Thứ Năm, 27 tháng 12, 2007

Vài lời tâm sự với anh Phạm hồng Sơn - tác giả Bạc Liêu

để bày tỏ tình liên kết của người Việt hải ngoại đối với các anh em dân chủ quốc nội, anh Bạc Liêu - một người bạn của tôi ở Tudovis Forum, đã viết 1 một đoản văn rất cảm động cho anh Phạm Hồng Sơn. Vừa rồi anh Sơn đã bị tấn công bời những tên TLers (xin tìm trên x-cafevn.org forum) vì anh tham dự cuộc biểu tình 16/12/2007 chống Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa - Trường Sa. Bộ mặt phản quốc hại dân của csvn không còn che dấu được nửa...

Vài lời tâm sự với anh Phạm hồng Sơn.

Trời bên âu châu bắt đầu trở lạnh , những đàn chim trời cuối cùng , đang cánh bên cánh cùng nhau bay về phương Nam , tìm về miền nắng ấm , chúng liên hồi kêu riu rít , như nhắc nhở , như đốc thúc đồng lọai , còn sót lại trên những cánh đồng cỏ đã úa vàng vì cái lạnh. Những con chim từ dưới bay lên cũng cất tiếng kêu như vui mừng rối bay vào nhập đàn , cả một vùng trơi` rộn rả tiếng cũa những con chim cánh bên cánh như tay trong tay bay về miền đất hứa.

và ở bên kia bờ đại dương quê hương cũa tôi , cũa anh cũa 83 triệu người dân Việt , có nhiều người trăn trở cho mệnh nước , trước hiểm hoạ cũa kẻ thù từ phương bă´c , họ cũng ríu rít gọi nhau , tụ tập lại thành dòng , họ đi , họ kêu , họ khóc ,họ chia nhau trái tim cũa họ , họ chia nhau từng ngụm nước , mẫu bánh mì nho nhỏ họ đau cho nổi mất nước cận kề , nhưng họ kiên cường như những kẻ sĩ , dòng người như muốn đánh thức lương tri cũa những kẻ đang cầm cân nảy mực , những kẻ đang nắm vận mệnh cũa đất nước những kẻ đã và đang tiềp tục bán nước , và họ muốn trực diện nói vơi kẻ thù , để nói rằng dân tộc VN không hèn , và trong dòng người đó có anh.

Nhưng dòng người đó cũng có những con hai chân , tôi không gọi là người vì họ không có trái tim , họ vì bổng lộc , họ vì quyền lợi mà cha ,ông họ đem lại qua việc bán nước , bán dân , nhưng lúc nào họ cũng muốn chứng tỏ cho lòai người thấy họ đáu thua kém gì ai , cũng yêu nước , cũng xuống đường phản đối kẻ thù phương bắc , nhưng họ muốn độc quyền, từ là những kẻ bán nước , bây giờ họ muốn độc quyền tiềp tục ,kể cả cái quyền yêu quê hương , dân tộc , họ muốn tô son điểm phấn cho bộ mặt trơ trẻ cũa cũa cha, ông họ :Cho nên họ đã sỉ vã anh , họ giật cái biều ngữ trên tay xuống , họ không muốn cho anh nói như đồng lọai cũa họ đã bịt miệng không cho Cha Lý nói trong phiên tòa ô nhục vừa qua. Cha Lý không được nói nhưng cái tấm hình nó đã nói lên hết rôì , anh không được nói , nhưng dòng chử những bản tin nó đã đi khắp thế gian.

anh Sơn ạ anh không cô đơn đâu , anh có những người bạn đồng hành tuyệt vời như chi Nhân , anh Đaì , anh Tòan ,anh Bình , và còn nhiều người khác nữa đang âm thầm tranh đấu cho một quê hương tươi đẹp. Một xã hội công bằng.

Hai đêm vừa qua , tôi cũng ngủ rất ít tôi nôn nóng xem hình ảnh cũa cuộc biểu tình , tôi muốn chia sẽ nhịp tim cũa tôi với những bạn trè yêu nước , những người tim đập thính thịch khi họ dương biểu ngữ trước tòa lãnh sự Trung cộng.

và bây giờ tôi ,anh và bao nhiêu người ở hải ngọai biết thật rõ :

Trong cuộc biểu tình vừa qua có nhiều người yêu nước và nhiều con hai chân yêu bọn bán nước. chúng hành sử còn thua bầy chim bay về phương nam.

