Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

lời cuối cho ngày buồn.

khi nói về nỗi khổ đau của dân tộc trong cuộc chiến và thận phận con người sau cuộc chiến không là điều khó lắm. là người Việt dù ở bên nào của chiến tuyến cũng đã trãi qua những mất mát chung và riêng.

cho tới giờ này người cộng sản vẫn nuôi lòng căm hận và duy trì sự bạo ác đối với những kẻ ngã ngựa nhưng không ngã lòng. người không cộng sản vẫn không bỏ qua được những hành động bạo ác trong chiến tranh của cộng sản khi mà ký ức được khắc ghi bằng máu xương của người thân của bạn bè.

cộng sản rất muốn người dân quên đi những vụ thảm sát ở Huế dịp Tết Mậu Thân. cộng sản bưng bít tin tức về vụ thảm sát ở xã Xuân Lập Long Khánh tháng Tư năm 75. xóa ký ức là một hành động tội ác. họ thích trưng bày vụ thảm sát Mỹ Lai. lính Mỹ viễn chinh là bọn ngoại quốc bạo ác. nạn nhân là người Việt - không phải là dân Mỹ. lính bộ đội cộng sản là người Việt nhận lịnh bắn hỏa tiển vào trường học Cai Lậy, pháo trực xạ vào đoàn người chaỵ khỏi vùng chiến trận trên quốc lộ 1 làm chết cả chục ngàn người khiến con đường cái quan mang danh ghê rợn "Đại lộ kinh hoàng". đoàn nạn nhân là người Việt hay là Mỹ là địch? mới đây thôi, cái chính quyền xưng danh nhân dân đàn áp không chùn tay nông dân Hưng Yên để cướp đất bán cho tư bản!

nói về thực trạng chỉ mới nói được cái phần ngọn mà thiếu phần nguồn cội của tất cả những đau khổ mất mát của cái địa ngục Atỳ đỏ Cộng hòa XHCN Việt Nam. có nhiều người già hoặc trẻ phê bình cả hai phía vô tội vạ cứ như mình không liên can. cứ như là một người ngoại quốc nào đó nhỏ một giọt nước mắt thương xót cho khổ nạn của kẻ đồng loại. khi giọt nước mắt chưa khô đã vội quay đi và thế là xong. chấm hết.

có bao giờ tôi hỏi vì sao đất nước tôi chìm trong cuộc chiến kéo dài. ai gây nên nỗi đoạn trường? nếu cộng sản không gây chiến ông hồ không nuôi mộng đồ vương thì hai miền Nam Bắc có khổ và chết hàng triệu người. có những nước trong cùng cảnh phân liệt như Germany hay Korea. lảnh đạo cộng sản Đức đâu có điên mà tàn hủy đất nước họ. cuồng như kim chánh nhật của Bắc Hàn củng chỉ cuồng có một lần. cơn điên của họ hồ và đàn em duẫn đồng chinh giáp thật đáng ghê sợ. vào thời điểm này, hẳn ai củng thấy dù Mỹ là tay phù thủy nhưng hắn chẳng mặn mà gì vào chuyện chiếm đóng Việt Nam làm quận huyện như người đồng chí anh em Trung Nam Hải. Mỹ trợ giúp VNCH vì không muốn thế lực cộng sản quốc tế nhuộm đỏ vùng huê lợi Đông Nam Á của Mỹ. khi thấy không cần đánh mà có bạn là mao trạch đông thì Mỹ bỏ ngay VNCH cho đỡ hao. họ hồ không có lực để duy trì một cuộc chiến kéo dài suốt 21 năm. nhiều ghi nhận lịch sử đã cho thấy ông ta dùng mọi thủ đoạn để lối kéo Nga Tàu và Đông Âu cộng sản vào cuộc chiến. sự trợ giúp của cs trung quốc thật vĩ đại. từ hạt gạo tới viên đạn từ cái quần lót quấn trôn tới cái nón cối đội đầu đều làm ở trung quốc. bạn có hỏi ai mà tốt đến thế. xin thưa rằng sự viện trợ tuy vĩ đại đó vẫn chỉ là hạt cát so với sự bồi hoàn cực kỳ vĩ đại sau này. sự bồi hoàn đó là đem cả dân tộc và chủ quyền quốc gia trả nợ cho người anh em trung quốc.

lời cuối cho ngày buồn.
ông hồ chí minh và đảng cộng sản là kẻ gây ra nỗi khổ đau của dân tộc và sự oán hận lẫn nhau giữa dân chúng hai miền. tôi tin sẽ có một ngày dân tộc mình được giải oan và thật sự sống trong tình thân ái nghĩa đồng bào. ngày đó sẽ đến khi cái tổ chức ma quỷ cs kia tan rã hình hài.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Viết từ xứ đồng bắp 38 - Ngày buồn

Mấy nay trời đang ấm chợt lạnh vì những cơn gió lạnh từ Bắc Cực xa xăm tràn về. Nắng trong vắt. Nắng tràn trề. Nhưng cái lạnh vẫn buốt đôi tay. Đường đến thư viện không xa nhưng ngoằn ngoèo lên dốc xuống dốc. Con đường mòn len lỏi qua những tàng cây phong, cây cleveland pear, cây dogwood đẹp dịu dàng trong buổi sớm mai tinh khôi hạt sương mới. Cũng may là xứ đồng bắp còn có những giây phút đẹp như thơ chứ không thì chán lắm với những cánh đồng bạt ngàn toàn bắp với ngô.

Quyển sách về ngày tàn cuộc chiến đã được gấp lại để trả về chổ đứng lặng thinh trên giá sách thư viện. Cô bé thủ thư trẻ măng hỏi khẻ về cảm nghĩ sau khi đọc xong quyển sách. Mình chả biết nói sao ngoài câu trả lời thường lệ: "Not bad!". Con bé nhún vai rồi bĩu môi: "I know! War is suck"

Vâng, chiến tranh thật chó đẻ. Bước ra ngoài khu vườn trước thư viện. Hít một hơi thở thật sâu. Hơi lạnh tràn vào. Không biết vì mất ngũ đêm qua hay không khí lạnh ẩm làm mình hơi choáng váng. Ngồi yên trên chiếc ghế một lúc dưới ánh nắng ấm.

Chỉ còn dăm ba hôm nữa là tròn ba mươi bảy năm từ ngày miền Nam thất thủ. Thằng học trò mới lớn ngơ ngác trước không gian sụp đổ của quê hương ngày nọ nay đã thành gã lưu vong trung niên già cổi. Chợt nhớ câu đùa của một người lính VNCH trong một ngày 30/4 nào đó:
"Gươm kia dưới nguyệt mài chưa bén - Mà chí anh hùng sớm nhạt phai"
Anh nói xong miệng cười mà mắt hoen đỏ. Người lính binh-đơ (binh 2: binh nhì: binh deux) nhảy dù nhắc lại ngày cuối trong nỗi buồn miên man.

Lúc còn ở SG, bạn tâm tình của mình thường là nhửng người lớn tuổi phần đông là lính. Những người anh đen đủi còng lưng trên chiếc xích-lô hay đẩy chiếc xe ba-gác mua ve chai. Những người anh thương phế binh đẩy xe lăn bán từng chiếc vé số. Cảnh ngộ thấp hèn làm con người gần nhau hơn. Từ quen anh phế binh sửa xe đầu ngõ quen ra anh lính xe tăng nay ngồi bán xe thuốc lá vĩa hè. Anh em với nhau trong những chiều SG chập choạng vào đêm.

Chục năm sau ngày thê thảm mà SG vẫn ngựa xe nườm nượp. Những thằng thanh con tú con nhà giàu có thùng viện trợ từ mẽo cặp kè bên con cán thằng bộ con nhà quan chức đỏ lên đời với quần jean Levi áo thun Lacoste phóng xe cub xanh đỏ chạy ngược xuôi khoe của.

"Đù má nó" tiếng chửi cay độc rít qua  hơi khói thuốc lá Hoa Mai quốc doanh khét lẹt của Tám Cụt người lính cụt chân vì mìn vào ngay ngày áp chót 29/4. "Thời trước tụi chó đẻ này làm giàu trên xương máu lính mặt trận. Giờ đổi đời vẫn còn sung sướng." Có nhiều nhà giàu dân kinh doanh đồ mộc trên đường Minh Mạng (ngô za tự) lộ mặt từng làm kinh tài cho cs hay đem gạo thuốc tây cúng cho vc để vô rừng khai thác gổ.

Đám dân cựu ngồi cả tối chuyền tay những chung rượu Cây Lý rẻ tiền với dăm hạt đâu phọng rang muối mà thì thầm về những ngày tháng cũ. Có một lần một cậu thương binh nghĩa vụ dân gốc hà-lam-linh lang thang đi ra phố. Cậu ta đang nằm ở Y-115 gần đó. Cậu ta thấy Tám Cụt đồng cảnh định tán chuyện. Tám Cụt nói thẳng "tao cụt mày què tao ngụy mày cộng đm đéo quen đi chổ khác chơi". Cậu nọ đành lãng. Tám Cụt không hận sao được khi ngày 30/4 anh bị đuổi khỏi QYV Cộng Hoà với cái chân cụt còn ứa máu cánh tay trái gảy nát còn băng bột. Ít ra cậu thương binh bộ đội này còn được chửa trị còn có tiền bồi dưởng thương binh. Ngày đó anh Tám ngồi gục bên lề đường chờ chết vì sốt nóng hừng hực. May mà có ông già đi ngang kêu con cháu dìu vô rồi tìm một chiếc xe lam quen chở anh về nhà khu chợ Cá.

Cách đây vài năm có một ông người quen nhà vợ ghé thăm. Ông này có hai đứa con gái lấy "vịt cừu iêu wái". Hắn bô bô chửi mấy "thằng chống cộng quá khích" thế này thế nọ còn nói hồi xưa từng đi lính quốc gia nhưng không ghét cs bao giờ và còn khen thời nhà nước hay hơn "thời ngụy". Mình vặn vài câu thì ra cha này làm lính kiểng lái xe cho mấy xếp. Mợ biết mình bắt đầu "sốt tiết" liền nói khéo để mình đi ra rồi mợ bảo lão đừng nóng kẻo ông bố vợ phiền vì khách của cụ chứ không phải của lão. Mình bảo mụ với ông cụ tiếp khách còn tớ đi ra thăm thằng Máchđônàn chứ ngồi trong nhà tý nửa thì thằng đéo già nọ ăn vài cú đạp. Tối về khứa khách cũng đã biến. Ông già vợ không nói gì tuy hơi phật ý vì ông khách biết là lỡ tới nhằm nhà một "thằng chống cộng quá khích" (ccqk). Damn!

Cho tới giờ mình vẫn muốn người hai miền Nam Bắc bỏ hết hận thù. Bởi vì hận thù đó gây ra bởi những kẻ ngoại nhân trục lợi. Không ai có thể sống mãi với hận thù ngoại trừ bọn sán cộng. Có thằng em người bạn làm nhân viên nhà nước nhưng không bao giờ được lên chức chỉ vì bố nó là sỹ quan lính thủy đánh bộ. Làm việc mà thấy em út vô làm sau mà lại lên chức vèo vèo. Cuối cùng chán quá đi buôn bán địa ốc. May trúng đậm vài cú giờ thì cu cậu vui thú điền viên. Mình không thể quên và củng không thể tha thứ cho những tội ác mà đám tội đồ dân tộc ở Bắc bộ phủ gây ra suốt bao năm qua. Thương cho miến Nam vẫn nằm dưới chế dộ quân quản vô hình nhưng thương hơn cho miền Bắc gầy giơ xương dưới ách chủ nô đỏ. Khi chiến tranh con em miền Bắc bị lùa ra chết dập chết vùi trên Trường Sơn cho tới Siêmrệp. Khi hòa bình lại cưỡng chế dân Bắc ra khỏi mảnh đất hương hỏa để bán cho tư bản lấy tiền. Thử hỏi nếu không ccqk thì còn mặt mũi nào mà xưng danh "tui là người Việt Nam".

Nhớ lời thầy Quảng Độ nói dù không làm chánh trị nhưng phải có thái độ chánh trị. Mình có cái may mắn vượt thoát được từ lâu cái tư tưởng làm lao nô cho đảng. Mình còn có cái may mắn hơn là vượt thoát được ra ngoài để sống đời tự do để sống thật như một con người.

Ngày buồn này nhìn về quê xa, sao như thấy một đàn bò ngơ ngác nhìn bầu trời cao xanh với mơ ước được tự do còn quá xa tầm với.




Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Chuyện tình của một sĩ quan TQLC và nữ chiến binh VC

Chuyện tình của một sĩ quan TQLC và nữ chiến binh VC

Chuyện tình của một sĩ quan Thủy quân lục chiến và nữ chiến binh VC

Sau 3 ngày quần thảo ác liệt với địch quân, chúng tôi mới chiếm được mục tiêu, đơn vị chủ lực miền của địch thuộc tỉnh Bến Tre đã bị xóa sổ, nhưng tiểu đoàn của chúng tôi cũng bị thiệt hại khá cao. Trung đội 4 của tôi được lệnh bung rộng ra kiểm soát từng hầm hố, từng công sự của địch. Cảnh vật hoang tàn đổ nát, những thân cây dừa bị mảnh đạn pháo binh băm nát lỗ chỗ. Hầu như không còn chỗ nào nguyên vẹn, mùi thuốc súng nồng nặc khó chịu vẫn còn vương lại nơi đây. Tôi với Kính, người mang máy truyền tin, cẩn thận từng bước trên bờ mương nhỏ. Chợt Kính nói nhỏ:

- Ông thầy! Coi chừng hình như có người trong lùm cây đàng kia.

- Tản rộng ra, theo dõi kỹ chung quanh và coi chừng đồ chơi của tụi nó.

