Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Dziễn Biến Hòa Bình - hoanghaithuy

Dziễn Biến Hòa Bình

Dziễn Biến Hòa Bình..?

Tiếc biết chừng nào! Nữ Thần Tự Do đã không đập được Ðuốc Tự Do vào mặt Tàu Cộng Mao Trạch Ðông.

Phải là “Dziễn Piến Wà Pìn” mới đúng. Vì đây là bài bản của bọn Tàu Cộng, bọn An Nam Cộng chỉ cúi mặt đi theo đuôi bọn Tàu Cộng. Bọn Tầu Cộng sáng chế ra trò “Dziễn Piến Wà Pìn.” Chúng dùng trò này để tự cứu chúng khỏi chết.

Lâu dzồi, nhiều người đã quên: Năm 1980 khi bọn Nga Cộng đang huynh hoang đe dọa sẽ và sắp nhuộm đỏ toàn thế giới, anh Tầu Cộng Ðặng Tiểu Bình đã nói:

Mèo trắng hay mèo đen cũng được, miễn là nó bắt chuột.”

Bằng câu ấy Ðặng muốn nói:

“Chế độ nào cũng được, chỉ cần chế độ đó đem lại no ấm cho nhân dân.”

Câu nói này dư nọc độc phản động để bọn Tàu Cộng cho Ðặng Tiều Bình đi tù mút chỉ cà tha kiêm mút mùa Lệ Thủy. Nhưng họ Ðặng đã không chết, và bọn Tàu Cộng quẳng chủ nghiã Cộng sản vào hố rác như ta đã thấy.

Cũng trong những năm 1980 khi anh Tàu Cộng đưa ra chuyện “Mèo trắng, mèo đen,” anh Việt Cộng Lê Duẩn hung hăng con bọ xít tung ra những khẩu hiệu:

“Chủ nghiã Mác-Lê bách chiến bách thắng muôn năm.”

“Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa.”

“Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội xã hội chủ nghĩa.”

Với bọn lý thuyết gia cộng sản, câu nói: “Mèo trắng, mèo đen, mèo nào cũng được..” của Ðặng Tiểu Bình sặc mùi phản động. Bởi vì – đây là lý luận của bọn Cộng Nga –  lịch sử đã cho thấy “Chủ nghiã Tư bổn là xấu, tàn ác, người bóc lột người –  bọn lý thuyết gia Xô-viết luôn miệng nói: “Chủ nghĩa Tư bổn rỉ máu từng lỗ chân lông của nó ngay khi nó mới ra đời “- chủ nghiã Cộng sản là đẹp, là văn minh, tiến bộ; chủ nghiã Tư bổn nhất định sẽ bị đào thải, chủ nghĩa Cộng sản sẽ chiến thắng trên toàn thế giới. Chủ nghĩa Tư bổn đang rẫy chết. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, chân lý “Cộng sản sẽ thắng trên toàn trái đất ” không bao giờ thay đổi.”

Những năm 1960 Kút-xép, Trùm Cộng Nga, nói chắc hơn bắp:

“Chúng tôi đào mồ chôn bọn Tư Bổn các anh.”

“Dù mấy người có muốn hay không, chủ nghĩa Cộng sản cũng sẽ thắng.”

Năm 1988 tôi – CTHÐ – nằm phơi rốn trong Nhà Tù Chí Hoà, đọc tờ tuần báo Tuổi Trẻ của bọn Cộng Thành Hồ, thấy trên bìa báo có tranh vẽ cảnh công nhân Tầu trong cái gọi là Khu Kinh Tế Mới Thẩm Quyến, người công nhân Tàu trong tranh vẽ mặt mũi hốc hác, áo quần rách te tua, chui rào trốn ra ngoài. Tranh vẽ này nói lên chuyện bọn Tầu Cộng mời bọn tư bổn ngoại quốc vào đặt nhà máy sản xuất ở khu Thẩm Quyến, công nhân Tầu bị bắt vào đó làm việc cực khổ như nô lệ, đói rách, nhiều người phải liều mạng trốn ra.

Sô-xét-cu, Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Lỗ, bị nhân dân Lỗ kê súng vào đầu, bắn chết.