Germany 17/12/2007 Bạcliêu

Đôi điều muốn ngỏ cùng nhau - tác giả TSCS

xin mạn phép được giới thiệu một bài viết rất súc tích cùa anh TSCS khi anh trả lời một tên công an văn hoá mạng về sự độc quyền yêu nước của đảng csvn

Đôi điều muốn ngỏ cùng nhau

Tôi thấy có nhiều người trách người khác tại sao chỉ nói ra cái xấu, cái dở của nước mình. Hẳn nhiên là thứ gì cũng có hai mặt, nước ta trong hơn thập niên qua cũng đạt được một ít thành tựu so với những thập niên 50-80 ngoài Bắc và 75-85 trong Nam, nhưng những cái xấu, cái dở thì vẫn còn quá nhiều, sao lại không nói ra? Còn lý do chỉ nói mặt xấu mà không nói mặt tốt thì đơn giản quá, những mặt tốt đã được sáu trăm tờ báo dưới sự kiểm soát của Đảng ta tung hô, phóng đại ra và tuyên truyền ra rả suốt ngày suốt tháng rồi, cần gì ai khác phải nói nữa; mà nếu có nói thì chẳng qua cũng là nhai lại mà thôi, chỉ làm sướng cái lỗ tai thích nghe lời khen chứ có ích gì đâu.

Họ lại đưa ra luận điều rằng nhiều nước khác cũng hơn gì ta, tham nhũng, áp bức, độc tài, những vấn đề đó các nước xung quanh ta đều có – và từ đó họ kết luận nếu nước ta cũng có tham nhũng, áp bức, độc tài thì cũng thường thôi, hà tất phải tranh đấu làm chi. Tôi thật chẳng hiểu họ suy nghĩ theo kiểu gì, họ là người Việt hay là người Thái Lan, Nam Dương hay Phi Châu? Tham nhũng, độc tài ở Thái Lan, Nam Dương hay Phi Châu là chuyện của người dân Thái, dân Nam Dương, dân Phi Châu còn tôi và họ đều là người dân nước Việt, phải quan tâm đến vấn đề tham nhũng, độc tài, áp bức, bất công ở nước Việt, những thứ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bản thân, gia đình và tương lai đất nước, dân tộc chúng ta trước tiên chứ?

Tệ hơn nữa, họ chụp mũ cho những người vạch ra cái xấu, cái dở, cái kém của nhà cầm quyền, của đất nước, của dân tộc là không yêu nước, là phản bội tổ quốc, là hạ lưu vô văn hóa! Thật là một thủ đoạn đê hèn mà một số ai đó – cũng không cần phải nêu ra cụ thể làm gì, vì ai cũng biết là ai đấy rồi – vẫn thường sử dụng từ xưa đến nay. Họ không hiểu (hoặc có thể họ ngầm hiểu nhưng không tiện nói ra) rằng chính họ mới không đáng được gọi là người yêu nước, hoặc ít nhất là họ yêu nước không đúng cách. Một con người chân chính phải biết theo đuổi điều tốt, điều đúng, chống lại cái xấu, cái sai, và một người yêu nước là người căm ghét cái xấu ở chính đất nước mình hơn cả: “The true patriot hates injustice in his own land more than anywhere else” (Clarence Darrow). Vậy một người yêu nước phải là người mạnh mẽ vạch trần, lên án, bài trừ những cái xấu, cái dở của đất nước mình trước hết, và chống lại những mặt xấu đó mạnh mẽ hơn hết. Chứ ca ngợi công ơn của Đảng: “sướng vui có Đảng tiền phong, có Đảng ngời ánh thái dương...” thì mới là yêu nước hay yêu XHCN mới là yêu nước sao? Vậy trước khi ông Hồ đem lý thuyết CS từ Nga, từ Tàu vào Việt Nam thì dân tộc VN không có người yêu nước, và một mai khi đảng CS không còn trên đất nước này thì sẽ không còn người nào biết yêu nước nữa hay sao ? Nực cười!