Tôi ra lệnh cho Kính xong là lom khom phóng qua những thân cây nằm ngổn ngang trên mặt đất, khẩu M16 lên đạn sẳn sàng, Kính theo kế bên hông. Tiếng rên nho nhỏ của phụ nữ văng vẳng ra từ trong lùm cây rậm rạp.

- Một đồng chí nữ nhà ta đấy. Kính reo nho nhỏ.

Kinh nghiệm chiến trận cho tôi biết không bao giờ hấp tấp trước mọi tình huống, có thể địch gài mìn bẫy xung quanh, hoặc gỉa vờ bị thương để dẫn dụ đối phương tới gần rồi sát hại. Dơ ngón tay ra hiệu lệnh và chỉ vào lùm cây, tôi quan sát lần nữa rồi rón rén bước nhẹ, đằng kia thằng Kính lăm le khẩu súng trên tay trông chừng. Tôi lấy mũi súng vạch đám lá, một cô gái trạc độ 18,19 tuổi nằm gối đầu lên chiếc ba-lô mầu “cứt ngựa”, vai trái bị trúng đạn máu tuôn ra ướt đẫm, mắt nhắm nghiền nhưng miệng vẩn không ngớt rên rỉ:

- Nước…Nước..cho tôi miếng nước”.

Trước tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của “cô” địch quân sau khi ngừng tiếng súng, việc đầu tiên là phải cầm máu, tôi lấy băng cá nhân lau nhẹ trên vết thương, đoạn dùng lưỡi lê cắt khoảng áo trên vai, đỡ cô ngồi dựa vào người tôi đoạn bảo Kính:

- Mày băng dùm cho tao, nhớ nhẹ tay.

- Ông nhân từ quá, gặp em con nhỏ này tiêu đời. Kính vừa băng vừa cằn nhằn.

Tôi im lặng không nói gì, Kính nói đúng, những người lính của tôi đã ngã xuống, máu của họ đổ ra cho sự Tự do, người Cộng Sản có nhân từ với người anh em của tôi không?

- Nước… Cho tôi xin miếng …..nước.

- Đ. Mẹ … Câm miệng lại.

Kính quát tháo giận dữ, tôi lừ mắt nhìn người đệ tử ra vẻ không hài lòng.

- Mày đừng nói như vậy, với một người sắp sửa chết mình đừng nuôi thù hận nữa.

Thôi mày ra ngoài trông chừng cho tao đi.

Tôi lấy cái khăn màu tím cột trên vai áo, dấu hiệu nhận diện của đơn vị, thấm chút nước rót từ bình tông lau nhẹ trên mặt cô gái. Tôi ngẩn người trong giây lát vì sắc đẹp của cô, khuôn mặt thanh tú với hàng mi cong vút nhất là sống mũi cao nom cô phảng phất như minh tinh màn bạc dù trắng xanh vì mất máu nhưng cô ta vẫn có nét thu hút đặc biệt. Ghé bình tông nước vào miệng cô gái, tôi nói nhỏ:

- Cô uống đi, nhớ từ từ từng chút một.

Cô ngoan ngoãn nghe lời như một em bé.

- “Cám ơn ông nhìều”. Giọng nói yếu ớt và mệt mỏi.

- Tôi sẽ tiêm cho cô 2 mũi thuốc trụ sinh và cầm máu, cố chịu đau nghe.

- Không cần đâu, làm phiền ông nhiều rồi, vả lại tôi cũng sắp chết đến nơi.

- Bậy bạ, vết thương này đâu có gì nguy hiểm.

- Đừng an ủi như vậy, hồi nãy ông nói tôi sắp chết đừng nuôi hận thù nữa.

- Tại vì…Tại vì…Tôi không muốn lính của mình ăn nói kỳ cục như vậy.

Cô gái mở mắt nhìn tôi với vẻ cám ơn, trong đáy mắt chứa nhiều điều muốn nói, lâu lắm cô nói thều thào:

- Bây giờ ông sẽ làm gì với tôỉ…Bắn một phát súng có lẽ nhẹ nhàng hơn là giao tôi cho cơ quan điều tra.

Thật tình tôi không biết trả lời sao với cô, chưa kịp phản ứng thì cô tiếp:

- Tôi sinh ra ở miền đất mênh mông sông nước, hãy để thân xác này vùi dập nơi đây. Xin ông đừng giao cho ai hết. Tôi van xin ông.

- Thôi được rồi, tôi sẽ làm theo lời yêu cầu của cô. Nhưng trước nhất hãy để tôi tiêm thuốc cái đã đừng bướng bỉnh như vậy.

Cô gật nhẹ đầu mà không nói lời nào. Kéo ống tay áo lên, lộ làn da trắng nõn nà, tôi chăm chú chích mũi Penicilline mà không thấy má của cô thoáng đỏ vì hổ thẹn mà chỉ thấy cô nhăn nhó suýt soa vì đau, tôi bật cười:

- Đi lính bị thương, bị bắn không đau, chỉ có mũi kim bé tí tẹo mà cô nhăn nhó, rên rỉ như….

- Sao không đau, ông ăn nói… như khỉ chứ gì?

Cô cướp lời, tôi cười trừ, đỡ cô gái nằm xuống ngay ngắn trên mấy tầu lá chuối, rồi tôi đứng dậy cầm cây súng lên đạn .. rồi lấy trong ba-lô mấy hộp lương khô, bình nước đầy và cuộn băng cứu thương, tất cả đặt bên cạnh cô rồi nghiêm nghị nói:

- Đơn vị tôi sẽ di chuyển đi nơi khác bất cứ lúc nào để tìm các đồng chí của cô, nhưng những thứ nầy cần thiết cho cô, tôi hy vọng người của cô sẽ trở lại tìm và cứu sống đồng đội của mình.

Tôi lấy khăn nhúng nước lau mặt cho cô đoạn cẩn thận lấy mấy tàu lá dừa che kín lại.

- Này… Ông tên là gì vậy?

- Có quan trọng lắm không?

- Ít ra sống hay chết tôi còn biết tên người đã đối xử tốt với mình chứ.

- Vậy thì cô nói với Diêm Vương gã đó là Lam, Trần Hoài Lam, và cô xin với ổng cho tôi tai qua nạn khỏi trong chiến tranh này.

Tôi nghe tiếng cô cười nhỏ cùng tiếng nói thật nhẹ:

- Dạ, Quyên đêm nào cũng sẽ cầu nguyện cho ông Lam tai qua nạn khỏi.

Quyên, người con gái mà tôi gặp gỡ một lần, và chỉ một lần duy nhất trong cuộc đời kế từ đó. Bước chân người lính như tôi đã qua mọi đoạn đường đất nước, những trận đánh đẫm máu bằng cái chết của đôi bên lên rất cao. Vài lần bị thương nặng nhẹ nhưng tính mạng vẫn còn giử được, phải chăng Quyên hằng đêm cầu nguyện cho tôi được tai qua nạn khỏi như nàng đã hứa.

Đất nước thanh bình, tiếng súng lặng im, nhưng những người được gọi là sĩ quan QLVNCH như tôi và bạn bè khác không được thở hít không khí hòa bình ấy, sau bao năm trăn trở với chiến tranh, tất cả đi vào trại “cải tạo”, một danh từ mỹ miều nhưng thực chất là đầy đọa, là giết lần mòn chúng tôi. Tôi bất lực nhìn bạn bè ngã xuống, đói, bệnh hoạn, đày đọa, khủng bố, đánh đập!

Thân xác anh em chúng tôi bị vùi dập ở nơi núi rừng hiu quạnh, ở hốc núi đen tối ngàn trùng. Tôi lặng lẽ sống như cái bóng tinh thần vững vàng, nhưng thể xác thì suy sụp nặng nề, bám víu ý nghĩ duy nhất “Trả nợ oan gia binh nghiệp”. Phải, sinh ra người lính thì chấp nhận mọi gian nguy may rủi về mình.

Ngày hôm ấy, trại Bù Gia Mập, nơi tôi đang “lao động là vinh quang” có cơn bão rừng rất lớn, mọi người được phép nghỉ tại lán. Anh Đan, khối trưởng nhận thư từ quản giáo phân phát cho anh em. Là một kẻ không thân nhân, không họ hàng, tôi lảng đi nơi khác cho đỡ tủi thân.

- Trần Hoài Lam có thư.

Cả phòng xôn xao ngạc nhiên vì ai cũng biết tôi là thằng “mồ côi”, là “con bà Phước”, danh từ ám chỉ những kẻ không có ai thăm viếng lẫn thư từ. Rất ngạc nhiên tôi nghĩ thầm trong bụng có lẽ trùng tên với một người nào đó nên im lặng.

- Trần Hòai Lam có thư.

Người khối trưởng lập lại với vẻ khó chịu.

Tôi dè dặt bước tới trong trạng thái hoang mang.

- Có thật là của tôi không anh Đan?

- Tên anh rành rành trên phong bì làm sao sai được, thôi nhận đi cho tôi còn làm việc, nếu có sai thì cho tôi biết.

Cầm lá thư tôi lật qua lật lại, xem kỹ có phải đúng tên mình không. Hoàn toàn đúng nhưng tuồng chữ lạ hoắc và cái tên cũng chưa bao nghe qua, nhưng một điều chắc chắn người viết là phái nữ, nét chữ mềm mại thẳng đứng nhưng rõ ràng. Trần Hoài Quyên, thật là lạ, trùng họ, trùng chữ lót, chỉ khác tên. Tôi tứ cố vô thân làm gì có họ hàng. Tôi đọc:

“Anh Lam!

Có lẽ anh ngạc nhiên lúc nhận thư của Quyên, người con gái xa lạ gởi đến cho mình, nhưng khi em nói câu này chắc chắn anh hình dung Quyên là ai:

“Đi lính bị thương, bị bắn không đau, chỉ mủi kim bé tí teo này mà nhăn nhó rên rỉ như…”.

Đọc mấy dòng chữ trên, tôi lặng người rất lâu, bàng hoàng và xúc động hơn bao giờ hết khi nhớ lại trong trận đánh ấy, một nữ VC khuôn mặt bê bết sình đất, tóc tai rũ rượi gối đầu trên ba lô nhỏ, ánh mắt thất thần khi tôi đến gần rồi nhẹ nhàng lấy khăn lau cho cô, khuôn mặt thiên thần trong sáng hiện ra. Cô viết tiếp:

- Đúng như anh nói, đêm hôm ấy đồng đội đã mang em ra khỏi nơi mù mịt khói lửa và chữa trị ở bệnh viện Trung Ương, sau khi rời khỏi bệnh viện, em xin về đơn vị ngành để họat động, không còn muốn tham gia vào nơi lửa đạn nữa. Từng là chiến sĩ xuất sắc trong khu, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, vậy mà thoái lui về hậu phương, kỳ lạ quá phải không anh Lam? Chính anh đã làm thay đổi lập trường của em. Những người đối đầu không hẳn đều tàn ác, bằng chứng là anh. Anh đối xử thật tốt, thật nhân đạo với kẻ thù, dù rằng thuộc hạ của anh nói đúng, không biết bao người đã ngã xuống vì những viên đạn của kẻ địch, mà có thể trong đó có cả em bắn ra.

Hòa Bình tái lập em không vui vì còn hận thù, vay nợ máu phải trả, phương châm của bạn bè, cấp lãnh đạo đề ra. Em rất buồn vì biết anh đang đi vào ngõ cụt, không lối thoát, con đường đi đến cái chết. Như đã nói, từ sau ngày bị thương, em ra khỏi cuộc chơi, không muốn dính líu đến thù hận nữa, bàng quan trước mọi việc, nhưng không thể nào quên anh, em đã cậy cục, tìm kiếm tin tức của anh qua các trại học tập. Trời không phụ lòng người, rốt cục em cũng tìm ra anh. Anh Lam! Còn nhớ những gì em đã nói trước khi anh từ giã ra đi không?

“Quyên đêm nào cũng sẽ cầu nguyện cho ông Lam tai qua nạn khỏi”.

Em đã cầu nguyện như vậy mỗi đêm để ơn trên ban mọi điều lành đến cho anh tai qua nạn khỏi đúng như lời đã hứa. Em đang thu xếp công việc để đến thăm anh kỳ tới. Mong được găp lại anh. Hy vọng đừng làm mặt lạ với Quyên”.
Từ đó tôi không còn là người cô độc nữa, Quyên thăm đều đặn, lần nào cũng khóc, giọt nước mắt long lanh trên má làm tôi xúc động muốn khóc theo. Ân tình của em làm sao tôi báo đáp cho nổi! Thôi thì chỉ còn cách là…

Trên đất tị nạn, Quyên bây giờ là mẹ của bầy con 3 đứa kháu khỉnh, xinh đẹp. Em chu toàn nhiệm vụ của người vợ hiền, người mẹ nhân ái. Sống ở xứ người văn minh tân tiến nhưng Quyên vẫn là của tôi dạo nào, vẫn áo bà ba và sợi thung buộc trên tóc. Những đêm con cái ngon giấc, em qua nằm kế bên tôi thủ thỉ trò chuyện tâm sự:

- Quyên à, em thương anh từ lúc nào.
- Kỳ cục, ai mà nhớ, hỏi bậy bạ không à”. Em mắc cở phụng phịu.
- Vậy thì thôi anh không hỏi nữa. Tôi làm bộ giận dỗi quay mặt đi nơi khác. Cô lật đật nắm lấy tay tôi năn nỉ:
- Thôi đừng giận nữa, em nói, nhưng cấm không được cười à nha…

Quyên bắt tôi thề thốt đủ mọi điều rồi mới nói:

- Em yêu từ lúc anh kéo tay áo lên để tiêm thuốc. Mắc cở muốn chết, đã vậy còn ghẹo người ta này nọ. Anh biết không, cái khăn màu tím ngày đó anh lau mặt cho em, em giữ mãi trong người, đi đâu cũng xếp lại bỏ vào túi áo, lâu lâu mở ra xem sợ rớt mất.