Cho đến những năm 1988, 1989, bọn Bắc Cộng còn chửi bọn Tầu Cộng phản bội chủ nghiã Mác Lê, mở nước Tầu cho bọn tư bổn Âu Mỹ vào khai thác sức lao động rẻ mạt của dân Tầu. Thế rồi cái gọi là Liên Xô sụp đổ, tượng Lê-nin, tượng Sít-ta-lin bị nhân dân kéo đổ, lôi ra nằm ở vệ đường, miệng cống, bãi rác, bọn Bắc Cộng sợ đái ra máu trước cảnh vợ chồng Chủ Tịch Ðảng Cộng sản Lỗ Sô-xét-cu bị lôi ra, dí súng vào đầu, bắn bỏ, cảnh anh em Na-dzi-bu-la được Nga Cộng dựng lên lập chính quyền Cộng ở Aéc-ga-nít-tan bị lôi ra treo cổ, cảnh Bức Tường Ô Nhục Berlin bị dân Ðức đập phá, lão Hôn-nách-cơ, Chủ Tịch Ðảng Ðức Cộng, cúp đuôi chạy ra nước ngoài..

Năm 1989 tôi gặp Lê Vĩnh X. trong Trại Tù Khổ Sai Z 30 A. Lê Vĩnh X. trước 1975 làm nhân viên một sở nào đó của Mỹ, anh được Sở cấp súng lục. Bọn Công An Phản Gián VC nghi Lê Vĩnh X. là gián điệp được Mỹ gài lại để hoạt động tình báo, chúng bắt anh. Biện pháp bọn Bắc Cộng – học mót bọn Nga Cộng, Tầu Cộng – áp dụng với những người bị chúng nghi là gián điệp được Tình Báo Mỹ gài lại là “giam thật lâu, giam 10 năm trở lên, khi thả ra bị mất liên lạc.” Bị bắt năm 1976,  năm 1992 Lê Vĩnh X. mới được thả. Anh từ Z 30 A trở về Sài Gòn sau tôi một năm. Khi gặp X. ở Sài Gòn, tôi báo tin:

“Thằng Na-dzi-bu-la chạy vào trốn trong Toà Nhà Liên Hợp Quốc ở Aéc-ga-nít-tăng.”

Lê Vĩnh X. nói:

“Chúng nó còn chạy đi đâu được nữa!”

Năm 1992 tôi cũng nghĩ như Lê Vĩnh X.:” Khi nhân dân Việt Nam nổi dậy, kéo đổ và kéo cổ tượng Hồ Chí Minh cho ra nằm ở bãi rác, phá nhà mồ Hồ Chí Minh, đào mả tên Lê Duẩn, lôi cổ bọn đảng viên cộng sản ra trước chợ nhổ vào mặt, bợp tai, đá đít như nhân dân những nước Hung, Lỗ, Tiệp từng làm, bọn Ðầu Xỏ Bắc Cộng sẽ không có chỗ nào mà chạy, sẽ không có nước nào trên thế giới chứa chúng. “

Hôm nay, Ngày 8 Tháng Năm, 2011, khi viết những dòng chữ này ở Kỳ Hoa, tôi không còn nghĩ như tôi nghĩ về bọn Bắc Cộng không có đất sống năm 1992. Hôm nay tôi nghĩ nếu có ngày phải bỏ nước chạy trốn, bọn Ðầu Xỏ Bắc Cộng không những chỉ có đất sống trên thế giới mà chúng còn có điều kiện sống thoải mái nhờ những số tiền đô-la Mỹ chúng gửi ở nước ngoài, chúng có thể sống phây phây ngay ở Hoa Kỳ. Ðô-la Mỹ giúp chúng sống. Sức mấy chúng chết.

Khi những lực lượng Quốc Gia Aéc-ga-nít-tăng đánh đổ được chính phủ Ác Cộng, họ quay ra tranh dành quyền lực và họ đánh nhau, bọn Taliban nổi lên đánh tan tất cả, Taliban làm chủ nước Aéc. Việc làm đầu tiên của Taliban là không oong đưa chi ráo trọi, không cơ sở quốc tế, quốc teo chi hết, Taliban vác súng xông vào toà nhà UNESCO lôi anh em Na-dzi-bu-la ra treo cổ cả hai tòn ten trên cột đèn. Em trai Na-dzi-bu-la là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trong chính phủ Ác do Nga Cộng dựng lên.

Bọn Cộng chết le lưỡi ở các nước Ðông Âu, nhưng bọn Cộng Tầu không chết. Biểu tình lớn ở quảng trường Thiên An Môn, rất tiếc Tượng Nữ Thần Tự Do của những người Tầu diệt Cộng đã không đâp được cây Ðưốc Tự Do vào mặt Lão Tầu Phù Mao Trạch Ðông. Bọn Tàu Cộng thoát nạn, ngồi vững, bọn Bắc Việt Cộng ăn theo. Ngày nào bọn đảng viên Tàu Cộng bị dân Tàu lôi ra đánh bạt tai, đá đít, ngày ấy bọn Bắc Việt Cộng bị dân Việt lôi ra đánh bạt tai, đá đít. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, chuyện ấy nhất định sẽ xẩy ra.