Một lần gặp Dalai Lama

Từ em dặm trải quan san
Hoa vàng núi thẳm sương mù trắng dâng…

Mùa Thu vừa chớm. Những lọn tóc dịu dàng của gió mơn man trên những cành lá đang độ thay màu. Lá thu vàng úa. Lá thu cháy rực. Như nổi buồn trước nhân thế hưng vong. Nẳng thật nhẹ nhàng và như tinh khiết hơn. Mùa thu vừa nhẹ bước len vào hồn gã lưu vong. Mùa thu choáng ngập lòng với bao nhiêu là xáo trộn. Mùa thu với vẽ đẹp chân phương kiều diễm đã cắm sâu vào tim người một nhát dao đau ngọt. Gã lưu vong gục ngã trên thảm lả khô giòn tan. Hẳn chết khi tim vẫn còn đập bồi hồi. Mùa thu ơi. Cái tâm hồn mỏng mãnh của đứa trẻ ngày mới lớn năm xưa vẫn còn đó mà bao ngây thơ đã hoen ố tự bao giờ…

Vị Dalai Lama già. Lưng đã còng với tuổi đời chồng chất. Ông bắt đầu giảng giải về nhân sinh và giải thoát. Những minh triết âm vang trong không gian. Gã tỵ nạn già còng lưng đầu cúi thấp - ráng để lắng nghe - khi lòng còn thổn thức nổi đau mỗi độ thu về.
Quê hương Tibet của vị Dalai Lama bị bọn Chệt xâm lăng. Bao giờ ngài mới về được cố hương. Cố hương ở nơi mô?

Quê hương gã lưu vong cũng thế. Ở nơi đó, địa ngục Atỳ Đỏ dựng bởi những con quỷ xưng danh cộng sản đang thiêu đốt những gì quý báu nhất của truyền thống tộc Việt. Đi về đâu?

Bầu trời thu rất cao và rất xanh. Không một vẩn mây ngăn trở. Lối mòn qua rừng cây đã ngập tràn xác lá. Đoàn tăng lữ thanh thản cất bước lên đường. Gả lưu vong già vẫn còn nằm nguyên trên thảm lá. Mắt ngước nhìn lên. Những vòm lá thưa thớt. Lá vàng úa. Lá cháy rực..

Cần có một tấm lòng

giửa những ngày đấy ắp những sự kiện nhức nhối mà phải lặng thinh cắm đầu trong công việc thật quá khổ. cầu Cần Thơ đang xây lại sập. bao nhiêu con người mang thân ong kiến thấp cổ bé miệng bị vùi dập dưới đống đổ nát. phật tử tăng ni Miến Điện xuống đường tuần hành cho tự do một cách ôn hòa lại bị bắn giết. và một tin buồn - rất buồn cho cá nhân tôi – là thầy Tuệ Sỹ đã không còn trong hàng ngũ của GHPGVNTN…

vẫn biết sống một ngày là khó một ngày. sống sao cho thật - thật là khó. trong cỏi Ta Bà chân giả khó phân tà chánh khó lường. ngày nghe elvis phương và rồi thêm nhiều ca sỹ như duy quang chẳng hạn về VN sống để hát phụng vụ cho bạo quyền tôi thấy ngán cho tình đời đen bạc. mới ngày nào các anh chân ướt chân ráo lết tới bến bờ tự do sau nhửng cuộc trốn chạy cs đánh đổi bằng tánh mạng. ngày nay khi có được tấm giấy mang quốc tịch HK thì vội vã quay về phụng vụ cho cái chế độ bạo tàn mà mình từng trốn tránh.

đọc nhửng lời huấn dụ của thầy Quảng Độ mà buồn. thầy nói nhẹ nhàng mà sao nghe như dao cắt. thầy Tuệ Sỹ đã bỏ qua ngày gông cùm tù đày đã quên chăng bao nhiêu tăng ni vô danh bị sát hại vì lũ ngạ quỹ vô thần.