Cảm động tôi hôn lên trán vợ, không ngờ cô yêu thương tôi đến như vậy.

- Anh biết không, có một hôm em giặt xong phơi ở hàng rào gió thổi mất tiêu.

Trời đất, em khóc mấy ngày trời, bỏ ăn, bỏ ngủ, đi tìm nó. Không hiểu sao nó lại về với em, đứa bạn nhặt được mang trả lại. Nó nói cái khăn này bay tới tận khu ủy, cách đó gần 5 cây số. Em tin rằng anh luôn luôn bên cạnh để giúp em vượt qua nguy hiểm. Hôm bị thương nếu gặp người khác có lẽ cuộc đời của em không biết ra sao. Có lẽ bị chết không chừng.

Quyên ngủ say bên vai tôi, tiếng thở nhẹ nhàng êm ái. Một điều huyền diệu khó tin nhưng thật sự là vậy. Phải chăng duyên số đưa đẩy để tôi gặp em trong hoàn cảnh đó. Đúng như Quyên nói, nếu gặp người khác em có thể bị bắn chết hoặc chết vì vết thương. Hôn lên trán vợ, tôi thì thầm:
- Duyên nợ trời định em ạ.

Bên vai tôi, Quyên ngủ ngon lành khuôn mặt thiên thần không gợn chút bụi trần.

Chicago, 26-6-2010

Lê Văn Nguyên

Ở đâu có chuyện máu me ở đó có bàn tay ghẻ tầu mó vào....

TQ cung cấp 'một số hỗ trợ' cho chương trình phi đạn của Bắc Triều Tiên

Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tuyên bố Trung Quốc đã cung cấp “một số hỗ trợ” cho Bắc Triều Tiên trong chương trình phi đạn đạn đạo của nước này, mặc dầu Bắc Kinh nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã không vi phạm các lệnh chế tài của Liên Hiệp Quốc ngăn cấm các hành động như thế.


Hình: AP
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta (trái) nói có một vài sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc trong chương trình phi đạn của Bắc Triều Tiên
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đưa ra nhận định trong một cuộc điều trần tại Quốc Hội về việc liệu Trung Quốc có hỗ trợ cho chương trình phi đạn của Bắc Triều Tiên qua “các cuộc trao đổi kỹ thuật và thương mại” hay không. Bộ trưởng Panetta nói:

"Tôi chắc chắn là đã có một vài sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc. Như quý vị thấy, tôi không biết chính xác mức độ hỗ trợ ấy. Tôi nghĩ chúng ta phải đối phó với sự kiện này trong một bối cảnh khác vì tính nhậy cảm của loại thông tin ấy. Nhưng rõ ràng đã có sự hỗ trợ về mặt này.”

Các nhận định của ông Panetta được đưa ra sau một bài đăng trên Tuần báo Quốc phòng Jane nói rằng một chiếc xe vừa được phát hiện chở một phi đạn trong cuộc diễn hành của quân đội Bắc Triều Tiên trông tương tự như những chiếc xe đã được thiết kế và chế tạo tại Trung Quốc.

Một chuyên gia phân tích an ninh của báo Jane, ông Bonji Ohara, nói rằng chiếc xe này, được gọi là một thiết bị phóng, dựng và chuyên chở, hay TEL, có một sự liên kết cụ thể với phi đạn nó được thiết kế để chở. Ông Ohara nói:

“Nếu họ muốn thiết kế chiếc TEL này, họ phải hiểu rõ về những phi đạn mà chiếc xe này chở. Bởi vì mỗi phi đạn có kích cỡ, trọng lượng và đặc tính riêng. Do đó TEL phải phù hợp với loại phi đạn đó.”

Bài đăng tường thuật rằng sự khai triển này có thể mang ý nghĩa là Trung Quốc đã vi phạm Nghị quyết 1874 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, ngăn cấm việc cung cấp cho chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng các loại vũ khí, tiền bạc, huấn luyện hay các hình thức hỗ trợ khác.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân hôm qua phủ nhận việc Bắc Kinh đã có hành vi sai trái có liên quan đến chiếc xe này:

“Trung Quốc vẫn từng chống đối việc phổ biến vũ khí có sức tàn sát hàng loạt và việc phát động các loại vũ khí đó. Chúng tôi luôn luôn thực thi nghị quyết hiện hành của Hội đồng Bảo an, và nghiêm túc thực thi các luật lệ và quy định về kiểm soát xuất khẩu. Chúng tôi áp dụng một loạt các biện pháp kiểm soát cực kỳ nghiêm nhặt.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mark Toner hôm qua tuyến bố Washington không hay biết về bất cứ bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc.

noi gương thiên tai kimjon-Ung: Con Ủy viên Bộ chính trị thành sếp lớn - BBC

Con Ủy viên Bộ chính trị thành sếp lớn


Bà Tô Linh Hương tại hội nghị cổ đông PVV

Trong một sự kiện hiếm thấy, một người sinh năm 1988 - cô Tô Linh Hương, vừa được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vinaconex - PVC.

Cô Hương là con gái Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN, ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa.

Thông tin trên trang web của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC (PVV) cho hay sáng 14/4/2012, cô Hương đã được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012.

Cô sẽ lãnh đạo công ty này trong nhiệm kỳ bốn năm 2012-2016.

Cô Tô Linh Hương sinh năm 1988, là Cử nhân ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền.

Cô đỗ thủ khoa đại học năm 2005, trong thời gian ở Học viện Báo chí Tuyên truyền có thành tích học tập tốt và tham gia tích cực công tác Đoàn Thanh niên CSVN.

Tô Linh Hương tốt nghiệp đại học loại xuất sắc năm 2009. Cô từng tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường với đề tài: “Thông tin đối ngoại trong đấu tranh diễn biến hòa bình ở Việt Nam hiện nay".

Cũng trang web của công ty PVV đưa tin ngay sau khi được bầu, ngày 19/4 cô Tô Linh Hương đã "đến thăm, động viên đội ngũ cán bộ, công nhân đang thi công" tại một công trình xây chung cư cao cấp ở Cổ Nhuế.

Bản tin nói: "Chủ tịch HĐQT cũng chỉ đạo Ban quản lý chu đáo các vấn đề liên quan đến việc làm lán, trại, chỗ ở cho công nhân để anh em yên tâm làm việc và đảm bảo sức khỏe".

Cô Hương cũng "lưu ý ngoài việc đảm bảo tiến độ và chất lượng của công trình, đội ngũ cán bộ, công nhân thi công ở đây cần lưu ý đến vấn đề đảm bảo an toàn lao động và an toàn chung cho cả công trường..."

Trong bức ảnh đi kèm, tân chủ tịch HĐQT mặc bộ váy màu hồng và tuy đội mũ bảo hộ nhưng đi giày cao gót cũng màu hồng.

Công ty 2.000 nhân viên

Tô Linh Hương

  • Sinh năm 1988
  • Đỗ thủ khoa vào đại học năm 2005, ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
  • Được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vinaconex - PVC sáng ngày 14/04/2012
  • Sẽ lãnh đạo PVC trong nhiệm kỳ bốn năm 2012-2016
  • Là con gái của ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng

PVV là công ty liên kết giữa hai Tổng Công ty nhà nước là Vinaconex và PVC, chuyên xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình, đầu tư, kinh doanh bất động sản...

Doanh thu năm 2012 của PVV ước tính 950 tỷ đồng. Công ty có gần 2.000 cán bộ công nhân viên, lương trung bình được nói vào khoảng tám triệu đồng/tháng.

Chưa rõ kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của tân Chủ tịch HĐQT như thế nào.

Người tiền nhiệm của cô Tô Linh Hương ở PVV, ông Trương Quốc Dũng, cũng là một người rất trẻ mới ở ngưỡng tuổi 30.

Cô Hương là con gái của ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.

Ông Rứa, sinh năm 1947, từng phụ trách lĩnh vực lý luận của Đảng trong vị trí Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.

Ông được bầu bổ sung vào Bộ chính trị Đảng CSVN tại Hội nghị Trung ương 9 hồi tháng 1/2009 và tái đắc cử tại Đại hội Đảng XI tháng 1/2011. Tháng 2/2011, ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Nói chung giới quan sát cho rằng tuy đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực tư tưởng, ông Rứa không có ảnh hưởng mạnh trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế.

Trong một điện văn viết cuối năm 2009, được tiết lộ trên Wikileaks ngày 30/08/2011, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam nhận xét ông Tô Huy Rứa thuộc phe cứng rắn (hard-liners) trong Đảng. Ông bị cho là đã chỉ đạo thắt chặt kiểm soát báo chí và tự do ngôn luận ở trong nước.

Lãnh đạo trẻ

Cô Tô Linh Hương đi thị sát công trình

Ngay sau khi được bầu, cô Tô Linh Hương đã đi thị sát công trình

Cô Tô Linh Hương là nhân vật mới nhất trong thế hệ các lãnh đạo trẻ, có xuất thân gia đình ở các chức vụ cao trong Đảng và nhà nước, mà dư luận Việt Nam gọi là các 'hạt giống đỏ'.

Một số người khác có thề̉ kể đến là con gái của Thủ tướng đương nhiệm, bà Nguyễn Thanh Phượng, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt; hay ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng, con trai ông Nguyễn Văn Chi, ủy viên Bộ Chính trị khóa X.

Điểm đặc biệt của những lãnh đạo trẻ này là có học thức, được đào tạo bài bản, nhiều người du học tại các trường nổi tiếng thế giới.

Nhiều vị cũng tỏ ra năng động, nắm bắt được cơ hội.

Việt Nam là nước châu Á và ít nhiều chia sẻ với Trung Quốc có truyền thống để con cái các nhân vật cao cấp hoặc 'công thần' của chế độ cộng sản tiếp nối truyền thống chính trị gia đình, dù không rõ rệt như Bắc Triều Tiên.

Tại Trung Quốc, nhân vật được cho là sẽ lên làm Chủ tịch nước, chủ tịch Đảng nhiệm kỳ tới, ông Tập Cận Bình, là con của một cán bộ cao cấp lão thành, ông Tập Trọng Huân.

Con cháu các nhân vật cao cấp của Đảng và Nhà nước tại Trung Quốc cũng công khai chiếm nhiều vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống quyền lực, tạo ra cái tên 'Thái tử Đảng' (Chinese princelings).

Chiều nay sương khói lên khơi...

Những bóng hồng trong thơ nhạc
Chiều nay sương khói lên khơi...

Trong những ca khúc đầy tâm trạng hoài hương, mang nỗi buồn man mác như: Làng tôi (Chung Quân), Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương), Quê mẹ (Thu Hồ), Làng tôi (Văn Cao), Ngày về (Hoàng Giác)... thì Thuyền viễn xứ của Phạm Duy dù có buồn nhưng giai điệu khác hẳn: lạ hơn, sang trọng hơn...

Bạn thân của tôi, nhà báo Trần Thanh Bình, có một giọng hát khá tốt cho nên trong những lúc ngà ngà cuộc bia thường được đề nghị hát giúp vui (không đề nghị... cũng hát), và hầu như lúc nào anh cũng cất lên: “Chiều nay sương khói lên khơi. Thùy dương rũ bến tơi bời. Làn mây hồng pha ráng trời. Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người. Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần qua dạt bến lau thưa. Hò ơi, giọng hát thiên thu. Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về...” - (Thuyền viễn xứ). Giọng hát nghiệp dư của Trần Thanh Bình chỉ cỡ đó, nhưng cũng đủ làm xuyến xao tâm hồn người nghe, nói chi được thưởng thức tiếng hát của những danh ca như Thái Thanh, Sĩ Phú.



Bài thơ của một cô gái

Thế nhưng, nhiều người chỉ biết Thuyền viễn xứ là của Phạm Duy chứ chẳng mấy ai để ý rằng đây là một ca khúc phổ nhạc, dù trên bìa bản nhạc (thời đó, từ đầu thập niên 1940 cho đến 1954 trong toàn quốc, cả Cao Miên, và từ 1954 đến 1975 ở miền Nam, những bản nhạc được xuất bản dưới hình thức in rời bằng giấy cứng khổ lớn in 2 mặt, gấp lại ở giữa), Thuyền viễn xứ được cả hai nhà xuất bản Tinh Hoa và Á Châu ấn hành đều ghi rõ: nhạc: Phạm Duy, thơ: Huyền Chi.

Huyền Chi là bút danh của Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934 tại Từ Sơn (Bắc Ninh), theo gia đình vào Nam từ trước năm 1954. Lúc mới vào Nam (1948-1949), cô ở với chị gái tại Đà Lạt, sau đó về Sài Gòn (1950) vừa đi học vừa phụ mẹ trông nom sạp vải ở chợ Bến Thành. Bài thơ Thuyền viễn xứ là một trong 22 bài thơ nằm trong tập thơ Cởi mở của Huyền Chi xuất bản năm 1952, trong thời gian cô sinh hoạt với một nhóm văn nghệ sĩ trẻ và làm thư ký tòa soạn chuyên trách mục thơ cho Tạp chí Phụ Nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương. Và đây là nguyên văn bài thơ Thuyền viễn xứ, mà tác giả là một cô gái 18 tuổi:

Ra khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ bến tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi! Câu hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước, tiếng đời hoang mang
Sau mùa mưa gió phũ phàng
Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa
Lệ nhòa như nước sông Đà
Mái đầu sương tuyết lòng già mong con
Chiều nay trời nhẹ xuống hồn
Bao nhiêu sương khói chập chờn lên khơi
Hai bờ sông cách biệt rồi
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh
Ngàn câu hát buổi quân hành
Dặm trường vó ngựa đăng trình nẻo xưa
Biết bao thương nhớ cho vừa
Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường... lại đi...


Duyên văn nghệ
Tuy lời thơ có vẻ... cổ phong (vốn là chuẩn mực vào thời đó) nhưng vẫn toát lên một nỗi buồn man mác. Bố cục bài thơ cũng rất “chắc tay”, hồn thơ tinh tế. Tập thơ vừa in xong tại nhà in Sống Chung trên đường Trần Hưng Đạo thì tình cờ Huyền Chi gặp nhạc sĩ Phạm Duy khi ông đến thăm bà Đào (chủ nhà in). Cô ký tặng nhạc sĩ tập thơ Cởi mở. Cũng nghĩ là chút duyên văn nghệ thế thôi, bởi đó là lần gặp gỡ duy nhất giữa hai người. Vậy mà người được tặng tập thơ đã chọn một bài thơ lục bát rất... truyền thống trong tập thơ ấy để phổ thành ca khúc. Điều đáng nói là nhạc sĩ Phạm Duy đã trổ tài “phù thủy” khiến trong ca khúc phổ thơ của ông, khó ai tìm thấy bóng dáng của thể loại lục bát. Đã vậy, đoạn giữa được chuyển qua âm giai trưởng nghe vừa xa vắng, vừa rạo rực mênh mang: “Nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi. Đời nhịp sầu lỡ bước, Bước hoang mang rồi. Quay lại hướng làng, Đà Giang lệ ướt nồng. Mẹ già ngồi im bóng. Mái tuyết sương mong con bạc lòng...”.

Trong quyển Hồi ký Phạm Duy (tập 3, ấn bản 2008), tác giả viết: “Gần hai năm đã trôi qua kể từ khi tôi bỏ vùng quê vào Hà Nội, rời miền Bắc vào miền Nam, lo ổn định nơi ăn chốn ở và thu xếp công kia việc nọ ở Sài Gòn... Vào thời điểm này (trước cuộc di cư 1954), Huyền Chi, một cô em bán vải ở chợ Bến Thành đưa cho tôi phổ nhạc bài thơ nhan đề Thuyền viễn xứ. Bài thơ này nói lên tâm trạng một người Bắc Việt phải rời bỏ bến Đà Giang để vào sinh sống tại miền Nam. Phổ nhạc xong bài thơ nhớ miền viễn xứ, trong tôi lại nổi dậy sự viễn mơ của bài Bên cầu biên giới năm xưa, tôi bèn soạn bài Viễn du...”.
Huyền Chi lập gia đình với giáo sư Trần Phụng Tường vào năm 1954, và theo chồng ra Phan Thiết, nơi ông đang dạy Pháp văn ở Trường trung học Phan Bội Châu. Ở đây bà mở hiệu sách Bút Hoa và dạy Anh văn.

Nguyễn Phước Thị Liên, một cựu học sinh của Trường trung học Phan Bội Châu, đã “vẽ lại” chân dung của Huyền Chi như sau: “Huyền Chi là một phụ nữ đẹp, tài sắc vẹn toàn. Cô có nước da trắng khỏe, dáng người cao, gương mặt tươi, miệng cười hiền hậu dễ mến, tà áo dài màu thiên thanh đài các trong những chiều lộng gió, khi thầy cô sánh vai giữa thành phố Phan Thiết, đã làm xao xuyến bao tâm hồn nữ sinh lúc bấy giờ...” (Kiến Thức Ngày Nay số 768 tháng 12.2011).

Sau 1975, gia đình bà Huyền Chi chuyển vào Sài Gòn. Bà hiện vẫn còn sống tại đây, còn chồng bà - ông Trần Phụng Tường mất năm 2010. Trong 7 người con của hai ông bà có 4 người hiện ở Việt Nam, 3 người ở nước ngoài. Chắc chắn những người con ở xa quê này cũng sẽ có tâm trạng như mẹ của mình vào hơn nửa thế kỷ trước, khi:
“Chiều nay gửi tới quê xưa. Biết là bao thương nhớ cho vừa. Trời cao chìm rơi xuống đời. Biết là bao sầu trên xứ người. Mịt mờ sương khói lên hương. Lũ thùy dương rủ bóng ven sông. Chiều nay trên bến muôn phương. Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường...” (Thuyền viễn xứ).


Hà Đình Nnguyên

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Cổ Thành Quảng Trị và Đại Lộ Kinh Hoàng trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

Cổ Thành Quảng Trị và Đại Lộ Kinh Hoàng trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

Chiến tranh giữa 2 miền Nam-Bắc Việt Nam nếu kể từ trận đầu tiên là trận Ấp Bắc (ngày 31 tháng 12 năm 1962) cho đến trận cuối cùng là Chiến Dịch Hồ Chí Minh (ngày 26 tháng 4 năm 1975) thì gồm cả hàng trăm trận đánh lớn-nhỏ như trận Đồng Xoài, trận Pleime, trận Làng Vây (trong thập niên 1968), trận Lam Sơn 719, trận Ban Mê Thuột, trận Xuân Lộc (trong thập niên 1975)... nhưng giới nghiên cứu quân sự thế giới đồng ý chỉ có 3 trận đánh chính, cần quan tâm đó là các trận: Mậu Thân 1968 (Hoa Kỳ gọi là Tet Offensive 1968), trận Quảng Trị 1972 (Hoa Kỳ gọi là Easter Offensive, miền Nam VNCH gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972) và trận 30 tháng 4 năm 1975 (Cộng Sản Bắc Việt gọi là Chiến Dịch Hồ Chí Minh).

Nhân dịp tháng 9 là tháng mà ngày 16 tháng 9 năm 1972 là ngày 6 quân nhân của Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến (Lữ Đoàn 258) đã dựng lại quốc kỳ miền Nam VNCH nền Vàng 3 sọc Đỏ trên bờ thành phía Tây cổ thành Quảng Trị (cùng lúc các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến thuộc Lữ đoàn 147 cũng đã làm lễ dựng cờ phía Đông của cổ thành) nên tác giả (bài viết này) chỉ góp chút tài liệu cùng hình ảnh về 2 địa danh nổi tiếng trong trận đánh Quảng Trị là Cổ Thành và Đại Lộ Kinh Hoàng.


Cổ Thành trong trận đánh Quảng Trị chính là tòa thành cổ có tên Đinh Công Tráng, được xây dựng vào năm 1823 thời vua Minh Mạng. Sơ khởi thành này được làm bằng đất nện cho đến năm 1838 thì được xây lại bằng gạch. Các tài liệu nói là thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là gần 2000 m, cao 9,4 m, dưới chân dày 12 m. Bao quanh có hệ thống hào rộng 4 m, sâu 8 m, bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Khi trận Quảng Trị xẩy ra thì trong cổ thành là bản doanh của tiểu khu Quảng Trị và bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh (Bộ chỉ huy Tiền phương của sư đoàn thì đóng ở căn cứ Ái Tử).


Quảng Trị là tỉnh giới tuyến miền Nam VNCH đối với miền Bắc Cộng Sản và không ai nghĩ hoặc tin là sẽ có ngày Cộng Sản Bắc Việt sẽ vượt làn ranh giới tuyến quy ước (sông Bến Hải-cầu Hiền Lương) để công khai xâm lăng miền Nam VNCH nên vì thế chính quyền miền Nam VNCH đã để Sư đoàn 3 Bộ Binh phòng thủ miền giới tuyến này. Sư đoàn 3 Bộ Binh (Tư lệnh là Chuẩn tướng Vũ Văn Giai) là một sư đoàn tân lập (vào tháng 10 năm 1971) gồm 3 trung đoàn (2, 56 và 57). Trong 3 trung đoàn này thì chỉ trung đoàn 2 là có nhiều kinh nghiệm chiến trường vì đã được tách ra từ sư đoàn 1 Bộ Binh và hai trung đoàn 56, 57 còn lại thì yếu kém về huấn luyện và kinh nghiệm tác chiến (có các thành phần gốc đào binh trong đơn vị). Chính vì vậy, tỉnh Quảng Trị được chính quyền miền Nam VNCH tăng phái thêm 2 Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến (147 và 258) nhằm để bảo vệ mặt phía Tây của tỉnh (giáp với nước Lào).


Ngày 30 tháng 3 năm 1972 (đúng 12 giờ trưa), 2 Sư đoàn 304 và 308 Cộng Sản Bắc Việt (khoảng 30.000 quân) với hỗ trợ của các trung đoàn xe tăng và pháo binh (từ Vĩnh Linh bắn sang), cùng với 150.000 Việt Cộng miền Nam đã vượt qua giới tuyến quy ước (cầu Hiền Lương-sông Bến Hải) để khởi sự trận chiến mà chúng gọi là Chiến Dịch Nguyễn Huệ. Thêm vào đó, từ phía Tây của tỉnh Quảng Trị, Cộng Sản Bắc Việt (Sư đoàn 324B) với xe tăng T 54, T 55, PT 76 hỗ trợ, theo đường 9 từ nước Lào vượt qua Khe Sanh, tiến vào thung lũng sông Thạch Hãn. Áp lực quá mạnh của các sư đoàn Cộng Sản Bắc việt đã gây bất ngờ cho quân phòng thủ của miền Nam VNCH. Các trận pháo ác liệt của Cộng Sản Bắc Việt Cộng (gồm pháo tầm xa 122 ly, 130 ly, pháo phòng không 37 ly, 57 ly và đặc biệt hỏa tiễn chống chiến xa AT-3 Sagger cùng hỏa tiễn địa không tầm nhiệt SA-7 Strela) thêm thời tiết xấu nên giảm thiểu sự yểm trợ của không quân (miền Nam VNCH và Hoa Kỳ) đã dẫn đến (lần lượt) 11 căn cứ hỏa lực của quân đội miền Nam VNCH phải thất thủ (căn cứ Bá Hô, Holcomb, Sarge, Fuller, 2, Khe Gió, Carrol, Mai Lộc, Ái Tử...).


Trước áp lực quá mạnh của phía Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam trong địa bàn Quảng Trị, ngày 30 tháng 4 thì Chuẩn tướng Vũ Văn Giai mở phiên họp với các đơn vị trưởng thuộc quyền để bàn kế hoạch lui binh và việc lui binh đang khởi sự thì viên tướng Tư lệnh Quân Đoàn 1 (Hoàng Xuân Lãm) lại ra chỉ thị tử thủ Quảng Trị. Lệnh và phản lệnh giữa quân đoàn và sư đoàn khiến các đơn vị trưởng đã bất tuân thượng lệnh và chính vì đó mà hệ thống phòng thủ Quảng Trị đã bị gẫy đổ (vì các đơn vị tự động rời bỏ vị trí đóng quân để rút lui về hướng Nam). Chuẩn tướng Vũ Văn Giai (cùng bộ tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh) được trực thăng vận từ cổ thành Đinh Công Tráng về Đà Nẵng (ngày 2 tháng 5). Cổ thành Đinh Công Tráng gần như bỏ ngỏ nên phía Cộng Sản Bắc Việt cùng Việt Cộng miền Nam đã chiếm đoạt dễ dàng cứ địa này và sau đó là toàn bộ tỉnh Quảng Trị.


Mất tỉnh Quảng Trị vào tay Cộng sản Bắc Việt, chính quyền miền nam VNCH liền sau đó đã thay thế 2 viên tướng Hoàng Xuân Lãm (Tư lệnh Quân đoàn 1) và Lê Nguyên Khang (Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến) bằng tướng Ngô Quang Trưởng và tướng Bùi Thế Lân cùng tăng cường thêm lực lượng (Lữ đoàn 2 Nhẩy Dù, Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân rồi sau đó thêm Lữ đoàn 3 Nhẩy Dù và Trung đoàn 4 thuộc Sư đoàn 2 Bộ Binh ) để nhằm phản công tái chiếm các vùng đất đã mất. Các kế hoạch phản công của quân đội miền Nam VNCH đã hình thành nhanh chóng (tái chiếm lại được một số căn cứ cũ như Bastogne, Checkmate... và chợ Quảng Trị, Ty Y tế, Ngân Khố, Tòa Án...) để sau cùng là đánh bật cán binh Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam ra khỏi cổ thành Đinh Công Tráng (ngày 16 tháng 9) sau 81 ngày chúng (bám trụ) cố thủ tại đây.


Đại Lộ Kinh Hoàng là tên mà nhà báo Ngy Thanh (Đặc phái viên của báo Sóng Thần trong thời điểm đó) đặt cho đoạn đường dài độ 9 km trên quốc lộ 1 từ cầu Bến Đá tới cầu Trường Phước trong quận Hải Lăng tỉnh Quảng Trị nơi mà dân chúng (cùng binh lính) miền Nam VNCH rút chạy về hướng Nam trong những ngày cuối tháng 4 năm 1972 khi chiến sự xẩy ra trong làn đạn pháo của quân đội Cộng Sản Bắc Việt. Đoạn đường này nằm giữa các đụn cát trắng, không nhà cửa, cây cao và chỉ là các lùm cỏ bụi do vậy dễ dàng nằm trong tầm ngắm của các tiền sát viên (đề lô) Cộng Sản Bắc Việt khi gọi pháo 122 ly, 130 ly, cối 160 ly... của chúng từ hướng rừng Trường Sơn nã vào dòng người di tản. Ước tính có gần 2000 người bị chết (chỉ thu gom được 1841 xác người gần như còn lành lặn) và hơn 500 xe cộ các loại (của dân chúng và quân đội) bị phá hủy trong trận pháo thảm sát trên đoạn đường này.


