes
the so-slow wave of eternal looks

Let the night fall and the hours ring
The days go away, I remain 

Love goes away like this flowing water
Love goes away
How slow life is
How violent hope is 

Let the night fall and the hours ring
The days go away, I remain 

The days pass and the weeks pass
Neither past time 
Nor past loves return
Under the Mirabeau bridge flows the Seine

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2010

Viết từ đồng bắp 5

Đầu năm khai bút

Một mùa Đông nửa lại đến. Năm nay tuyết chỉ lất phất rơi. Những hoa tuyết tí hon xoay xoay trong gió rồi nhanh chóng tan vào đồng cỏ bao la. Nhửng luồng gió thổi từ Bắc Cực tràn xuống phương Nam mang theo hơi hướng của bà chúa Đông băng giá. Lạnh lắm. Đốt them bao nhiêu củi củng không làm ấm hơn lên như mọi năm.

Năm nay nghỉ phép cả hai tuần từ trước Giáng Sinh cho đến Tết Tây thế mà chẳng viết lách được gì. Cứ nằm phểnh ra nhìn lên trần nhà suốt ngày. Phải chi có mấy chú thạch sùng mà ngắm thì đỡ buồn nhỉ???

Đêm nay, hàn độ xuống đến 9oF tương đương -12.77oC. Đang ngổi thừ nhìn lò sưởi – ánh lửa bập bùng - tiếng củi cháy lách tách – mùi gổ hăng hăng – thì vợ bảo muốn ăn khoai lang tây vùi tro nóng thì bà ấy làm cho làm mình chợt nhớ ông nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.

Nhà thơ ngục sỹ từng viết nhửng thứ tầm thường như củ khoai hà nhím (khoai bị sâu) củng được “lên đời” lên hương nhờ đảng mó bàn tay “nông ná” vào. Mình kể cho vợ nghe khiến bà ấy cười rúc rich. Chị hai phán ngay – ông già, ông ăn khoai này đừng khen ngon nhá. Khéo lại bảo khoai mất trinh (bị đảng mó vào). Cười lục khục ầm lên khiến hai anh cu con đang ngáy gần đó củng mở mắt cười hùn. Con tớ chính thị phó thường dân Nam bộ. Lúc nào củng nhe răng cười được. Cái trò này tớ khoái vì khi chúng thức bao giờ cũng toe mồm ra cười. Xinh lắm.

Khoai sùng thành vô giá trong tù nhờ bàn tay đảng. Hay thật. Đảng tài thật đấy. Thế nhưng ông nhà thơ chưa thấy những thứ vô giá lại nhờ đảng thành ra vô.. giá trị. Thí dụ như lòng yêu nước của dân chúng chẳng hạn. Có quý không? Có vô giá không? Ấy thế mà đối với đảng thì lòng yêu nước chỉ có giá khi buộc phải dính thêm cái mẩu thừa ghẻ lác “iêu chủ nghĩa sở hụi”! Chưa hết đâu nếu đụng vào cái đề tài nhạy cảm “mu-chồ taboo” – chunkua xâm lăng – thì alêhấp cái “tình dân mênh mông”(*) kia phải dẹp qua một bên. Nếu tớ là cái anh chệt ma bùn hujintao kia chắc tớ cũng phải kêu – tao đâu cần chúng mày brown-nose đến thế!!! Tớ xài đở tiếng mẽo vậy - đếch biết các ku khựa có chử nào xài cho trường hợp rất ư là… hũ hóa này.

Dân mình hay kêu các đ/c chun…ương (not chunkua, yet) đều là con của boác. Nếu như đi tu có pháp danh là Thích thì đi nàm đầy tớ cho nhăn răng (nhân rân) thì phải có bí danh chung là “Chín Nụa”.  Có vậy mới giống boác! Khi boác “đột ngột chuyển sang từ trần” thì tờ di chúc có phê là boác đi gặp kụ Kác-mát và kụ Nê-ninh. Tại sao boác không đi gặp choa mí lị moá dưới chín suối mà đi gặp hai ông tây cà-lồ râu xồm mắt xanh mũi lỏ? Kỳ bí thế!! Ậy nhưng boác nói thật lòng đấy. Boác biết cái cõi đi dzề của boác phải cùng chổ của các ông mang lại “độc lập-tự do-hanh phúc” cho nhân loại chớ người "tầm thường" không có công với kách-mệnh như choa/móa thì gần sắp có tiêu chuẩn vào chổ này nhá. Các đấng kao kấp như hai kụ vừa kể rồi thêm ông xít-ta-lin rồi ông vừa-hít-vừa-le rồi kụ “nông” nửa nhé. Có điều hơi loạ là các kụ kể ra đây kụ nào cũng râu từ râu rìa tới râu kít mũi trừ một kụ tên “nông” mà mặt mũi lại trơn lu. Kụ này hay nói xuôi làm ngược nên chi tên là “nông” mà phải hiễu kụ nà nô-he. Okay!!! Cái chổ này hưởng theo cấp nha. Free kùm free chảo dầu sôi free everything ....

Đang nhấm mẩu khoai… chẳng mấy gì “ngon” chợt nghỉ sao không viết lại chuyện này. Sang năm giở ra xem lại chắc thú lắm.

* "tình dân mênh mông" hay dân gọi là "tiền dân mênh mông xài sướng thí mother" là một tác phẩm "ngon" trong văn học xứ Lừa - quên choa nó tên tác giả rầu...