Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010

Vì đâu nên nỗi

Tôi đã khóc khi nhìn những tấm ảnh của người Việt Nam chết đứng nằm ngồi, chết lúc còn trẻ thơ, lúc đang bụng mang dạ chửa, lúc bạc tóc da nhăn. Cái chết trong chiến tranh xảy ra mọi chổ trong hầm sâu trên đồng ruộng bên mâm cơm trong lớp học trên quốc lộ dưới suối sâu. 

Hình ảnh của người lính chết dù bên nào củng mang lại một nổi buồn sâu xa. Vì đâu nên nỗi anh em chung bọc trứng mẹ Âu Cơ (chử đồng bào có nghĩa từ chổ chung bọc trứng) mà đánh nhau đến tơi tả dập bầm.

Nguồn cơn của mọi khổ đau mà dân tộc chúng ta phải gánh chịu suốt từ 1954 đến giờ này đến từ tham vọng của một cá nhân. Đó là họ hồ. 

Nhân vật này với tính cách giảo hoạt của một kẻ mưu bá đồ vương đã tìm thấy phương thức tạo nên quyền lực cá nhân qua lý thuyết đấu tranh cộng sản. Bất chấp mọi thủ đoạn tàn độc kể cả sát hại đông chí và các lực lượng yêu nước khác như Quốc Dân Đảng, như Cao Đài Hòa Hảo, họ hồ đã thâu tóm quyền lực và cướp công kháng chiến chống thực dân Pháp. Họ hồ chấp nhận cả những bước thối lui để củng cố lực lượng cho bước tiến kế tiếp. Khi Hiệp định Geneve 1954 được ký kết, họ hồ tuy bất bình trước thủ đoạn buộc cs Việt Nam (csvn) nhượng bộ của phái đoàn cs trung quốc (cstq) vẫn ra lệnh cho phạm văn đồng ký văn bản. 

Trong khi miền Nam bắt đầu xây dựng chế độ dân chủ trong những bước đầu phôi thai đấy khó khăn thì miền Bắc dưới bàn tay thép của họ hồ bắt đấu lao vào cuộc Cải cách Ruộng đất (CCRĐ). Cstq và Nga-xô hướng dẩn họ hồ thực hiện CCRĐ. Sự kiện bắt đầu từ những năm cuối cùng của kháng chiến chống Pháp. Vì sao? Lý do bề nổi là chia lại ruộng vườn cho nông dân. Điều giả trá này sớm lộ ra khi các đội CCRĐ tung hê khầu hiệu đòi tiêu diệt Trí Phú Địa Hào. Bây giờ mới thấy rỏ âm mưu của họ hồ. Vì sợ sự chống đối của những thành phần trí thức tư sản và chủ đất và đồng thời củng cố chính quyền cs, họ hồ ra tay sát hại hàng trăm ngàn người thuộc các "diện" kể trên. Ghê gớm hơn cả là y buộc tên đàn em trường chinh đứng ra làm bình phong. Khi đạt các chỉ tiêu của chiến dịch CCRĐ, họ hồ liền giáng cấp trường chinh để xoa dịu nhân tâm. Coi như trường chinh chịu hết tiếng ác cho họ hồ. 

Cùng lúc với CCRĐ, họ hồ bắt đầu phát động cuộc chiến "giải phóng miến Nam". Y gửi các toán tiền sát tìm cách mở đường Trường Sơn vào Nam. Cuộc chiến bắt đầu leo thang. Họ hồ biến đất nước thành bải chiến trường cho hai phe Nga-Tàu và tư bản. 

Để tiến hành một cuộc chiến kéo dài, họ hồ đã chấp nhận nhượng bộ đất và biển cho cstq. Y lại rửa tay bằng cách bắt phạm văn đồng đúng ký công hàm bán nước gừi cho tên chệt gian chu ân lai. 

Không phải vì tình quốc tế vô sản mà cstq viện trợ cho csvn đến từng cây kim sợi chỉ. Nga-Tàu vốn run sợ trước sức mạnh kinh tế và quốc phòng của Hoa Kỳ muốn tạo ra một cuộc chiến ở đâu đó kéo dài cáng lâu càng tốt với hy vọng làm sa lầy và suy yếu nước Mỹ. Họ hồ quả có tầm nhìn xa sâu sắc. Y đã nhanh chóng đứng ra đấu thầu cuộc chiến cho hai tên khổng lồ gian ác Nga-Tàu. 

Cuộc chiến huynh đệ tương tàn đã kết thúc ba mươi lăm năm. Không một thống kê nào có thể ghi nhận chính xác được mức độ tàn phá ghê gớm của nó. Bao nhiêu triệu người đã chết? Bao nhiêu triêu người bị tàn phế? Bao nhiêu là khổ đau cho nhửng người còn sống sót! Bao nhiêu là vợ góa con côi? Bao nhiêu nhân tài trẻ tuổi tương lai rường cột của nước Nam phải vùi thây chiến địa?

Sự tàn phá ghê gớm kinh hoàng nhất là sự thương tổn về tâm linh về tình tự dân tộc. Bị lừa dối bị ép buộc bởi họ hồ, lính cs đã làm bao điều độc ác. Những người này sao không khỏi ghê tởm chính mình khi đêm sâu đem về ký ức của chôn sống đồng bào Huế Tết Mậu thân về những cuộc bắn giết dân lành chạy loạn trên "Quốc lộ Kinh hoàng". Sự hằn thù còn kéo dài sau cuộc chiến khi hàng triệu quân nhân viên chức VNCH bị đày ải giết chóc thủ tiêu trong các trại Tập trung Cài tạo. Làm sao những người lính VNCH vốn chỉ muốn bảo vệ cuộc sống bình thường của gia đình họ có thể quên được hành động tàn ác đối với dân lành vô tội của người "anh em phía bên kia".

Họ hồ và đồng đảng của y phải chịu tất cả mọi trách nhiệm về việc
1. Chia rẻ dân tộc và
2. Bán nước để có phương tiện gây chiến mưu bá đồ vương.

Họ hồ và đồng đảng đã phạm tội lớn nhất: tội PHẢN QUỐC.

Người Việt Nam đã tha thứ cho nhau từ lâu rồi. Không ai có thể mãi chia rẻ tình huynh đệ của chúng ta. Tôi tin ở điều này. 

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

Nước đã bẩn

Tổ quốc thiêng liêng hơn vàng ròng hay máu thịt
Cho nên chi yêu nước phải chia phần
Bọn làm chủ chổng khu đi giử nước
Cho tôi đòi đem nước bán đông tây

Vì quá quý nên phần dân không tới
Muốn nói yêu thôi phải do dự vạn lần
Lỡ đem lòng son ra trãi với non sông
Hẳn phải biết ngục tù kia giăng đón

Tổ quốc thiêng liêng hơn vàng ròng hay máu thịt
Cho nên chi yêu nước phải xin phần
Ngẩng cổ mãi nghe lời xin theo gió
Cúi đầu nghe từng mẫu đất ra đi
Theo dặm biển trôi về nơi phương Bắc

Than ôi,
Nếu có ngày mai An Dương Vương dắt con ra cửa biển
Biển chẳng còn để đón bước vua đi 
Tổ quốc thiêng liêng hơn vàng ròng hay máu thịt
Nhưng có bọn đem về Ngô đổi rẻ
Dù 
Tổ quốc thiêng liêng quý báu vô vàn
Hơn vàng ròng hơn máu thịt
4/2010

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010

Đời Mãi Ở Phương Đông - Du Tử Lê

Đời Mãi Ở Phương Đông


Anh đã hứa em an lòng hỡi nhỏ
ta sẽ về tới chốn của thương yêu
nơi sương sa như sữa suốt buổi chiều
nơi mưa bụi xuống lòng nhau lấm tấm
Nơi đêm bước những bàn chân rất chậm
và dãy đèn xấu hổ sẽ quay đi
riêng hàng cây vẫn đứng đó lầm lì
khi anh bỗng hôn em (trời lu, sao tỏ)

Anh đã hứa em an lòng hỡi nhỏ
ta sẽ về tới chốn của riêng nhau
nơi nhục nhằn bị bỏ lại phía sau
nơi đau khổ không cách gì lấn tới
Nơi hạnh phúc ắp đầy trong mỗi túi
để lúc buồn em khẽ nhón, ăn chơi
để vô tình em có lỡ đánh rơi
thì cũng chẳng bao giờ vơi hết được

Nơi giờ khắc như kết thành bởi mật
sẽ tan dần trên đầu lưỡi tham lam
nơi hẹn hò (ôi chốn của trăm năm) 
cõi để sống (sau một thời đã chết)
Em bình tĩnh dù gì khoan thảm thiết
trước hay sau ta cũng sẽ quay về
cây có khô cành lá có chia lìa
lòng-có-lạnh và hồn-xưa-có-tối

Đường có đổi căn nhà hoang sương khói
ta vẫn về như giữa một cơn mơ
ta vẫn về dù lúc tóc bạc phơ
chân run rẩy và mắt lòa chẳng thấy
Em đừng tủi bởi nếu cần khi ấy
ta dùng tay để tìm lấy thềm nhà
ta dùng môi để giữ lấy ngọt ngào
và những thứ mất đi từ thuở nhỏ

Ta sẽ thở bằng trầm hương của gió
lắng nghe xa chân thú bước mơ hồ
núi muôn năm còn ở đó thẫn thờ
rừng vẫn rộng tay mời ta trở lại
Đêm vẫn để dành ta muôn của cải
suối vẫn chờ nên suối chẳng đi xa
thông héo gầy bởi thông nhớ nhung ta
chim sẽ rủ nhau về đôi mắt biếc

Hoa vẫn nở ối vàng hồn-tưởng-tiếc
ngày vẫn xanh kỷ niệm sẽ lên mầm
chim sáo vui đem tình cũ về gần
ta ở đó tới khi thành cát bụi
Ta ở đó đời ta không có tuổi
em sẽ thành cánh bướm lúc mơ vui
em sẽ thành con dế lúc khuya nguôi
cất tiếng hát ... phân ưu tình ai dang dở

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2010

Hai Lúa Hí Ngôn 2 - Đừng hỏi vì sao...

2Lua đang ngồi uống trà quạu trong sở chợt nhớ bản nhạc giựt giựt "đừng hỏi vì sao" của Sỷ Đan nên vô net tìm nghe lén. Tìm không ra mà lại thấy chuyện kể về anh thủ tướng nước Nam toàn phải đi cửa hậu khi công du ngoại quốc - of course - là các nước tự do!!!

Sao kỳ dzậy ta? Tại sao tới các xứ tự do với tư cách lảnh tụ của một quốc gia mà phải "chui" cửa hậu không dzậy cà! 2Lua quá théc méc nên làm một đường ngâm kíu. Woa! thì ra không chỉ có anh tt Dzũng mà các anh kia cũng rứa từ anh tbt Khải cho tới anh chủ tịch Triết. Thì ra anh nào cũng "khoái chơi cửa hậu". (đừng hiểu bậy bọa nghen) Anh Nông DM hình như "chưa thích" vì ảnh chưa thích công du Âu Mỹ bao zờ. (hình như thế). Thấy chuyện mấy anh kia nên ảnh khôn ra liền. Ảnh chỉ thích đi xứ LẠ (biết xứ lạ hôn) thôi. Vì đó là quê nội của ảnh. Ỡ đó ảnh được đặc cách cho đi cửa chánh mặc dù theo tiêu chuẩn cấp bực quan thái thú của thiên triều ảnh chưa đủ chuẩn dô cửa hậu. Nghe đâu vua xứ Lạ cũng cùng giòng họ với tía ảnh - tbt à hù-xĩn-đảo. Anh vua này thương chú cousin khúc ruột ngàn dặm nên cho vô cửa chánh để ăn yến ké...

2Lua mới phone cho cô em đang ngáp vặt chờ dzũa neo. Em nó liền giả lời: Ra cửa nào thì vào cửa đó, anh hai ơi. Wow, cái này hơi cao cho trình độ của 2Lua. 

Thôi nhé - đừng hỏi vì sao... nhé! Nhé! Nhé!

Hư Ảo Trăng - Nguyên Sa

Hư Ảo Trăng

Nguyên Sa


Hư ảo nào như hư ảo trăng
Em đàn cung nguyệt hát cung vân
Ta về đúng lúc đêm đang tới
Tìm thấy trong thơ chiếc nguyệt cầm

Hư ảo nào như hư ảo mây
Em cười trong nắng, áo trong tay
Thơ trong tà áo, em trong gió
Ta nhớ mơ hồ mây trắng bay

Hư ảo nào như hư ảo em
Tiếng cười khua động những thân quen
Đời xưa ta nhớ mây tiền kiếp
Còn lúc bây giờ ta nhớ em

Hư ảo nào như hư ảo ta
Xòe tay năm ngón động âm ba
Nhìn quanh bất trắc cao thành núi
Đứng tựa vai làm tri kỷ xưa

Hư ảo nào như hư ảo trăng
Trời đưa ta tới chỗ em nằm
Em như huyền hoặc, đời như mộng
Ta ngả lưng làm một giấc trăng.

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Hai Lúa Hí Ngôn 1 - Thế chiến đệ tam

Phi lộ: nếu "Viết từ xứ đồng bắp" là tâm chân tình của mỗ thì "Hai Lúa Hí Ngôn" là lời lẽ điên khùng trong lúc bứt nút. "Em" nào đọc mà xui bị phong xù như boác mao chạch tung thì ráng chịu đừng kiện cáo lôi thôi nghen...
Jeane L. Dixon là một chiêm tinh gia người Mỹ gốc Đức. Có một lần tôi đọc được trong một quyển best-seller bỏ túi của bà in năm 1972. Bà ta nói đã thấy một làn sóng đỏ lan rộng từ china ra khắp thế giới khiến Nga phải liên kết với Hoa Kỳ và các nước khác chống lại. Sau nhiều trận tàn phá lớn lao người chết vô kể thì thế giới tự do đã chiến thắng con rồng đỏ. 
Lúc đó đọc thấy hơi tức cười vì Hoa Mỹ vừa hửu hảo với nhau qua chuyến công du lịch sử của tổng thống Nixon qua beìjing gặp họ mao. Nga lúc đó là Liên Sô cộng sản ai thèm chơi.
Bây giờ nhớ lại thấy lời tiên tri kia “hơi bị trúng”. Tuy Hoàng Hạc không tin vào chuyện bói toán ly kỳ nhưng thử xét qua những sự kiện trong thời hiện đại thì thấy sự tình cờ khá thú vị… 
Trung cộng sau khi được Mỹ gián tiếp vỗ béo thì hắn cựa quậy hơi bạo. Từ một con sán nhỏ quen hút sinh lực từ nga xô nó đã chỉa vòi sang hút đô xanh từ anh củ sâm Mẽo khá kỹ. Trung cộng ngày nay đang có một lượng trữ kim khổng lồ. Với dân số hơn một tỷ, dân chệt là nguồn lao nô rẻ mạt cho đảng cstq và tư bản quốc tế trục lợi. Trung cộng từ kẻ làm thuê gia công nhanh chóng vươn lên làm chủ. Trong khoảnh khắc ba mươi năm, trung cộng đã thành con hổ béo gian tham làm kinh sợ khắp vùng Đông Á. Trong khi chú Sam đang vướng tay trong hai cuộc chiến hao tốn hàng tỷ đô mỗi tháng, thì con sán chệt trục lợi to và béo trông thấy! Trung cộng và dân chệt bao giờ củng nuôi mộng bá đồ vương. Chúng nó mơ về thời bạo chúa Tần thủy hoàng và mong nước tàu hùng mạnh bá chủ. Tàu làm bao nhiêu là bộ phim ca tụng cái ác của tên bạo chúa nhằm biện minh và đánh bóng cho đám tân vương cộng sản ở cung Trung Nam Hải. 
Để nuôi bộ máy quan quân cs khổng lồ, vua chệt hujintao đang muốn chiếm hết cả châu Á kể cả vùng Đông Á bao la của nước Nga. Tàu thèm vùng này ghê gớm. Vì sao? Thưa vì nó quá thưa thớt dân chúng Nga và lại đầy ắp tài nguyên mà cổ máy kỹ nghệ tàu thèm khát. Chiếm vùng Siberia này tiện lợi vì dính chung biên giới. Cả tỷ tên tàu làm cửu vạn thì vài ngàn dặm đường có nghĩa lý gì. Nga sau thời kỳ khủng hoảng hậu Soviet đã hồi phục mạnh và cảm thấy sự đe dọa của bọn chệt. Mỹ và NATO không còn là mối đe dọa. Nga hiện đang tái phối trí quân đội vùng Đông Á. Họ củng bắt đầu xét lại việc bán kỹ thuật quân sự cao cấp cho tàu. 
Trung cộng bắt đầu gây áp lực lên Nhật qua việc leo thang đưa hạm đội vào vùng tranh chấp. Chiêu này chú chệt binh hơi bị risky. Khi bị áp lực lớn tới mức bất kham, Nhật sẽ được Mỹ OK cho tái vũ trang. Trong nhiều năm qua, Nhật vẫn cố duy trì tình trạng “em chả” chịu vũ trang mà bắt chú Sam làm đại ca che chở. Nhật lõi con lắm vì để dành tiền làm business có lời hơn chôn vốn vô mấy đống bom đạn. Khi Nhật bị chệt ép mà Mỹ chắc chắn sẽ thúc thêm thì Nhật sẽ phải tái vũ trang. Dĩ nhiên là bằng vủ khí mua của Mẽo. Bên cạnh đó, với nền kỷ nghệ hiện đại Nhật thừa sức sản xuất vũ khí nội địa lẫn copy theo license của bồ tèo Mẽo. Tay sờ-mu-rái này ghê lắm. Hắn có nhiều chiêu độc chưa ra tay. Khi đụng, chú chệt sẽ ăn no đòn. Tinh thần bushido còn đó nhé chớ có đùa… 
Úc sẽ lâm trận khi Mỹ vào cuộc. Hai nước này là đồng minh chí cốt chiến lược. Chú em Nam Kòrỉa kia củng là một tay chơi có hạng. Đất Korea sẽ là chốn thư hùng của đám tàu cộng hàn cộng và thế giới tự do. 
Trở về Đông Nam Á thì hơi bị… buồn. Em VN coi như phần số an bài. Chỉ còn chờ lệnh “bàn giao”. Cs VN la lối về “diễn biến hòa bình” nhưng ai củng thấy chính đảng cao su này sẽ là kẻ chơi trò “diễn biến hòa bình” bán nước cho chệt hujintao. Lèo và Miên cũng rứa. Thằng em mumbohoc sẽ thọc đánh vô miền Nam phụ thằng chệt nếu VN chống cự. Lèo thì coi như “lèo” rồi vì yếu xìu hà. Đám ASEAN là một mớ ô hợp. Bán đứng lẫn nhau cho tàu để hy vọng tàu tha cho sống là chính sách. Tàu bỏ túi cái rột. Đám Thái Phi Indo Mã coi như ngáp. 
India sẽ cố thủ nhưng chắc chắn thương tích bầm dập. Chú chệt chắc sẽ không ngại chơi nuke chú càri. Chưa kể, thằng em song sinh Pakí (Pakistan) dám chơi  lén anh càri lắm chớ không giỡn. 
Em chệt - mà không dám nhận là chệt – Taìwănni giỏi lắm là gồng được vài tháng. Hiện tình tụi Quốc dân đảng đã thỏa hiệp với chệt cộng. Khi đó chúng sẽ gây áp lực để thống nhất với hoa lục theo đúng method “diễn biến hòa bình”. 
Tóm lại chỉ mong ông anh củ sâm là chú Sam cowboy ra tay trừ gian diệt bạo chớ nhìn quanh chẳng có ai đủ sức mà dẹp cái đám tàu ô bành bá. Mỹ ra tay làm chủ xị như hồi đánh Sađam kỳ 1 thì thằng chệt chết chắc. Chỉ thương bà con dân Việt quốc nội sẽ chịu lắm đau thương. 

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2010

Đêm nhớ trăng Sài Gòn - Du Tử Lê




Đêm về theo vết xe lăn
Tôi trăng viễn xứ hồn thanh niên vàng
Tìm tôi đèn thắp hai hàng
Lạc nhau cuối phố sương quàng cỏ cây

Ngỡ hồn ta xứ mưa bay
Tôi chiêng trống gọi mỗi ngày mỗi xa
Đêm về theo bánh xe qua
Nhớ em xa lộ nhớ nhà Hàng Xanh

Nhớ em kim chỉ khứu tình
Trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre
Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
Nắng Trương Minh Giản trưa hè Tự Do

Nhớ nghĩa trang quê hương bạn bè
Nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường
Đêm về theo vết xe lăn
Tôi trăng viễn xứ sầu em bến nào ?