Trước khi xẩy ra trận mùa hè năm 1972, tỉnh Quảng Trị có diện tích là 3966 km2 với dân số 270.984 người. Sau khi kết thúc trận chiến mùa hè vào tháng 9-1972, diện tích Quảng Trị chỉ còn có 164.900 km2, với 3 quận Triệu Phong, Mai lĩnh và Hải Lăng nhưng dân số tới 202.338 người (do bị phía Cộng Sản Bắc Việt chiếm từ phía bờ Bắc của sông Thạch Hãn). Điều này cho thấy, Cộng Sản Bắc Việt gây chiến tranh nhưng chỉ chiếm được đất chứ không bao giờ thu phục được nhân tâm, bởi sự tàn ác dã man của chúng.
Cộng Sản đi tới đâu thì dân chúng nơi đó đều phải bỏ của để chạy thoát thân.

Binh sĩ miền Nam VNCH trong thành phố Quảng Trị và tại vùng phụ cận.

Binh sĩ miền Nam VNCH trong cổ thành Đinh Công Tráng.

Cờ Vàng 3 sọc Đỏ tung bay trên cổ thành Đinh Công Tráng ngày 16-9-1972.

Cán binh Cộng Sản Bắc Việt cùng vũ khí bị quân đội miền Nam VNCH bắt giữ.

Tóm lại, trận Quảng Trị năm 1972 theo cái nhìn về mặt quân sự thì tuy Cộng Sản Bắc Việt chiếm được một dải lãnh thổ của tỉnh (từ bờ Bắc sông Thạch Hãn trở ra) nhưng kế hoạch xâm lăng bất ngờ định chiếm nhiều phần lãnh thổ hơn (dành dân-chiếm đất để mặc cả tại bàn Hội nghị Hòa Bình của phe Cộng Sản) đã thất bại. Phía Cộng sản Bắc Việt ngoài trung đoàn Triệu Hải (cố thủ bên trong Cổ Thành) bị xóa sổ, trung đoàn 48 B thuộc sư đoàn 320 B QĐNDVN- đơn vị chiếm giữ trung tâm thị xã Quảng Trị cũng đã bị thiệt hại hơn 80% quân số. Phía miền Nam VNCH thì một viên tướng phải ra tòa án binh (Chuẩn tướng Vũ Văn Giai) và đặc biệt (lần đầu tiên), tư lệnh Trung đoàn 56 Bộ Binh (trung tá Phạm Văn Đính) cùng một số binh sĩ (khoảng 600 người) đã đầu hàng Cộng Sản tại căn cứ Carrol (chiều ngày 3 tháng 4 chung với 22 đại bác gồm 105 ly, 155 ly cùng 175 ly). Cũng giống như các trận đánh trước và sau này trên mọi miền đất nước, chúng ta thấy rõ cuộc chiến do Cộng Sản Bắc Việt khởi sự đều thiếu chính nghĩa. Không có chính nghĩa nên họ không được sự ủng hộ của dân chúng. Và giống như tình trạng đã xẩy ra ở cố đô Huế dịp tết Mậu Thân-1968, khi thấy người dân không ủng hộ thì binh lính Cộng Sản đã thẳng tay chém giết và bắn phá. Ngoài Đại Lộ Kinh Hoàng thì trong tất cả các mặt trận của Mùa Hè Đỏ Lửa-1972 (tại An Lộc, Kom Tum, châu thổ sông Cửu Long...), pháo thủ
Cộng Sản đã tác xạ bừa bãi vào dòng người dân tị nạn không một tấc sắt trong tay khi biết họ chạy về hướng có quân đội miền Nam VNCH.

Phạm Thắng Vũ

Sept 18, 2011.

CHIÊU HỒN QUÁI ĐIỂU

CHIÊU HỒN QUÁI ĐIỂU

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?

Theo hồi ức của người cựu chiến binh, ĐĐP/ĐĐ2/TĐ1, những ngày cuối tháng Tư 1975 Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 1 nằm tại đầu dốc 47 (QL 15 Biên Hòa-Vũng Tàu).

Chiều 26/4/1975, Huấn khu Long Thành thất thủ (HKLT gồm trường SQ Bộ Binh Long Thành, trường Thiết Giáp, trung tâm huấn luyện Yên Thế / Biệt Kích).

Con đường từ ngã ba Thái Lan (TL) đến HKLT dài khoảng 4 km. ĐĐ 2/TĐ1 được lệnh trấn thủ trên đường này, bên phải,cách ngã ba TL cỡ 2 km. ĐĐ3 bên trái, cách con đường khoảng 100 thước, bung một Trung đội tiền đồn gần đường. ĐĐ4 phía sau ĐĐ2 và chếch về phải…

8 g tối 26/4/1975, ĐĐP/ĐĐ2 dẫn một Trung đội cùng hai chiến xa tiến lên trên khoảng 1 km thì phát giác VC đang chuyển quân (rất đông). Bắt đầu chạm súng. TĐP chỉ huy trên máy, nằm cầm cự đến sáng. ĐĐT/ĐĐ2 cho lệnh ĐĐP phối hợp với CX và 1 toán Nhảy Dù án ngữ tại chỗ.

Suốt ngày 27/4 chỉ toàn chịu pháo của địch chứ không đánh. Chiều tối 27/4, Thiết giáp và Dù tự động rút đi. ĐĐP được lệnh trở về tuyến ĐĐ2.

5 giờ sáng 28/4/1975, sau đợt pháo kích, VC ào ạt tấn công vào ĐĐ2. ĐĐP cùng 2 Trung đội 1 và 3 nằm trên, phía sau là ĐĐT và Trung đội 4. Cộng quân rất đông, xung phong nhiều lần.
6 giờ sáng 28/4/1975, Trung đội 1 vỡ tuyến bị VC tràn ngập, hai bên chỉ cách nhau vài mét. Th/U Sinh tử thương tại hố chiến đấu, Th/u Thành bị thương rất nặng, âm thoại viên cũng tử trận. ĐĐT và Trung đội 4 rút về phía sau. Số còn lại của Trung đội 1 và 3 co cụm tiếp tục chiến đấu trong tuyệt vọng, cố gắng kéo anh em những người bị thương ra phía sau nhưng không được. Chỉ cứu được vài người, trong số đó có vợ của một quân nhân bị thương nặng.
Rút ra ngã ba TL, gom quân lại còn khoảng 50 người (Trung đội 2 của Th/U Nghĩa còn nguyên vẹn vì nằm tiền đồn, chệch hướng tiến của VC không trực diện). ĐĐT cho lệnh phản công. ĐĐP cùng Th/U Nghĩa và khoảng 30 anh em cố gắng tiến chiếm lại phòng tuyến cũ nhưng hoả lực địch quá mạnh, không lên được. Th/U Nghĩa bị thương. Tất cả nằm im tại chỗ.

Khuya 28/4, rạng 29/4/1975 khoảng 1 giờ đêm, VC tiến quân, thẳng lưng đi hàng bốn hàng năm trên đường lộ, bị quân ta đánh ngay khúc giữa bỏ chạy.
Khoảng 5, 6 g sáng 29/4/1975, địch tăng cường quân số rất đông đảo, có chiến xa yểm trợ nổ súng phản công. Hỏa lực địch quá mạnh, quân ta bị vỡ tuyến.
Ra tới ngã ba TL, quân số ĐĐ2 kiểm lại còn chưa được 20 người.



Gió mưa sấm sét đùng đùng,
Dãi thây trăm họ nên công một người.
Khi thất thế tên rơi đạn lạc,
Bãi sa trường thịt nát máu rơi,
Mênh mông góc bể chân trời,
Nắm xương vô chủ biết rơi chốn nào?

Khoảng hơn 50 chiến binh TĐ1 đã vĩnh viễn nằm xuống trong các hố chiến đấu dã chiến đào vội trong rừng cao su tại Long Thành.



36 năm sau, những khu rừng cao su xưa nay đã nhường chỗ cho nhà cửa, quán xá mọc lên chi chít.



Những người lính TĐ1 năm xưa, nay đã "Phận trai già cõi chiến trường …" trở về với tấm thân thương tật, sống cuộc đời lầm than trong xã hội đã đảo điên vì vận nước nhưng không bao giờ quên anh em đồng đội xưa, những người lính

Sống đã chịu một bề thảm thiết,
Ruột héo khô dạ rét căm căm,
Dãi dầu trong mấy mươi năm,
Thở than dưới đất ăn nằm trên sương…
Hương lửa đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa bấy niên…

nên hàng năm, cứ vào dịp cuối tháng Tư lại tìm về thăm lại chốn chiến trường xưa, thắp nén hương lòng tưởng nhớ anh linh những người đã nằm xuống vào giờ khắc cuối cùng của quê hương



Th/U Thành (K28VB-TrĐTr/TrĐ3), Th/U Sinh (K29VB- TrĐTr/TrĐ4) của ĐĐ2/TĐ1 đã nằm xuống cùng anh em thuộc quyền tại nơi này (ngôi nhà đóng cửa phía sau hàng cây bạch đàn)



Th/U Nghĩa (K27VB- TrĐTr/TrĐ2) bị thương (về Lê Hữu Sanh ) và anh em thuộc quyền nằm lại tại căn nhà này.
Hai địa điểm cách nhau khoảng 50 mét và ở giữa là con đường nhựa chạy từ ngã 3 Thái Lan vào Huấn Khu Long Thành.



Nơi gốc cây gần vách căn nhà tường gạch đỏ có 6 anh em đã hy sinh.

Căn nhà có trụ thu phát sóng cũng đã có 6 anh em hy sinh tại đây.



36 năm đã qua ... đã biết bao vật đổi sao dời ... không thể để cho linh hồn anh em cứ mãi vật vờ trong cảnh
...
Bãi tha ma kẻ dọc người ngang
Cô hồn nhờ gửi tha phương
Gió trăng hiu hắt lửa huơng lạnh lùng ...

nên mùa Vu lan vừa qua, tháng 7 Tân Mão 2011, anh em đã cầu siêu rước vong linh tất cả những đồng đội TĐ1 Quái Điểu hy sinh vào ngày cuối cuộc chiến trong những cánh rừng cao su Long Thành về nương nhờ cửa Phật, với ước nguyện

Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ
Phóng hào quang cứu khổ độ u
Rắp hòa tứ hải quần chu
Não phiền trút sạch oán thù rửa không

để anh em được siêu thoát về cõi Vĩnh Hằng



Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết.
Mong các anh yên nghỉ, siêu thoát và xin hãy tha lỗi cho sự chậm trễ của chúng tôi, những người còn sống!

Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh.
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.

Họ là kẻ từ nghìn muôn thuở trước
Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu.
Và làm cho những đất cát hoang vu
Biến thành một giải san hà gấm vóc.

Họ là kẻ không nài đường hiểm hóc
Không ngại xa, hăng hái vượt trùng sơn.
Đã âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn
Cuộc Nam Tiến mở giang sơn lớn rộng.

Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng.
Đã xông vào khói lửa, quyết liều thân
Để bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc.

Trong chiến đấu không nài muôn khó nhọc,
Cười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian nan.
Người thất cơ đành thịt nát, xương tan
Nhưng kẻ sống, lòng son không biến chuyển.
Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm,
Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa
Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà
Để sống lại cuộc đời trong bóng tối.

Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi.
Trong loạn ly, như giữa lúc thanh bình
Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.

Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,
Tuy bảng vàng, bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật.
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông.
Và anh hồn cùng với tấm tinh trung
Đã hoà hợp làm linh hồn giống Việt.

Cao Xuân Huy - Người ở lại Thuận An

Cao Xuân Huy - Người ở lại Thuận An

Đỗ Xuân Tê

Cao xuân Huy đã trở về cát bụi. Thân xác ông đã được hỏa thiêu sau một tang lễ vừa trang nghiêm theo nghi lễ quân cách vừa thân mật đơn giản như một cuộc chia tay trong đó có đông đủ thân nhân, đồng đội, bạn bè, bạn văn, bạn làm báo và độc giả của ông.

Hiếm thấy một người vướng vào nghiệp văn bút, báo bổ tại một vùng đất vốn được đồng hương gọi đùa là ‘gió tanh mưa máu’, nhưng lại được quí mến gần gũi tâm đắc, rồi đến lúc đau yếu nhắm mắt xuôi tay lại được nhiều người nhiều giới chia buồn phúng điếu đưa tiễn bằng lời nói bằng bài viết trên các phương tiện truyền thông hải ngoại tựu chung tỏ lòng thương tiếc sâu sắc một con người mà hồi sinh thời rất can trường trong chiến đấu, nghiêm túc trong công việc nhưng lại ‘hết mình’ trong cuộc chơi với những người vốn biết và giao lưu với ông.

Cuộc đời Cao xuân Huy mà người ta quen gọi là ‘ông Gẫy Súng’ cũng khá lạ kỳ. Nhờ vào lính mà sau này mới trở thành nhà văn, rồi từ tác phẩm đầu tay Tháng Ba Gẫy Súng người ta mới biết ông qua danh xưng ‘nhà văn’ hơn là …‘nhà binh’. Với ai khác được gọi là nhà văn chắc phải hãnh diện về thiên chức của nó, nhưng oái oăm thay ông vẫn không chịu nhận mình là nhà văn và cứ xin coi ông là ‘người lính’, môt người lính quay sang cầm bút sau khi gẫy súng để tường thuật những sự việc do chính ông trải nghiệm, đặc biệt ở thời điểm cuối cùng của cuộc chiến. Bằng ngòi bút ông viết lại một cách trung thực như những gì nó đã xảy ra, không hư cấu không vẽ vời không tô hồng không đánh bóng. Khi một người lính nói sự thật theo bản chất ‘nói thẳng như lính’ thậm chí kèm theo cả ngôn ngữ chửi thề, thì những điều ông kể ra cùng với tài viết văn tiềm ẩn tự phát chẳng ai dạy nhưng trời cho đã được người ta nhanh chóng tin ông và chấp nhận ông để từ đây giới văn bút coi ông là nhà văn, độc giả gọi ông là nhà văn, dù sau này có nghiêng về làm báo và hai mươi lăm năm sau mới ra một đầu sách mới, nhưng chỉ một Tháng Ba Gẫy Súng tên tuổi ông đã thành danh và ‘lừng lững’ đi vào dòng văn học sử hải ngoại như một bạn văn ca ngợi mới đây.

Những gì về sự nghiệp văn bút và chủ biên văn học của Cao xuân Huy đã và sẽ còn được nhiều người viết và nhắc nhớ. Tháng Ba Gẫy Súng sẽ được đánh giá như một tập hồi ký sử thi chứng nhân cho ngày tàn của cuộc chiến, nó sẽ được độc giả trân trọng như Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam và một số bút ký chiến tranh nổi bật của số ít tác giả miền Nam, thậm chí kể cả Nỗi Buồn Chiến tranh của Bảo Ninh nếu không ngại phân biệt về mặt quan điểm.

Ở đây người viết chỉ để ý một khía cạnh là không hiểu vì sao mà Cao xuân Huy cứ trăn trở chuyện xin coi ông là người lính thay vì nhà văn. Tất nhiên có những nguyên ủy của nó, mà dễ hiểu nhất thì vẫn tại vì bản thân ông…là lính! Hãy nghe ông tự sự từ đáy lòng mình về tình yêu của ông với đời quân ngũ,

“tôi yêu đơn vị tôi, tôi yêu màu mũ, màu áo tôi, tôi yêu thuộc cấp tôi và tôi kính trọng thượng cấp tôi. Tôi bình thản chấp nhận mọi thói hư tật xấu của thượng cấp và thuộc cấp, và chính tôi cũng có quá nhiều thói hư tật xấu.”

Đơn vị ông là Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến, màu mũ là màu xanh của binh chủng, màu áo là màu rằn ri tựa như dấu in cọp biển, thuộc cấp là lính thuộc đại đội ông khoảng trên dưới một trăm, thượng cấp thì quá nhiều vì cấp bậc của ông chỉ là trung úy đại đội phó. Dù thượng cấp hay thuộc cấp ông vẫn yêu họ như chính mình, dù ai xấu ai tốt thì ông cũng chẳng hơn ai và chẳng dám đoán xét ai. Vào lính ở tuổi hai mươi trong một đợt tuyển quân cao điểm hồi Mậu Thân 68, trải qua các chiến trường từ Cà mâu đến miền giới tuyến, cuối cùng trụ lại làm anh lính gác giặc theo tuyến phòng thủ bảo vệ cố đô sau Hiệp định Paris trải dài từ sông Thạch Hãn qua Phá Tam giang xuống tận Thuận an và gẫy súng tại đây sau một cuộc rút quân hỗn lọan.

Trở lại chuyện của ông quả ít ai có tâm hồn luôn thiết tha với màu cờ sắc áo, sau khi gẫy súng bị bắt làm tù binh ông vẫn mặc đồ trận, người ta cũng chẳng cấp bộ đồ tù chỉ yêu cầu cởi bỏ lon lá, sau này ra hải ngoại có dịp ông vẫn mặc quân phục, vẫn đeo huy hiệu của binh chủng mình, nhưng chỉ mang bảng tên trên ngực ghi HUY 4, có nghĩa là tên & đơn vị của ông, đến khi vào quan tài thì cũng được liệm nguyên bộ đồ này. Con số 4 luôn theo chân ông, ông sống chết với nó suốt bảy năm quân ngũ, một đơn vị tác chiến cấp tiểu đoàn nhưng đã lừng danh bốn vùng chiến thuật, chính đơn vị này là đơn vị đầu tiên đã chạm trán quân chính qui Bắc Việt tại chiến trường Bình Giả miền Đông năm 1964, mở đầu cho cuộc thư hùng của những trận đánh lớn sau này. Cũng đơn vị ông trở thành mũi nhọn trong trận tái chiếm Cổ thành mùa hè 72 khiến đội quân đối nghịch khi rút về bên kia sông Thạch Hãn lúc đi đủ chục lúc về còn ba. Nói vậy chứ tổn thất trả giá cho những lần quyết tử cũng là những con số chóng mặt, chính tôi đã mục kích khăn sô trắng đầu các cô nhi quả phụ trong trại gia binh cạnh hậu cứ tiểu đoàn của ông tại Vũng Tàu để thấy cái khắc nghiệt của chiến tranh và sự hy sinh cao độ của các đồng đội của ông suốt chiều dài cuộc chiến. Tôi thiết nghĩ chính vì cứ trăn trở bởi những hình ảnh này mà Trung úy Huy người may mắn sống sót sau những trận để đời đã không ngoảnh mặt quên đi quá trình chiến đấu để nhận những phong vị khác xem ra cao trọng hơn cho tên tuổi của mình.

Dù gẫy súng ông vẫn chết với tư cách một người lính, xứng đáng được đồng đội phủ cờ hôm tang lễ vừa qua vì thực chất ông không thuộc diện đầu hàng buông súng. Ông bị gẫy súng trong tư thế đang chiến đấu và chịu làm tù binh khi các cấp chỉ huy của ông không thể xoay chuyển được chiến trường. Ông trở thành một trong những ‘người ở lại Thuận An’ và trở thành chứng nhân cho bi kịch thời đại của một cuộc rút quân Waterloo thu nhỏ tại cửa biển oan nghiệt này vào một ngày tháng ba, ‘tháng ba gẫy súng’, dự báo cho một ‘tháng tư tan hàng’, xóa sổ tức tưởi một đạo quân được coi là chiến đấu rất can trường trong quân sử Việt.

Cửa biển Thuận an, một địa danh không xa lạ gì với người dân xứ Huế, và anh em chúng tôi khi được lệnh tăng phái từ Phủ đầu Rồng để bảo vệ cố đô, nhưng không ngờ vào thời điểm sắp tàn cuộc chiến thì Thuận an trở thành chứng tích của những cái chết vô nghĩa trong thảm cảnh gẫy súng nửa đường. Biển Thuận an trăng sáng thuở nào vẫn mang vị mặn nhưng không phải của muối, biển mặn vì máu. Máu của những người lính trẻ đã chết oan vì các tư lệnh của họ đã bỏ cuộc, đã bỏ chạy trước khiến họ phải chân đất chạy ra cửa Thuận an, con đường độc đạo ra biển để chờ tàu xuôi Nam, trốn chạy những người anh em cùng màu da nhưng khác máu từ phương Bắc đang rượt đuổi theo họ. Nhiều kiểu chết nhiều cách chết, vừa tự xử bằng lưỡi lê, lựu đạn, vừa trúng thương bằng tăng bằng súng của đối phương, vừa bỏ thây vì sóng cao biển rộng nhưng phải đọc tác phẩm của Cao xuân Huy mới cảm nhận sâu sắc tấn bi kịch ‘mang con bỏ chợ’ của những lãnh đạo miền Nam và nét hào hùng của những người lính quyết tử theo màu cờ sắc áo.

Khốn khổ thay cho những người lính về từ địa ngục sau khi kẹt lại Thuận an lại bị dồn vào các trại tù cải tạo chờ đợi biến cố họ không mong vào cuối tháng tư rồi sống tiếp trong cảnh ‘đáy địa ngục’ sau 75, trong đó có người lính Cao xuân Huy.

Cao xuân Huy, người ở lại Thuận an. Nhờ ‘Ông Gẫy Súng’ mà người ta mới thấy hết nét bi thương của những ngày tháng Ba, nhờ ông mà những đồng đội nằm lại vĩnh viễn trên cửa Thuận an mới có cơ hội ‘lên tiếng’. Chúng tôi trân trọng ông về điều này và xin vinh danh ông với tư cách nhà văn song hành với danh xưng người lính. Xin ông cứ nhận ông là nhà văn vì chính ông là một nhà văn đích thực, một nhân chứng chỉ biết nói sự thật, và sự thật thì sống mãi ngàn thu.

Đỗ xuân Tê

Tưởng nhớ cố Đại Tá Nguyễn Thế Lương

Tưởng nhớ cố Đại Tá Nguyễn Thế Lương

Người Hùng TQLC Đại Tá Nguyễn thế Lương Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 369 ra đi trong tháng Tư Đen 2002 như một dấu ấn định mệnh để lại trong lòng mọi người, nhất là anh em quân nhân Thủy Quân Lục Chiến VNCH nhớ lại những gian khổ & oai hùng trong những ngày tái chiếm Cổ Thành. Biết bao người đã nằm xuống trong tiếng reo hò chen lẫn tiếng súng khi Lá Cờ Vàng lại tung bay trên Cổ Thành, Lá Cờ ấp ủ bao Anh Linh của những người yêu nước chiến đấu cho Tự Do và Sống Còn Đất Nước ( tiếc thay nay lại có một số người đang nhẫn tâm chối bỏ trong những tổ chức hội đoàn của họ ?, tuy chỉ là một thiểu số nhưng cũng để lại một vết nhơ trong Cộng đồng Hải Ngoại, riêng cá nhân tôi thì họ là những ghẻ lở ung thối, mất gốc và vô ơn thời nay, thật buồn khi phải dùng những ngôn từ này !!! ).

Trong thời gian làm Biệt Đội Trưởng Trực Thăng cho Th/ Tướng Bùi thế Lân TQLC, trong những buổi họp Tham Mưu Hành Quân qua những cuộc mạn đàm với các vị Lữ Đoàn Trưởng Đ/Tá Lương , Bảo, Định , Chung cũng như các anh Tiểu Đoàn Trưởng Hòa râu, Hợp, Cảnh, Quang, Phúc Robert Lửa, Tùng, Kim, Phán, Đễ ..đã cho tôi những hình ảnh dũng cảm không bao giờ phai lạt. Thuở ấy các anh còn rất trẻ nhất là các Tiểu Đoàn Trưởng chỉ trên dưới 30 tuổi ( chắc cùng tuổi với hai ông anh Võ Bị ĐL của tôi đã hy sinh bên Binh Chủng Dù ? ).

Ngày Tr/Tá Phi Đoàn Trưởng hỏi tôi có thích biệt phái dài hạn cho TQLC không ? Tôi nhận lời ngay tuy biết rằng mình ít có dịp về Saigon như trước, tôi nghĩ đã có quyết định đúng vì khi trình diện với Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Th/Tướng Lân, ông đã ân cần tiếp đón, dặn dò, giới thiệu với các Sĩ Quan Hành Quân v.v. Cũng không quên sự chăm sóc Phi Hành Đoàn của anh Đan ( chánh văn phòng } và anh Tạ Hạnh ( tùy viên ) cho chúng tôi nơi ăn chốn ở. Mọi người bên TQLC đã xem anh em chúng tôi như người nhà. Là Sĩ Quan KQ Biệt Phái với cấp bậc Đ/Úy tuổi đời 25 tính thích bay nhảy vẫn còn, tôi đâm ra chững chạc hơn trong nhiệm vụ được giao phó, ngày cũng như đêm lúc nào các cấp đơn vị TQLC đụng trận là có mặt chúng tôi dưới sự điều khiển của Bộ Chỉ Huy hay Sq ban 3 chia sẻ những gian nan của một Sư Đoàn thuộc lực lượng Tổng Trừ Bị của VNCH. Những danh hiệu mang những địa danh ngoài Bắc VN đã cho tôi một ấn tượng sẽ có một ngày TQLC VNCH đặt chân trở lại quê cũ thân yêu như Lạng Sơn ( Th/Tướng Lân ) Bắc Ninh ( Đ/tá Bảo ) Đồ Sơn ( Đ/tá Định ) v.v...đã nói lên những hoài bảo của Binh chủng TQLC .

Những Huy Chương Anh Dũng Bội Tinh hay Chiến Thương Bội Tinh nhận được qua những trận chiến với tôi vẫn không bằng những lời của anh Tr/tá Hòa Râu: " Đ.M. đang đánh nhau mà nghe cái giọng nói của thằng " Bình Điên" trên tần số là tụi tao lên tinh thần, nó chịu đánh đấm ra hồn lắm chứ không phải như những đứa khác đâu, thấy nó bay trên lưới lửa phòng không tao vẫn cầu nguyện cho nó bình an ", cũng như anh Tr/tá Phán với giọng Huế đặc " Đ.M. tụi Trực Thăng mi đáng lẽ phải dạy cho tụi Mỹ bay mới phải chứ " . v.v...

Tháng Tư năm nay cũng đã 36 năm rồi anh em chúng mình ít có cơ hội gặp lại nhau nhưng câu nói của một ông tướng Mỹ đã ngôn : " Một ngày Mũ Xanh thì Cả Đời Mũ Xanh ", thằng em này tuy chỉ là một Phi Công biệt phái cho TQLC nhưng với những ân tình các anh dành cho cũng làm ấm lòng người lính KQ vì ai cũng tưởng tụi này chỉ biết ăn chơi thật là Oan Ông Địa quá. Tháng qua trong dịp Tang Lễ của Bác Sĩ TQLC Tr/tá Nguyễn văn Thế tôi có dịp gặp lại ông thầy Th/Tướng Lân và Đ/tá Chung ,T/tá Tấn căn cứ Sóng Thần , thấy mọi người tuy mỏi mệt vì tuổi tác nhưng vẫn khỏe mạnh là tôi mừng , nhất là vẫn nhắc lại câu chuyện " Bay trên Lửa Đạn "ngày xưa càng làm tôi quý mến các anh nhiều hơn. Trong những buổi họp mặt đơn vị có yêu cầu mặc quân phục tôi đã mặc phi bào ( áo bay ) rằn ri ngày nào với huy hiệu TQLC trên ngực như một kỷ niệm vẫn mãi trong tôi.

Nếu tình cờ anh Phán hay anh Hòa Râu có đọc được bài viết này cũng hãy cười hề hà như ngày xưa vì thằng em các anh chỉ kể lại nguyên văn những gì các anh nói mà không thêm mắm thêm muối đâu nhé. Chửi thề vẫn là câu nói đầu môi của dân tác chiến mà nhưng cũng phải phi lộ vài hàng kẻo các anh lại trách không biết trên dưới ( hì hì ..)