lòng tôi chợt sáng khi nghĩ về những người lính VNCH đã hy sinh đến cùng tột của khổ đau và mất mát. ngày cuối tháng Tư 1975. khi đồng minh trơ trẽn nuốt đi lời cam kết cuội. khi lảnh đạo quốc gia với những tên tuổi nhơ nhớp như thiệu kỳ vội vã tay xách valise đầy ắp dollar hột xoàn ‘zulu’ êm ả ra khỏi Saigon. thì ở Xuân Lộc lính sư đoàn 18, Biệt Động Quân, Nhảy Dù, Cảnh sát, Địa Phương Quân, Biệt Cách 81, pháo binh, thiết giáp đã ở lại với vị chủ tướng Lê Minh Đảo đánh trận chót hào hùng. những người lính thường này đã làm nên lịch sử một cách âm thầm. không có họ, những gã phạm duy, elvis phương, duy quang, trịnh công sơn đã không có cơ hội để làm nên tên tuổi như những ngôi sao, những tên lưu manh như nguyễn cao kỳ, íck kỹ như nguyễn văn thiệu đã không thành lũ chính khách ba xu…

như thế sống trong đời sống cần có một tấm lòng. lòng trung trinh với Tổ quốc và với đồng bào. như thế ngày nhắm mắt lìa đời sẽ không hổ thẹn với lòng. vì đã sống như một người lính thường không bỏ trận.

viết trong đêm 29 tháng Tư năm 2004 để tưởng niệm về nhửng hy sinh vô tận của người lính Việt Nam Cộng Hòa


Giử vững niềm tin

Ba mươi năm rồi kể từ những ngày tự do hiếm hoi của người Việt Nam chìm dần trong cơn hấp hối. Chúng ta chỉ còn lại một mình. Đơn độc. Thân xác đầm đìa máu me thương tích. Vẫn tiếp tục cuộc chiến đấu dù cán cân quá lệch.

Người Mỷ đã rủ bỏ những lời hứa hẹn lớn lao của một siêu cường. Người Việt Nam vì lòng yêu tự do đã đổ máu chống Cộng sản cho cả thế giới tự do được tự do sống an lành và phát triển. Nước Mỷ an tâm ra đi khi nước cờ chiến lược mới đã vào thế trận.

Những ngày cuối cùng của tự do. Lửa hừng hực đỏ. Vàng thau không còn lẫn lộn. Bộ mặt giả của đồng minh rơi xuống. Tàn tệ. Xấu xa. Bộ mặt thật của những lảnh tụ thề sống chết với đồng bào chiến sỷ lộ rỏ. Nhơ nhớp. Gớm ghê. Và những người lính Việt Nam Cộng Hòa dũng cảm đứng lên dựng nên một bức thành mỏng manh cản ngăn làn sóng đỏ hung tàn cuồng nộ. Những người lính cô độc nhất lịch sử. Giặc đâm đàng trước và bạn đâm đàng sau. Vẫn chiến đấu đến giờ phút cuối cùng trong cơn bàng hoàng của người nhận ra mình đã bị bức tử. Vẫn hiên ngang giáng cho quân thù trận đòn Xuân Lộc đau đến “rên mé đìu hiu”. Những chiếc T-54 cháy đỏ ở khu Nguyễn Văn Thoại - bệnh viện Vì Dân là câu trả lời cho lủ giặc khát máu. Và cả cho cái thế giới tự do ích kỷ kia.
Tấn tuồng đẩm máu đã hạ xong màn đầu. Bây giờ người còn ở lại hay kẻ đã thoát đi đang ngậm ngùi đau đớn. Nước mắt oan khiên tiếp tục chảy trên miền Bắc và lại bắt đầu chan hòa trên mắt trên môi của miền Nam.

Người Mỷ nói – The winner takes all. Cộng sản vào Nam. Vênh váo cái vẻ thằng mán về thành. Vơ vét. Cướp đoạt. Người sống trong cư xá không quân Tân Sơn Nhất, trong thành Ông Năm bị đuổi ra tay không. Bi thảm. Nước mất nhà tan. Những người lính Việt Nam Cộng Hòa thân thể còn mang nặng chiến thương đẫm máu bị đuổi ra ngoài Tổng Y Viện Cộng Hòa. Lê lết. Đắng cay.
Người Việt Nam nói - Được làm vua, thua làm giặc. Những người đồng minh củ gìờ cũng hòa giọng với những kẻ chiến thắng. Truyền hình Mỷ nói, “Chúng nó mất tự do vì chúng nó không chịu chiến đấu”. Ngài tổng thống Hoa Kỳ đồng ý, “Yes”. Báo chí truyền hình Mỷ Pháp thay nhau trút hết mọi thứ tệ lậu trên đời lên đầu người lính Việt Nam Cộng Hòa - kẻ bị bức tử mang thân thể vẫn còn đang ứa máu. Người Việt Nam chợt nhớ câu ca dao - Bậu gieo tiếng dữ cho vừa bậu đi. Phủi xong cam kết. Rũ sạch nghĩa tình.

Và dĩ nhiên còn ai cao giọng gầm thét hơn những con quỷ đỏ Hà Nội. Chúng ví von Saigon là cái chổ xấu xa nhơ nhớp nhất của một con điếm bán mình cho Mỷ. Thế mà cán bộ từ cao tới thấp của cả miền Bắc sùng sục “tranh đấu” để được đi vào Saigon. Đi vào cái ổ nhơ nhớp. Vào, Vơ, Vét, Về. Miền Nam cười tủm tỉm. Khi những người chiến thắng miền Bắc vào thăm gia đình trong Nam xin xỏ cái này cái nọ. Mỷ xấu lắm nhưng đồ Mỷ tốt lắm! Miền Bắc cười hận. Vì nhận ra mình đã bị một quả lừa ngoạn mục. Hy sinh giải phóng miền Nam để thấy trong Nam chẳng ai muốn mình vào “giải phóng”, để thấy mình chết dở sống dở vì cái lý tưởng phi nhân, và để thấy cảnh cung tàn điểu tận đang đến rất gần.

Ba mươi năm rồi kể từ ngày cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Lớp phấn Cách mạng son Giải phóng sớm phai trên bộ mặt nung núc của lê duẫn và bọn đồng đảng. Thi đua tha hóa và hũ hóa. Thi đua bóc và thi đua lột. Dân đói dân nghèo hy sinh cả tánh mạng cho Đảng ta xây riêng thiên đường Cộng sản. Các đảng viên cao cấp tha hồ “làm theo năng lực - hưởng theo nhu cầu”. Ai cũng biết “anh ba” lê duẫn có bao nhiêu vợ. Ai cũng biết võ văn kiệt có bao nhiêu dollar để bên Thụy Sỹ. Và không ai “care” có bao nhiêu là kẻ không tên nhắm mắt cho con gái đi làm điếm, con trai đi ăn cắp vặt hầu có chút tiền mua khoai ăn qua cơn đói.

Cán bộ Đảng nói – “Đê-em-mờ dân”. Nghe thật là sướng. Lâu lâu mới nghe Đảng nói thật một lần.
Chúng ta ra đi. Những con đò mỏng manh trên biển Đông dẫy đầy bất trắc. Hải tặc. Bảo tố. Cá mập. Đói khát. Bốn người đi – Hai người nuôi cá - Một đứa má nuôi – May còn có đứa con “lucky” qua tới bến bờ tự do đi làm gửi tiền về nuôi má. Thần chết ăn quen trên những xác thân mang dòng máu Việt. Khoái trá. Thỏa thuê.

Những người Việt Nam Cộng Hòa thoát chết từ các trại tập trung cải tạo nhờ Đảng ta trí tuệ hơn người. Nga Xô và Trung Cộng còn thua xa. Bọn quan thầy chỉ biết giết. Đảng ta hơn hẳn các đồng chí anh em. Giết làm gì. Giam làm lao nô. Chờ ngày mua bán mặc cả.

Trời vẫn không phụ người lành. Chút hối hận trong lòng chăng? Hay là một siêu chiêu trong nước đi cờ mới mà siêu cường lại ra tay cứu nhửng kẻ bị bỏ rơi hơn mười lăm năm về trước! Người tù cải tạo lần lượt ra đi làm lại cuộc đời trong lứa tuổi về chiều. Nước mắt lại tuôn trào. Người Việt Nam dể khóc dể cười lại chân thành cám ơn đùm bọc. Và ta lại dựng xây. Những Little Saigon mọc lên đây đó. Cho những bước chân Việt Nam lạc loài tha hương tìm về dựng xây mái ấm. Cho những chè Hiển Khánh, bánh tôm Tây Hồ, bún bò mụ Rớt, cơm tấm Thuận Kiều, phở tái Pasteur mang về hồn non nước củ.