Nhưng chuyện đời cũng có nghĩa là “Ngày nào bọn Tàu Cộng còn ngự trị trên đất Tàu, ngày ấy bọn Bắc Việt Cộng còn ngự trị trên đất Việt.“

Bọn Việt Cộng bắt chước tất cả những trò bọn đàn anh Tàu Cộng của chúng làm. Bọn Tàu Cộng vứt bỏ chủ nghĩa Cộng sản, bọn Việt Cộng vứt bỏ chủ nghiã Cộng sản, bọn Tàu Cộng mời bọn Tư bổn Âu Mỹ vào nước, hoan hỉ cho dân Tầu làm công cho bọn Tư Bổn, bọn Việt Cộng làm y như thế.

Bọn Tàu Cộng đàn áp thẳng tay, bắt giam mút chỉ những người có đoàn thể hay có người theo, như những nhà lãnh đạo tôn giáo, như những người Pháp Luân Công, chúng tạm dung cho những người chống đối đơn lẻ, bọn Việt Cộng thẳng tay đàn áp những mục sư, linh mục, những nhà lãnh đạo tín đồ Hòa Hảo, tuy tạm dung nhưng chúng vẫn sẵn sàng bắt giam dài ngày những người chống đối đơn lẻ mà chúng thấy nguy hiểm cho chúng.

o O o

Trong những sách truyền bá Chủ nghĩa Mác được bọn Bắc Cộng đưa vào Sài Gòn sau năm 1975, thấy ghi:

“Khi đánh giá một chế độ tốt hay xấu, ta xét trên những tình trạng của người dân trong chế độ ấy: Ăn, Mặc, Ở và Ði lại.”

Ăn của dân Bắc Kỳ dưới chế độ gọi là chế độ xã hội chủ nghĩa là Ăn Ðói. Người dân Bắc Cộng có câu: “Sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa người ta không đến nỗi chết đói nhưng người ta đói đến chết.

Dân Bắc Cộng Mặc Rách, Ở Bẩn, Ði lại vất vả.

Người Bắc vào Sài Gòn sau năm 1975 nói với những người Sài Gòn:

“Không biết tại sao họ cấm không cho dân làm ăn riêng, không ai được làm nghề gì riêng cả.”

Những người Bắc Cộng ấy không biết gì về cái gọi là Chủ nghĩa Mác. Lý thuyết Mác ghi rõ:

“Việc làm ăn cá thể từng ngày, từng giờ đẻ ra Chủ nghĩa Tư bổn.”

Làm ăn cá thể ” nôm na là “làm ăn riêng lẻ.” Tại sao bọn Cộng sản lại triệt để cấm dân làm ăn riêng? Tại sao người dân trong cái xã hội có cái tên lòng thòng là xã hội xã hội chủ nghĩa lại không được làm riêng bất cứ một nghề gì, không được làm chủ công việc mình làm, chỉ được làm lấy công mà không được hưởng tiền lời? Tại sao tất cả mọi người đều phải làm công cho những cở sở Nhà Nước, tất cả chỉ được lãnh lương mà không được hưởng tiền lời của những sản phẩm họ làm ra?

Giải thích chuyện này một cách sơ đẳng như sau: người thợ may làm chủ một cái máy may, nhờ may khéo anh có đông khách, anh mướn người khác làm công cho anh, có tiền lời anh mua cái máy may thứ hai, rồi cái máy may thứ ba, anh mướn người làm, may cái áo anh lấy tiền công 10 đồng, anh chỉ trả công cho người thợ may làm công cho anh 5 đồng, anh hưởng 5 đồng nhờ anh có cái máy may, có cửa tiệm. Rồi tiệm may của anh thành xưởng may. Xưởng may của anh chuyển sang sản xuất quần áo may sẵn – loại y phục từ Pháp vào Việt Nam những năm 1950, gọi là Hàng Tú Phe – Tout Fait –  lúc đầu hàng Tú Phe của anh phải gửi bán ở những tiệm bán y phục của người khác. Rồi anh mở những tiệm bán sản phẩm của anh thẳng cho người mua, anh hưởng trọn tiền lời. Và cứ thế anh thành nhà tư bổn.