Kiểm điểm lại trong gia đình TQLC cũng đã mất đi những rường cột bên Hải Ngoại như Đ/tá Lương , Đ/tá Bảo ...không chết vì chiến trận lại chết vì bịnh tật như Ông "tháng Ba Gãy Súng " Cao xuân Huy là những chuyện không tưởng. Cầu mong cho những người còn lại như Th/Tướng Lân, Đ/tá Chung, Đ/tá Tôn thất Soạn ( Tỉnh trưởng Hậu Nghĩa ) là các bậc cao niên cùng toàn thể anh em trong Binh Chủng TQLC được Vạn An, Dồi Dào Sức Khỏe .

Thân kính chào Quý Vị .
Tháng Tư Đen năm 2011 .
Cựu Biệt Đội Trưởng Trực Thăng TQLC
Trương Công Bình


TƯỞNG NHỚ CỐ ĐẠI TÁ NGUYỄN THẾ LƯƠNG - LỮ ĐOÀN TRƯỞNG LĐ 369 TQLC VNCH

Richmond, Virginia (VANN) Đ/tá TQLC Lương đã về lại Cổ Thành với dân tộc Việt của Ông. Anh Hùng Mũ Xanh Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) đã từ giã những người thân yêu vào lúc 3 giờ chiều ngày 9 tháng Tư năm 2002 tại Richmond, Virginiạ Buổi tang lễ Cố Đại Tá Nguyễn Thế Lương đã được tổ chức trọng thể vào trưa thứ Bảy 13 tháng 4 năm 2002 với sự tham dự đông đảo của đồng hương, chiến hữu và đồng chí của ông.

Hiện diện trong buổi tang lễ có hầu hết những Cọp Biển và sĩ quan cấp úy TQLC tại Hoa Thịnh Đốn và phụ cận: Lê Văn Hiếu, Trần Ngọc Huệ, Lý Văn Hân, Nguyễn Tấn Quốc, Nguyễn Trung Lương, Trần Đình Thuỵ và những sĩ quan cấp tá: Nguyễn Văn Phán, Trần Thiện Hiệu, Trần Ngọc Toàn, Nguyễn Văn Nuôi, Bác Sĩ Vũ Đình Tựu, Đỗ Kỳ và Trần Quốc Bảo. Ngoài ra còn có rất đông những đảng viên kỳ cựu của Việt Nam Quốc Dân Đảng như: Cụ Đặng Đình Hải, Cụ Phan Vỹ, Nguyễn Tường Ánh, Trần Tử Thanh, Nguyễn Văn Hội, Tạ Quang Trung, Nguyễn Văn Tuệ ... Về phía nhân sĩ chúng tôi ghi nhận có Tu Sĩ Thái Hoà, Phái Đoàn Phật Giáo Hòa Hảo, Linh Mục Trần Đình Thắng và rất đông tín đồ Phật Giáo Richmond.

Đặc biệt và danh dự cho gia đình Đại Tá Lương là sự hiện diện ân cần của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Ông Trưởng đã đến dự tang lễ của người đồng ngũ trong im lặng nhưng vô tình đã làm sống bừng dậy tình huynh đệ chi binh của những người lính VNCH. Chúng tôi vô tình chứng kiến vào lúc Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đã ra về nhưng Bà Lương không hay biết nên cứ hỏi Trung Tướng đâu rồi ?? và bà tiếp tục khóc ... Sự thăm viếng đặc biệt này của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và những Cọp Biển TQLC còn là món quà cho những đồng hương Việt Nam tại thành phố Richmond, vì Nguyễn Thế Lương là một thành viên rất tích cực và luôn lưu tâm đến các sinh hoạt cộng đồng từ tháng 5 năm 1993.

Trong nghi lễ có Nghi Thức Phủ Quốc Kỳ VNCH, Phủ Đảng Kỳ VNQDDD, Văn Tế, Tiểu Sử (do ĐT Trần Quốc Bảo) , Hát Đảng Ca VNQDDD, Tặng Đảng Kỳ và Vòng Hoa Có Quốc Kỳ VNCH. Bài đọc về tiểu sử của Đại Tá Bảo rất buồn và cảm động, nhưng bài của ông Trần Thiện Hiệu lại còn buồn hơn. Thành thật mà nói, sau khi cuộc chiến chấm dứt ngang trái vào năm 1975, những gia đình quân nhân thuộc các lực lượng trực chiến với CS là những gia đình bất hạnh nhất. Mà mãi cho đến hôm nay những nỗi đau muộn màng vẫn còn âm ỉ diễn ra.

Nguyễn Thế Lương sinh năm 1930. Tốt nghiệp Tú Tài năm 21 tuổi. Tốt nghiệp khóa 5 Võ Bị Thủ Đức. Gia nhập binh chủng TQLC trong suốt cuộc đời binh nghiệp của ông. Sau biến cố 75, CSVN bắt bỏ tù ông 13 năm. Ông đến Hoa Kỳ tạm cư vào năm 1993 qua chương trình HỌ Cố Đại Tá Nguyễn Thế Lương còn là Đảng viên trung kiên và gương mẫu của Việt Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) từ năm 1968. Ông hoạt động trong một Chi Bộ đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh VN. Từ ngày tạm cư tại Richmond, Lâm Thao (Bí danh của Đại Tá Lương) là Thành Uỷ Viên Thành Bộ VNQDDD-HTDD và là Uỷ Viên Trung Ương VNQDD tại hảI ngoại. Tại Tang Lễ Đại Diện VNQDDD đã truy tặng Lâm Thao là Đảng Viên Gương Mẫu.

Nguyễn Thế Lương lập gia đình cùng bà Đỗ Thị Ngọc Lương. Hai Ông Bà có 8 người con, 6 gái 2 trai Hiện diện trong ngày tang lễ chúng tôi ghi nhận có 1 người con trai và 5 gái. Theo Đại Tá Trần Quốc Bảo thì người con trai cả và 1 cô con gái đang hiện sống ở VN.

Ông Lương là hổ danh của người Anh Hùng Mũ Xanh, Nguyên Lữ Đoàn Trưởng lữ đoàn 369 TQLC. Lữ đoàn của Ông đã có những chiến sĩ gan lì tiến chiếm Cổ Thành và làm chủ tình hình vào khoảng 8 giờ tối ngày 15 tháng 9 năm 1972. Bài hát Cờ Bay đã đi vào chiến sử và hình ảnh người chiến sĩ Mũ Xanh, hay còn được gọi Cọp Biển, đã đi vào lòng người Việt Nam yêu chuộng tự dọ. Nếu cộng sản tham tàn dùng chiến tranh tàn phá quê hương, thì ngược lại nhiệm vụ của chiến sĩ Mũ Xanh "trên hoang tàn ta xây dựng ngày mai". Hình ảnh ngày ngọn cờ Vàng chánh nghĩa tại Thành Đinh Công Tráng sẽ mãi phất phới trong lòng dân tộc Việt.

Đính kèm là danh sách những anh hùng Mũ Xanh Thủy Quân Lục Chiến trong trận tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị:

Lữ đoàn trưởng147 - Đại tá Nguyễn Năng Bảo,
Lữ đoàn trưởng 258 - Đại tá Ngô Văn Định,
Lữ đoàn trưởng 369 - Đại tá Nguyễn Thế Lương,
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 - Trung tá Nguyễn Đăng Hòa,
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 - Thiếu tá Trần Văn Hợp,
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 - Trung tá Nguyễn Văn Cảnh,
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 - Trung tá Trần Xuân Quang,
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 - Trung tá Hồ Quang Lịch,
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 - Trung tá Đỗ Hữu Tùng,
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 7 - Thiếu tá Nguyễn Văn Kim,
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 - Trung tá Nguyễn Văn Phán,
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 - Trung tá Nguyễn Kim Đễ.

Các Tiểu đoàn Pháo Binh:
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 - Trung tá Đoàn Trọng Cảo,
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 - Trung tá Đặng Bá Đạt,
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 - Trung tá Trần Thiện Hiệu
và trên dưới 16500 anh hùng Cọp Biển (bọn cộng phỉ hay gọi là Lính Thủy Đánh Bộ) .

Năm nay vào thời điểm ThángTư Đen cũng là ngày Đ/tá Nguyễn thế Lương từ bỏ cõi Trần Ô Trọc này ra đi về miền Vĩnh Cửu , đám đàn em của anh xin được thắp một nén nhang lòng tưởng nhớ đến anh , một người hùng Mũ Xanh hào hùng trong cuộc chiến Quốc Cộng với những chiến công lẫy lừng đi vào lịch sử . Muôn người còn lại không bao giờ quên được hình ảnh Lá Cờ Vàng trở lại tung bay trên cột cờ Cổ Thành Đinh công Tráng ngày nào trong bối cảnh " Nhất Tướng Công Thành Vạn Cốt Khô " , vui buồn lẫn lộn vì chiến công nào cũng đòi hỏi sự hy sinh của xương máu khi Đất Mẹ vẫn quằn quại trong khổ đau.
Anh đã sống rồi ra đi với lời thề của Thủy Quân Lục Chiến : Sát Cộng . Cầu xin anh yên tâm ra đi về chốn thanh bình không còn tiếng súng . Vĩnh biệt Cố Đ/tá Nguyễn thế Lương .

Viết lại nhân ngày giỗ tháng Tư của Đ/tá Lương .

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Chim hải âu và đàn bò gầy gặm cỏ cháy

Hôm nay
Mặt trời đen lại mọc
Trên quê hương
Cho thêm
Một đêm thật dài

Ngục tù còn đó
Chỉ tô lên màu sơn sặc sở mới
Mong che đi những vết máu loang dài

Gông cùm đó
Súng và roi còn đó
Nắm chặt trong tay lủ mã diện sai nha

Đêm thật dài
Tiếng những con cú đỏ
Rúc lên trong đêm
Hân hoan báo tử

Đồng bào
Hóa thân
Làm đàn bò gầy giơ xương ngoan ngoãn
Chỉ còn biết nhìn bầu trời đen
Mong thấy áng mây qua

Có những con hải âu tung cánh
Hiên ngang trong bóng tối
Báo tin cơn bảo dử
Sẽ đến một ngày
Cho
Những con bò giơ xương
Gặm cỏ cháy
Dưới ánh mặt trời đen
Chút niềm hy vọng
Thoát khỏi kiếp nô
Trở lại sống thật người.

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

đảng cs từ lâu không còn đại diện được cho ai ngoài quyền lợi cá nhân của những ai trong đảng. nếu còn có chút nhân cách thì vứt thẻ đảng lột áo quan làm dân mà sống. còn ăn cơm chúa còn múa tối ngày. còn chờ cho tới khi phục viên hay hạ cánh an toàn rồi mới ong óng phản tình chì làm trò rối. cứ theo thường tình mà nói thằng cướp đó nó không xấu nó cướp tiền thôi chứ chưa giết ai bao giờ. hehehe nghe coi có cười té ghế hay không chứ???

đám chó đẻ nào xực êm 16 tấn vàng?

Nhân ngày 30-4: Câu chuyện về 16 tấn vàng

Chuyện này xảy ra đã gần 37 năm. Từ đầu năm nay tôi nhận được 6 điện thư từ trong nước, từ Canada và Cộng hòa Liên bang Đức hỏi về chuyện này. Đây là chuyện rất cũ, nhưng do chế độ độc đảng luôn duy trì nhiều mảng tối, không công khai minh bạch, nên có nhiều vấn đề lịch sử cần làm rõ.

Vàng

Trưa 30-4-1975, trong phòng lớn của Dinh Độc lập, sau khi tôi gặp và hỏi chuyện tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu, không khí dần dần bình thản. Ông Nguyễn Văn Hảo ghé tới nói nhỏ với giọng miền Nam, «Thưa tôi là Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách về kinh tế – tài chính, có chuyện cần trình bày riêng với các ông». Tôi cùng ông Hảo đến ngồi bên chiếc bàn nhỏ gần cửa sổ. Vừa ngồi xuống, ông Hảo nói ngay: «Chúng tôi vừa trao đổi với nhau, muốn nhờ ông báo ra ngoài đó là bọn này đã giữ lại hơn 16 tấn vàng không để họ mang đi, hiện để trong ngân khố, mong ngoài đó cho người vô nhận». Tôi hỏi lại: «Ông nói sao? 16 tấn vàng trong ngân khố? Có thiệt không?». Tôi ghi vội vài chữ trên sổ tay: Ng. v Hảo, 16 tấn, ngân khố…, và nghe ông Hảo trả lời: «Thiệt chớ, bọn này chịu hoàn toàn trách nhiệm mà». Ông còn nói thêm: «Nếu các ông gửi (ông dùng tiếng Pháp «placer») ở các ngân hàng quốc tế lớn thì sau sẽ có thể thành 18 tấn, 20 tấn. Nếu cần, bọn này sẽ giúp».