Tự đó, lá cờ vàng xinh đẹp lại phất phới bay trong hồn Việt Nam tỵ nạn. Màu vàng thiêng liêng của da Việt. Màu đỏ thiêng liêng của máu Việt. Bất diệt. Vĩnh cửu. Nhớ ngày ba mươi năm trước khi lá cờ thương yêu đó bị vùi dập nơi nơi thì tại Paris - thủ đô của lủ “loài người tiến bộ” phản chiến – anh Trần Văn Bá đã hiên ngang phất lên trong lời hiệu triệu: Chúng tôi vẫn còn đây! Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn đây! Thật là oai dũng.

Thế trận đã đổi. Giờ đây chúng ta lại cô đơn hơn bao giờ hết. Chúng ta không còn đồng minh cũng không còn bè bạn. Bạn bè cũ giờ tay bắt mặt mừng với kẻ thù của nhân dân ta. Chính khách bản địa quen thói vờ vịt hứa lèo mong kiếm dăm lá phiếu và chút tiền ủng hộ. Vừa xin phiếu xin tiền vừa đu dây với Vẹm! Cộng sản mua chuộc bọn hám danh hám lợi về nước đóng trò con rối. Những tên Cộng sản nằm vùng lục tục kéo nhau xuất đầu lộ diện. Những mong thêm một lần nắm cổ chúng ta mà hút máu!

Kẻ thù – ta đã nhận rõ. Cộng sản không còn che đậy nổi sự nhơ nhớp tanh hôi cùng mưu đồ hung hiễm. Đãt đai biển trời Tổ quốc thiêng liêng nay chúng ký kết dâng cho bọn quan thầy Trung Cộng. Moi móc tài nguyên nhân lực quốc gia ra rao bán. Người Việt đem thân đi làm lao nô cùng khắp thế giới.

Điều đáng sợ nhất đối với Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân dân Việt Nam nhìn ra tội ác của chúng! Giờ thì chính đảng viên cũng giật mình phản tỉnh! Đảng viên Cộng sản già nua đang gào lên nhửng lời kêu thê thiết! Tội lắm thay, nhửng kẻ nhận ra tay mình vấy máu đồng bào khi đã gần địa ngục và đã rất xa trời! Ăn năn sám hối dẩu có muộn vẫn còn hơn không. Nội bộ tranh nhau đấu đá giành ăn. Nào là võ nguyên giáp nào là lê đức anh. Nhân dân Bắc Nam giờ đã rõ ai chánh ai tà. Bọn Cộng thực đã không có sự Nhân hòa.

Bọn Tàu ô mộng bá chủ phương nam vẫn còn canh cánh. Chiếm xong các yếu điểm chiến lược biên giới Hoa Việt. Phong tỏa biển Đông chiếm Trường Sa Hoàng Sa. Mở rộng lảnh hải về phía Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam trong cố gắng gìn giử nền chuyên chính độc tài đã mở đường cõng rắn cắn gà nhà. Khi Trung Cộng thanh toán xong Đài Loan chắc chằn Việt Nam sẽ là con mồi kế tiếp. Các nước khác tranh thủ trục lợi kiếm ăn trên một quốc gia đang trên bờ bực thẳm. Đó là luật chơi quốc tế. Trục lợi tới cùng. Ở đâu có kên kên ở đó có sự chết. Thế Địa lợi của Cộng đảng đang là thế tử địa.

Bọn ác sát từ hồ chí minh đến nông đức mạnh tay nhuộm máu dân lành. Hàng triệu triệu oan hồn từ Nam chí Bắc đang thét lời đòi trả mạng. Nhân mạng là thiêng liêng. Trời đất tạo ra con người để thương yêu để hòa hiệp nhịp sống an hòa của vũ trụ. Thế mà bọn chúng tàn hại sinh linh không gớm tay.
Câu nói “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn” đã nói hết cái dã tâm tàn độc của tên hồ chí minh. Những xác đàn bà trẻ con bầm dập tan nát vì đạn mìn Cộng sản trên đường di tản chiến cuộc là bằng cớ xương máu. Có ai quên được bao nhiêu người bị chôn sống ở Huế năm Mậu Thân. Diệt tăng, hủy chùa, bắt bớ tín đồ. Giam cha xứ, đánh mục sư, chiếm tu viện. Hủy thai nhi đem làm thuốc trường sanh. Tội ác lũ Cộng nô đã viết bằng máu khắc bằng xương dân đen vô tội. Nước nào tẩy hết được tanh hôi.

Thiên thời đã chuyển về tay nhửng người Việt Nam yêu tự do dân chủ.

Ba mươi năm về trước phần đất tự do còn lại của người Việt đã bị vùi dập dưới làn sóng đỏ man rợ. Từ trong đám tro tàn đổ nát, hy vọng đã vươn lên. Mầm sống của dân tộc đã nẩy nở. Chúng ta sinh tồn và lớn mạnh bất chấp sự vùi dập ám toán của kẻ thù. Dẩu rằng mưa bảo còn hoành hành, những cánh “Hoa Địa Ngục” đã vươn lên mạnh mẻ.

Các bạn thân mến của tôi ơi, hãy giử vững niềm tin. Giử vững niềm tin cho cuộc đấu tranh giành tự do cho Tổ quốc!

một truyện rất ngắn

câu chuyện của một người Việt tình cờ quen trên đường khiến tôi không thể không viết lại. làm sao mà không thấy được đâu đó một mảnh đời mình trong nước mắt một ngày mưa

Chuyện kể trong một ngày mưa

...Tháng sáu – trời mưa. Những cơn mưa rất buồn. Mưa tầm tã đưa cơn lạnh xuyên thấu tâm cang. Bà Tốt ứa nưóc mắt bên mâm cơm còn gần như nguyên vẹn. Ba đứa con còn nhỏ quá chắc chưa biết gì về cuộc phân ly này. Bà đâu biết thằng Cò đã mang máng hiểu ra điều đau đớn sắp xảy ra cho cái gia đình thanh bạch nghèo nàn này.

Ông Tốt lắc đầu nhẹ như muốn xua đi cái bóng tối ghê rợn đã trùm lên gia đình của ông . Ông nói trong cơn thổn thức không còn cầm lai được.
_“Thôi, anh đi. Cách mạng kêu đi học chừng mười ngày là về thôi…”

Bà Tốt vùng dậy ghì chặt lấy người chồng đang chậm rãi đi vào cỏi chết. Mấy đứa nhỏ cũng òa khóc tức tưởi.
_“Anh ơi! Ba ơi!”

Chiếc áo poncho nhà binh thuở nào lại khoác lên trên đôi vai cong oằn nợ đời. Bóng ông khuất mờ dần trong màn mưa tăm tối…

Anh Cò nhìn thẫn thờ qua khung cửa kính. Ánh mắt của người bạn mới quen như rơi vào khoảng không âm u sâu thẳm. Chúng tôi tình cờ quen nhau qua câu hỏi thật đơn sơ đầy Việt Nam tính.
_“Sorry – Anh là người Việt hả?”
_“Yeah! Tui là Việt Nam! “
Thế là rủ nhau mua ly cà phê. Nhấm nháp cho qua thời gian chờ đợi vì thời tiết tệ quá.

Delay. Delay.

Câu chuyện lan man từ Saigon qua Chợ Lớn xuống Bạc Liêu nhảy qua tận Mỹ tới Cali rồi như mọi câu chuyện của người Việt Nam tha hương đều quay về cội nguồn của tất cả khổ đau mất mát và chia lìa.
_“Hồi “giải phóng” anh ở đâu?”

Tôi bất chợt hỏi và anh cũng bất chợt bối rối. Bối rối vì lại phải bới lên từ cái mớ bòng bong rối rắm đầy những máu me thương tích của nhửng điều đáng quên để còn sống tiếp. Bất chợt vì nổi đau vẫn còn mưng mủ lại dâng đầy. Anh nhìn tôi – ánh mắt tràn ngập một nổi buồn.