Vì vậy bọn Cộng sản khi cầm quyền cấm tiệt không cho ai làm ăn riêng, tất cả mọi người đều phải làm việc cho những cái gọi là Hợp Tác Xã, những cửa hàng quốc doanh, nhà máy của Nhà Nước, tất cả lĩnh lương tháng. Người thợ hớt tóc, người thợ sưả xe đạp, người bán phở đều ăn lương. Người Sài Gòn ra Hà Nội vào tiệm phở quốc doanh, kể:

“Gọi phở rồi ngồi mãi không thấy bưng ra, hỏi, nó nói: “Phở đây này.” Mình lại hỏi: “Sao không bưng ”. Nó nói: “Vào đây mà bưng.”

Những người bán phở quốc doanh này không cần nấu phở ngon, không cần khách ăn, tiệm phở đông khách hay vắng khách mỗi tháng họ cũng chỉ có từng ấy đồng lương chết đói.

Những năm 1981, 1982 ở Sài Gòn có lần trên báo đăng tin người từng được dân Sài Gòn gọi là Kỳ Nữ Kim Cương, sau khi được cho đi Bucarest học một khoá Ðạo diễn Kịch Nghệ về, ca tụng chế độ văn công Xã hội chủ nghiã:

“Người làm văn nghệ xã hội chủ nghĩa rất sướng. Diễn hay không diễn tháng tháng vẫn có lương. Sung sướng biết bao khi người nghệ sĩ trình diễn mà không cần biết khán giả đông hay vắng.”

Lời ca này có nghĩa là bọn văn công XHCN ăn lương tháng, họ không cần biết cuộc diễn có khán giả hay không. Ðọc lời ca này của Kim Cương, tôi nghĩ:

“Nghệ sĩ trình diễn không cần biết đến khán giả đông hay vắng, diễn hay, diễn dzở cũng từng ấy đồng lương. Nghệ thuật làm sao khá được.”

Người Hà Nội kể chuyện ở Hà Nội những năm 1960 có người sản xuất lốp xe đạp ở nhà riêng, sản xuất cò con, người này mua cao-su phế thải về nấu lại, lốp xe đạp ông ta làm ra theo kiểu thủ công rị mọ đó lại tốt hơn lốp xe của nhà máy quốc doanh, người có tiền mua được ngay không cần chờ được phép mua, nhiều người đến mua lốp, bọn công an tới nhà tịch thu dụng cụ làm lốp xe đạp của ông ta.

Năm 1980 thị trường Sài Gòn rơi vào tình trạng “Trơn Lu Bà Bóng,” tức hàng hoá, vật phẩm cần dùng cho đời sống nhân dân nhẵn thín không còn thứ gì. Sài Gòn 1980 thiếu từ cuộn dây thép, từ cái bóng đèn điện, cây bút bi, cục sà bông. Năm ấy hai anh Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải được làm Thành Ủy, Phó Thành Ủy Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh. Võ Văn Kiệt cho Ba Tầu Chợ Lớn mở những cơ sở nhập cảng vật phẩm tiêu dùng. Ðám Ba Tầu Chợ Lớn tuy bị đánh tan nát nhưng vẫn còn có những người có liên lạc với những người Tầu Nhà Buôn Singapore, HongKong. Họ nhập vật phẩm tiêu dùng vào Sài Gòn, bán và hưởng tiền lời. Năm 1983 bọn Công An Thành Hồ, theo lệnh của Tổng Bí Thư Lê Duẩn, bắt một lô Ba Tầu Chợ Lớn nhập hàng ngoại vào nước. Ðám Ba Tầu này nằm phơi rốn lền khên trong Nhà Tù Số 4 Phan Ðăng Lưu. Tội của họ là “làm ăn sai định hướng Xã hội chủ nghĩa.” Họ có quyền buôn bán với nước ngoài nhưng bao nhiêu tiền lời thu được trong cuộc buôn bán ấy họ phải nộp cho Nhà Nước, họ không được quyền hưởng riêng hay dùng tiền lời tăng lương cho nhân viên, mua đất xây cư xá cho nhân viên.

Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải bị mất chức, bị thất sủng trong nhiều năm. Người được coi là lý thuyết gia của bọn Cộng Thành Hồ là Trần Bạch Ðằng cũng bị rơi vào cảnh ngồi chơi không sơi nước cho đến sau ngày Lê Duẩn chết.

Bọn Bắc Cộng la lối “phải đối phó không khoan nhương với bọn xấu phá chế độ bằng trò diễn biến hoà bình,” chúng la lối như vậy nhưng thực ra chúng mừng hơn khi bố chúng chết. Chúng ôm lấy cái gọi là “diễn biến hoà bình” để không bị chết nhục như bọn Cộng sản Ðông Âu. Cái chúng sợ là việc “diễn biến đột xuất, diễn biến tức thì, diễn biến ngay trong lúc chúng đang cầm quyền..” Chúng mừng húm khi chúng biết chế độ Xã hội chủ nghĩa sẽ có thể suy tàn dần dần, những thế hệ đảng viên sau chúng sẽ phải chịu những hậu quả của việc chế độ bị nhân dân lật đổ.