Tối hôm đó tôi đi trên chiếc xe jeep của đơn vị thông tin Quân đoàn II khi được biết họ sắp vào sân bay Tân Sơn Nhất để bắt liên lạc với phái đoàn ta trong Ban Liên hợp Quân sự bốn bên (về sau là Ban LHQS hai bên) lập ra từ sau Hiệp định Paris tháng 1-1973. Tôi đã từng ở đó 60 ngày trong một khu gọi là trại Davis. Thật là may mắn không ngờ. Tôi hướng dẫn Thiếu úy Hà lái xe vì tôi đã hàng chục lần đi con đường này hồi 1973, và đã nghiên cứu rất kỹ bản đồ Sài Gòn mấy ngày đó. Tôi vào trại Davis như về nhà. Anh Võ Đông Giang, anh Hoàng Anh Tuấn vẫn ở đó. Chào hỏi xong tôi vội xuống trạm thông tin, thì vẫn là tổ thông tin hơn 2 năm trước. Dạo ấy anh em vẫn đánh bài viết của tôi cho báo Quân đội Nhân dân. Chiều nay sau khi viết bài báo xong, tôi rất băn khoăn vì các nhà báo Pháp, Ý, Đức đều cho tôi biết là bưu điện Sài Gòn đóng cửa 2 hôm nay rồi. Điện thoại viễn liên bị cắt đứt. Họ đang bế tắc không sao gửi bài đi được. Tôi cũng sốt ruột không kém. Vì gửi bài báo ngay đêm nay để sáng mai bài báo được in trên báo QĐND là một yêu cầu cấp bách. Thượng sỹ thông tin trẻ măng người Thái Bình tên là Hải đánh bài báo của tôi bằng tín hiệu Morse, tè tè tích tích. Bài báo gửi cho Thiếu tướng Lê Quang Đạo, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, để chuyển cho báo QĐND. Ngay sau bài báo là mấy dòng chữ «Gửi riêng Thủ trưởng Tổng Cục Chính trị – Tuyệt mật. Hôm nay 30-4-1975 Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo đặc trách kinh tế – tài chính báo tin cho tôi là đã giữ lại trong ngân khố hơn 16 tấn vàng, mong ta cho người vào nhận. Bùi Tín».

Sau đó tôi mới thong thả gặp gỡ các anh em ta trong trại Davis, cùng ăn một nồi chào gà tuyệt trần sau một ngày cực kỳ căng thẳng, mệt nhọc.

Bài báo đăng trên báo QĐND sáng ngày 1-5-1975 là bài báo duy nhất gửỉ được từ Sài Gòn vì hồi đó chưa có điện thoại cầm tay, chưa có máy điện toán xách tay như hiện nay. Máy fax rất nặng nề. Do bài báo được chuyển bằng tín hiệu Morse tè tè tích tích, nên có 2 chữ ghi sai. Đó là khi tôi nói về thực đơn của Tổng thống ngày 30-4 được in trên giấy đặt trên bàn làm việc của ông, có 2 món là «cá thu kho mía» và «gân bò hầm sâm», một món của cao lâu Tàu được gọi là «ngầu pín», đã bị ghi sai thành cá thu kho giá và gan bò hầm sâm. Nhiều người thắc mắc cá thu kho giá và gan bò hầm sâm thì có gì ngon và bổ. Người đánh và nhận Morse đã nhầm chữ «g» (tè-tè-tích) thành chữ «m» (tè-tè) và chữ «â» thành «a».

Ít lâu sau đó, tôi đọc trên cuốn A Decent Interval (Khoảng cách vừa phải) của Frank Snepp, một cán bộ CIA ở Sài Gòn trước đó, nói rằng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã mang đi hàng chục tấn tài sản quý sang Đài Loan, nơi có anh ông là đại sứ Nguyễn Văn Kiểu, để đưa sang Hoa Kỳ sau đó.

Tất cả các báo chính thức ở Hà Nội hồi đó đều trích đăng cuốn sách của Frank Snepp, đoạn nói về việc ông Thiệu chở tài sản quốc gia trong đó có hơn 10 tấn vàng trong ngân khố ra khỏi nước, và ai cũng đinh ninh là chuyện này là có thật.

Ở hải ngoại nhiều bài viết cho đến nay vẫn đinh ninh chuyện ông Thiệu mang đi 16 tấn vàng là có thật, lên án ông rất nặng nề là trong tình hình cực kỳ khẩn trương ông đã chỉ lo vun vén cho cá nhân, lo chiếm đoạt tài sản công thành của riêng một cách tồi tệ.

Về phía chính quyền độc đảng ở trong nước, họ vẫn cố tình duy trì một tình hình ỡm ờ úp úp mở mở, không rõ ràng minh bạch về hơn 16 tấn vàng trong ngân khố Sài Gòn hồi ấy, với ý định không sạch sẽ là để cho mọi người hiểu lầm về chuyện này.

Năm 1994, khi tôi đã ở Paris, một bạn người Việt làm việc cơ quan nghiên cứu và lưu trữ về chiến tranh Việt Nam ở Lubbock, Tiều bangTexas, Hoa Kỳ, cho tôi địa chỉ điện thoại của ông Nguyễn Văn Hảo. Tôi gọi ngay cho ông và từ đó có dịp nói chuyện về ngày 30-4-1975. Ông cho biết ông đang ở Port-au–Prince, thủ đô nước cộng hòa Haiti, trong vùng Antilles – Caribbean, làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Haiti. Ông cũng được biết đầu tháng 5-1975 ngoài Hà Nội đã cho riêng 1 chuyến chuyên cơ vào tiếp nhận hơn 16 tấn vàng và chở ra Hà Nội.

Đầu tháng 5-1975 tôi cũng được tướng Đào Đình Luyện, chỉ huy không quân, cho biết nguyên một chuyến chuyên cơ IL 18 đã chở số vàng thu được từ Sài Gòn ra Hà Nội.

Ông Hảo kể lại chuyện này: «Hồi đó, ông Vũ Văn Mẫu đề xuất với tướng Dương Văn Minh rồi giao cho tôi (là ông Hảo) mật báo cho đại diện của các ông, sau khi được báo là một sỹ quan cao cấp vào gặp bọn này». Ông nói thêm: «Các ổng muốn các ông hiểu rõ là bọn này đã cố giữ lại không cho họ mang đi để giữ lại tài sản quốc gia đặng giao lại cho quý ông». Ông còn cười vui: «Lẽ ra quý ông có một lời tiếp nhận và đánh giá công khai chuyện này cho đồng bào cả nước biết thì bọn này mới thật hài lòng». Lần sau gặp ông trên điện thoại, ông cho tôi biết thêm là «công bằng mà nói, đã có nhiều dự án chuyển hết số vàng trong ngân khố ra nước ngoài, qua các ngân hàng quốc tế, nhưng các cuộc thương lượng chưa ngả ngũ thì quý ông đã vô rồi. Anh em phụ trách Ngân khố quốc gia cũng tỏ rõ thái độ không để cho họ mang đi. Lẽ ra các ông nên có lời khen cho anh em đó vui lòng».

Trong các phiên họp của chính phủ, của quốc hội sau 30-4-1975, không có một chi tiết nào về hơn 16 tấn vàng được chính quyền miền Nam chính thức giao lại. Nó có thật sự nhập kho Nhà Nước đầy đủ, và được dùng vào những việc gì? Không ai biết. Đại biểu Quốc hội không ai hỏi, vì 90 % đại biểu là đảng viên, số ngoài đảng còn bảo hoàng hơn nhà vua.

Tháng 4-2010, Bộ Quốc phòng Hà Nội có cuộc họp «viết lại một cách chính thức diễn biến ngày 30-4-1975 ở Dinh Độc lập», họ không nhắc đến tên tôi, coi như nhà báo Bùi Tín không hề có mặt ở Sài Gòn ngày hôm đó, cũng không hề nhắc đến chuyện hơn 16 tấn vàng, một chi tiết không nhỏ, nhưng họ không muốn nhắc đến nữa.

Năm 1987, khi có dịp gặp ông Trường Chinh ở Đà Lạt, tôi kể lại chuyện này, ông cho biết: “Tôi có biết chuyện này, nhưng hết sạch cả rồi, trong mấy năm khó khăn, cấu véo hết tấn này đến tấn khác, mua lương thực, nguyên liệu, nay còn gì nữa đâu!”. Đây là câu duy nhất tôi nghe được về số phận của hơn 16 tấn vàng năm 1975, từ miệng một nhà lãnh đạo.

Các phiên họp Quốc hồi từ 1975 đến nay, không ai biết, cũng không ai hỏi , chiến lợi phẩm thu được ở miền Nam, số tiền hồi ấy bộ Công an có chủ trương bán bãi, bán tầu thuyền, thu vàng cho mỗi người lên tàu di tản – từ 3 lạng đến 6 lạng, có khi lên đến 12 lạng vàng mỗi đầu người - tất cả là bao nhiêu? Và tiền thu của người Hoa bị xua đuổi từ Cẩm Phả, Hon Gai, Hải Phòng vào đến Vũng Tàu, Chợ Lớn, Cần Thơ…là bao nhiêu? Lại còn tiền của thu được qua các chiến dịch tiêu diệt công thương nghiệp tư nhân, cái gọi là diệt gian thương trên toàn miền Nam hồi đó, tiêu tan đi đâu cả rồi? Trong Quốc hội có Ban Kinh tế – Tài chính, nhưng có ai được biết gì đâu, có ai dám hỏi gì đâu, cả một khối mờ ám cỡ quốc gia, do đồng nhất đảng với nhà nước, đảng với quốc gia, đảng với nhân dân, tuy ba mà một.

Lại còn trong chiến dịch gọi là giải phóng Campuchia khỏi diệt chủng của Khơ-me Đỏ cuối năm 1978- đầu năm 1979, đơn vị đặc công và một sư đoàn của Quân đoàn IV được lệnh chiếm các cơ sở trong thủ đô Pnom Penh, đặc biệt là khu hoàng cung, tiền của, kho tàng, đồ cổ lớn nhỏ đã được thu về bao nhiêu? Mang về nước ta bao nhiêu? Ờ đâu, có biên bản, thống kê gì không? Tôi được biết phần lớn là giao cho Ban Tài chính – Quản trị trung ương đảng, một cơ quan kinh tế – tài chính – thương nghiệp xuất nhập khẩu – sản xuất kinh doanh riêng của đảng, mà biên chế còn lớn hơn cả bộ Công thương và bộ Kế hoạch – Đầu tư cộng lại.

Chế độ hiện tại quan tâm đến tiền bạc, ngoại tệ, ngân khố, ngân hàng, hơn là cái gốc của nền kinh tế là sản xuất ra của cải với kỹ thuật cao, giá thấp . Họ quên chức năng cơ bản của nhà nước là phân phối, điều tiết phân phối lại thành quả phát triển cho toàn xã hội cùng hưởng.

Các bộ của chính phủ coi rất nhẹ việc quản lý về hành chính, chỉ chăm chú đến sân sau là các công ty kinh doanh để chia chác bổng lộc, mặc cho các chỉ thị thu rất hẹp lĩnh vực này.

Xin quan sát kỹ để thấy rằng ai dính đến tài chính, ngân hàng, ngân sách đều được thăng quan tiến chức nhanh nhất; thủ tướng hiện nay từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; chủ tịch Quốc hội hiện nay trưởng thành từ Cục trưởng Cục Ngân sách, rồi thứ trưởng tài chính, rồi bộ trưởng tài chính, rồi phó thủ tướng thường trực. Một phó thủ tướng hiện nay cũng từng là thứ trưởng rồi bộ trưởng bộ tài chính. Nguyên thống đốc ngân hàng Trần Đức Thúy cùng cậu con trai Trần Đức Minh và cộng tác viên thân cận là đại tá công an Lương Ngọc Anh đều là những nhân vật con cưng của chế độ, những công thần hàng đầu trong việc ngang nhiên phân phối lại tiền của của nhân dân đổ vào ngân sách riêng của đảng. (Các bạn có thể đọc thêm bài báo «Nạn chảy máu tài nguyên quốc gia» trên VOA ngày 17-8-2011).

Lúc này giới cầm quyền trong nước cần nhớ lại lời khuyên tâm huyết của ông Lý Quang Diệu mươi năm về trước là: «Khi sẽ có nhiều khoản tiền đầu tư lớn từ nước ngoài chảy vào, hãy giữ gìn cẩn thận, không để cho đồng tiền chỉ huy, ngự trị, làm chủ lương tâm viên chức, hãy rất cảnh giác với đồng tiền bẩn, đồng tiền phi pháp, nó sẽ phá hoại công cuộc phát triển». Cũng chính Cụ Lý – như một số người trong nước thân mật gọi – căn dặn cách phòng chống tham nhũng có hiệu quả là: luật pháp, ngành tư pháp, tòa án phải rất nghiêm (để không ai dám tham vì sợ tù ), lương viên chức tạm đủ sống (không cần tham nhũng), tuyên truyền giáo dục nêu gương các viên chức trong sạch sống thanh bạch, chỉ ra kẻ tham là kẻ cắp, kẻ cướp xấu xa ô nhục tàn phá rường cột của quốc gia (không ai nỡ tham nhũng vì sợ nhục).

Có thể nói tiền nong, vàng bạc, của cải trong chế độ độc đảng đã gây nên tham nhũng, bất công kinh khủng chưa từng có trong xã hội nước ta, tiền của vàng bạc phi pháp đã tha hóa giới cầm quyền ở mọi cấp, tàn phá đảng cộng sản Việt Nam từ gốc lên ngọn.

Hiện là thời kỳ đảng viên quan chức lao lên trước đi tiên phong để trở thành đại gia, đại điền chủ, đại trọc phú, đại tư bản đỏ, bỏ mặc nhân dân của mình nghèo đói ở phía sau, đến nỗi nhà Mác-xít Lữ Phương phải la trời rằng đảng cộng sản đã đi đầu trong xây dựng chủ nghĩa tư bản man rợ. Đó là thời kỳ các quan chức vứt hàng ngàn tỷ này đến hàng nghìn tỷ khác qua cửa sổ, chìm nghỉm dưới đáy biển, để mặc cho hệ thống y tế và giáo dục tàn tạ, bệ rạc.

Thời đại kim tiền của các nhà cầm quyền tỷ phú Marcos, Suharto, Park Chung Hy, Ceausescu, Ben Ali, Ghadafi, Mubarak…đã kết thúc bi thảm. Gương tày liếp cho những bầy sâu chói mắt vì ánh vàng.

Blog Bùi Tín (VOA)