Tôi củng chợt nhớ lại nhửng ngày tháng tang thương đó của đời mình và chợt lạnh người vì ánh mắt buồn đến buốt giá của anh. Nhớ nhửng đôi mắt của người dân vô tội chết tức tưởi vì hỏa tiển pháo kích của Cộng sản. Nhớ đến ánh mắt trừng trừng của nhửng xác người vượt biên trôi về đất mẹ.Nhớ kinh hoàng nhớ xót xa vì phải nhớ và vì không thể nào quên…

_“Ừ. Ngày đó gia đỉnh tôi từ trên tàu hải quân ở bến Bạch Đằng lại trèo lên bờ. “
Anh bạn tôi lắc đầu nhè nhẹ nửa cười nửa mếu.
_“Ở lại! Từ chết tới bị thương! “

...Thằng Cò đã lớn. Giờ không còn ai gọi anh là Cò nửa. Anh tới Mỷ cùng với ông Tốt để làm lại cuộc đời theo chương trình HO. Ông Mỷ râu xồm nổi tiếng khó tính trong phái đoàn phỏng vấn không ngờ lại dành cho gia đình anh sự thân ái bất ngờ. Ông tiển cả nhà ra cửa với lời nói cảm thông:
_“Welcome to America!”

Thế là anh Cò cuối cùng đã đến nơi mà đáng ra anh đã phải đến từ 15 năm trước! Anh bắt đầu làm lại cuộc đời anh với năm đôla và 2 bộ đồ...

_“Nhưng tui còn có gia đình! Và biết gì nửa không! Tui có Saigon ở đây nè.”
Anh trỏ vào ngực trái và cười.
Bất chợt anh hỏi tôi:
_“Xin lổi nha! Anh có theo đạo Phật không?”
_“Có…”
_“Kinh Phật có giảng về cái địa ngục tên là A-tỳ hay còn gọi là Vô Gián. Gọi là Vô Gián vì tội nhân bị hành phạt không ngừng! Tui thấy nó đang tồn tại trên đời này đó. Địa ngục đó là Việt Nam ngày nay đó!”

…Trên đường về nhà sau buổi học chiều Cò chợt nhìn ra ba nó. Ông Tốt đã được thả về. Hai cha con ôm cứng nhau trong nổi mừng vui vô hạn. Nước mắt lẫn vào nhửng giọt mưa rơi. Đêm đó căn nhà tồi tàn mưa thấm dột qua mái tôn hoen rỉ như ấm lên trong bữa cơm độn khoai đạm bạc dưới ánh đèn dầu tù mù…

Tiếng người nhân viên hàng không vang vang trên loa mời hành khách chuẩn bị boarding. Anh Cò tần ngần đứng dậy bắt chặt tay tôi:
_”Bye ông nha. Tui phải đi thôi. “
_”Bye anh.”

Nắng đã hé qua màn mây úa xám. Chiếc phi cơ vùn vụt cất cánh rồi mờ dần trong hoàng hôn. Như cảnh đời của bao người Việt Nam tỵ nạn…

phi lộ

Cách đây trên dưới năm mươi năm Thâm Tâm đã viết Tống Biệt Hành cho một lần ra đi. Năm 1954, hai triệu đồng bào miền Bắc đành đoạn ra đi vào Nam tìm tự do. Từ 1975, lịch sử lại thêm một lần ghi dấu những cuộc chia ly tang tóc của những người Việt yêu tự do. Chúng ta lừng lững đi vào hư vô của lao tù cộng sản, của biển cả nguy nan, và rừng sâu hung hiễm. Năm mươi năm sau đọc lại TBH để thấy xót xa cho một quê hương Việt Nam đọa đày dưới gót sắt của một lủ sán ký sinh hiện thân làm người mang danh xưng cộng sản. Xin mượn Tống Biệt Hành thay cho lời phi lộ...

Tống Biệt Hành – Thâm Tâm
.
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
.
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình một dửng dưng
Ly khách ly khách con đường nhỏ
Chí lớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm, ba năm mẹ già cũng đừng mong
. Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mù hạ sen nở nốt
Một chi hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ xót
.
Ta biết người buồn sáng hôm nay
Trời trưa mùa thu tươi lắm thay
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay
.
Người đi ừ nhỉ, người đi thực
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu cay
.
Mây thu đầu núi gió lên trăng
Cơn lạnh chiều nao bóng đổ thầm
Ly khách ven trời nghe muốn khóc
Tiếng đời xô động tiếng hờn căm
:.