Những người trong chính quyền Mỹ tán thành việc các chế độ cộng sản còn sống èo uột trên thế giới sẽ thay đổi dần dần, không xáo trộn, không gây bất ổn ảnh hưởng đến họ, không làm họ phải can thiệp hay lo đối phó. Có thể nói từ năm 2000 Mỹ Tư Bổn và Tàu Cộng, Việt Cộng hoan hỉ  sống chung trong dziễn biến hòa bình. Lâu lâu các ông trong chính phủ Mỹ lại nói đến chuyện “Mỹ đòi Tàu Cộng, Việt Cộng tôn trọng nhân quyền..” Nhưng chỉ láp nháp nói miệng thế thôi. Chính quyền Mỹ dung dưỡng cho bọn Tàu Cộng, Việt Công đàn áp nhân dân.

Ðừng nghe những gì người Mỹ nói – về bọn Tàu Cộng, Việt Cộng – hãy xem những gì người Mỹ làm – với bọn Tàu Cộng, Việt Cộng.

Viết thêm: Ðừng tin những gì những người Mỹ trong chính quyền Mỹ nói với người Việt Quốc Gia mất nước sống lưu vong ở Mỹ về việc họ đòi bọn Tàu Cộng, Việt Cộng tôn trọng Nhân Quyền.

Mỹ đòi Việt Cộng tôn trọng Nhân Quyền?? Chuyện cà chớn.

Mời chư vị đọc một điện thư từ Hà Nội gửi đến Rừng Phong, Virginia, Kỳ Hoa:

Cư dân Hà Nội. May 8, 2011:

Tôi xin quí ông bà đừng bao giờ than thở Ngày Oan Trái  30 Tháng 4 nữa. Tôi là một bộ đội đã quá già, những người như tôi mới đáng để than thở.

Cả một đời lầm lẫn và ngu muội. Về già mới biết mình bị lừa bịp. Xin hỏi những người đáng than thở là ai? Có phải là những người như chúng tôi? Bao thế hệ phải làm những con vật hy sinh cho một bọn bán nước.

Tuần qua có tin Trang “hoanghaithuy.com” bị bọn Bắc Cộng đánh “tường lửa.” Nếu ông “Cư dân Hà Nội” thực sự là dân Hà Nội, thì người Hà Nội trong những ngày này – những ngày đầu Tháng Năm 2011 – vẫn đọc được Trang “hoanghaithuy.com.”

Trong sầu muộn tôi gửi đến các ông Cựu Tù Cải Tạo Việt Nam năm nay tuổi đời Bẩy Bó trở lên, những ông Việt Cựu Tù sống ở chín phương trời, mười phương đất hải ngoại thương ca  bài thơ này:

Mary Elizabeth Coleridge (1861 – 1907)

Unwelcome

We were young, we were merry,
We were very, very wise,
And the door stood open at our feast,
When there pass’d a woman with the West in her eyes,
And a man with his back to the East.

O..still grew the hearts that were beating so fast,
The loudest voice was still
The jest died away on our lips as they pass’d,
And the rays of July struck chill.
The cups of red wine turn’d pale on the board.

…….

Ere I sit me down again at a feast
When there pass’d a woman with the West in her eyes,
And a man with his back to the East.

Thơ phóng tác H2T:

Muộn màng

Ta đã trẻ, ta vui, ta khôn
Cánh cửa đời mở tung trước mặt.
Có người đàn bà đi qua với hướng Tây trong mắt,
Và người đàn ông quay lưng về Ðông.

Ôi.. ..Những trái tim tàn ngọn lửa hồng.
Trên môi ta tiếng vui ca ngừng bặt,
Họ đi qua – Ta đứng ta trông,
Trời Tháng Bẩy vàng thu, nắng tắt.
Trên bàn xưa lạnh cốc rượu nồng,
Ðoá phong lan muộn màng tím ngắt.
Ta ngồi đó – bàn tiệc vắng không..
Nàng đi qua với hướng Tây trong mắt,
Và Chàng đi qua quay lưng về Ðông.

o O o

Ðến đây tạm chấm dzứt Chương Trình Văn Nghệ Lá Ða Rừng Phong.

Không có nhận xét nào: