Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Kinh Khủng Khiếp - Hóa độ


Cõi Lĩnh Nam có một vị chân tu nghe nói đã đạt thành chánh đạo. Một hôm ngài xuống núi đi vào thành Hà để hóa dộ chúng sanh. Đi ngang chợ bán chó mèo cầm thú, ngài chắp tay cúi đầu nói "thiện nam thiện nữ". Đi ngang Quốc Vụ Viện xứ Lừa vốn tấp nập những quan to chức trọng cùng bọn sai nha hùm hùm hổ hổ. Ngài lại chắp tay bước thẳng. Có đệ tử theo chân hỏi, ngài chỉ lắc đầu nói "ai tai ai tai - súc sanh - khốn nạn! khốn nạn!".

Tương Tư - thơ Nguyên Sa

Tôi đã gặp em từ bao giờ 
Kể từ nguyệt bạch xuống đêm khuya 
Kể từ gió thổi trong vừng tóc 
Hay lúc thu về cánh nhạn kia? 

Có phải em mang trên áo bay 
Hai phần gió thổi, một phần mây 
Hay là em gói mây trong áo 
Rồi thở cho làn áo trắng bay? 

Có phải mùa xuân sắp sửa về 
Hay là gió lạnh lúc đêm khuya 
Hay là em chọn sai màu áo 
Để nắng thu vàng giữa lối đi? 

Có phải rằng tôi chưa được quen 
Làm sao buổi sáng đợi chờ em 
Hay từng hơi thở là âm nhạc 
Đàn xuống cung trầm, mắt nhớ thương 

Buổi tối tôi ngồi nghe sao khuya 
Đi vể bằng những ngón chân thưa 
Và nghe em ghé vào giấc mộng 
Vành nón nghiêng buồn trong gió đưa 

Tôi không biết rằng lạ hay quen 
Chỉ biết em mang theo nghê thường 
Cho nên cặp mắt mờ hư ảo 
Cả bốn chân trời chỉ có em

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

tôi là người Việt Nam



Hôm qua
Trên chuyến xe bus muộn màng hôi hám mùi dầu cặn
Một cụ Mỹ già run rẩy chiếc baton
Cụ kh hỏi:
"bạn kia từ đâu tới
mà lẻ loi trên chuyến xe muộn độc hành"
Tôi lặng lẻ:
"Tôi từ nơi rất lạ
mỗi chúng tôi sinh ra với án tù
Đảng để đấy chờ có ngày thuận hợp
cho công sai chó ngựa bắt thi hành -
tôi đã hân hoan bước vào cửa ngục hình
vì chờ mãi đã mệt lòng mệt óc"
Cụ gắng sức giật dây chuông dừng bus
Tay áo manteau tụt lộ tay gầy
và hàng số xâm xám đen còn đó.
Cụ tạm biệt:
"Ta ngỡ đời khốn khiếp
chỉ dành riêng cho Do Thái không quê..."

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Trách nhiệm

Một ngày đã lâu lắm, một đứa cháu lên tám hỏi tôi rằng:-"Boác hồ tốt lắm phải không chú?"Tôi lặng người vì câu hỏi đột ngột cùa nó. Tôi phải giải thích cho nó biết lảo tặc đó là kẻ đã khiến cho cha mẹ nó đi tù, anh em nó chia ra đứa sống với ông ngoại đứa sống với bà nội. Rồi thằng nhóc củng hiểu ra và bây giờ đếch có lời tuyên truyền cs nào lừa nó được nửa. Đứa nhỏ chẳng có tội tình gì! Ông bà vất vả trên luống rau vàng héo miền Trung cát trắng bạc phết làm chi có thời gian mà dạy dỗ lũ cháu bơ vơ. Trường lớp cs ra rả những bài toán "bắn chết mấy lính Mĩ mỗi ngày đến cả tuần cộng được bao nhiêu" hay là "Đêm qua em mơ gặp cáo già - râu cáo dài như giái già dê..." thì sao sao chú nhỏ không bị nhồi sọ cho được!?!

Mấy năm về sau khi đến Hoa Kỳ, tôi gặp một anh rách mướp nọ - vốn là dân vượt biên để trốn "nghĩa vụ quân sự" - tối ngày ra rả chửi cs. Tôi bảo thầm "chà - anh này xung quá". Đùng một cái vài năm sau nữa gặp lại thì anh ta xem chừng khác hẳn. Sau những năm "cày sâu cuốc bẫm" trên xứ Cờ Hoa, anh khá lắm rồi. Nhà to xe đẹp và dư đô để sắm áo gấm về quê. Anh sắm 1 cặp kính râm đen để bộ ria ncky và về cố quận. Ai hỏi thì anh phun tiếng Mẽo "phắc-to-ri" ra ầm ầm. Cái tên cúng cơm (may) Mắn bây chừ được gọi thành Nắc-ky. Lạ thay tuy xưng là Nắc-ky Feng nhưng anh lại tâng công mí lị đảng ta. Về Mỹ, anh hay công khai thì thầm rất quan trọng:-Ngày xưa tớ là Thượng Uý bộ đội nhá? Oánh nhau với Chun-kuốc trên biên giới phía Bắc nhá? Tớ chỉ huy cả tiểu đoàn nhá? Cái chức của anh cứ tăng tiệm tiến theo thời gian và theo người đối thoại. Hễ người càng lạ thì càng bị anh thuyết phục. (Vừa rồi có một bạn quen cho tôi biết anh ấy khoe đã làm đảng viên chính uỷ cấp tới Thượng Tá quân đọi nhăn răng) Rồi anh khen đảng ta đến lạ. Khen mệt rồi thì quay ra chửi dân CC thất thời thất bại nói chung là thất đủ thứ mà không thấy mình là một gã thất... (sự) thiệt!!!
Câu chuyện đời là thế. Nếu sự thật không được gìn giử thì sự thật có thể bị sự gian dối che lấp. Kẻ xấu ác chỉ chực cơ hội để phun ra lời gian dối. Cách nuôi nấng ngọn lửa sự thật là luôn nhắn nhủ với chính mình và với con cháu bạn bè về sự ác sự giả dối của cs và bọn xu thời. Đó là trách nhiệm của người chánh trực!

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Giã biệt một nhà thơ

tôi rất buồn khi đêm qua đọc thấy tin Ngục sỹ Ng Chí Thiện đã về bên Chúa trên các sites của RFA, BBC, VOA. tuy chưa từng gặp nhưng tôi quý mến ông vô cùng. phải thấy ở ông tỏa sáng một tinh thần bất khuất can trường trong vòng xích sắt của bạo quyền CS. Nguyễn Chí Thiện đã đi vào văn học sử Việt Nam bằng con đường tù ngục chông gai. xin người hảy yên nghỉ trên cõi vỉnh hằng của Đức Chúa Jesus!

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Nhà thơ "ngục sĩ" Nguyễn Chí Thiện từ trần

2012-10-02
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, được mệnh danh “Ngục sĩ”, nhà thơ phản kháng nổi tiếng nhất của Việt Nam, vừa từ trần tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ lúc 7 giờ 17 phút sáng ngày 2/10/2012, hưởng thọ 73 tuổi.

Courtesy VietAmReview
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và tác phẩm "Hoa Địa Ngục".
Ông sinh ngày 27 tháng 2 năm 1939 tại Hà Nội, học hành và sinh sống ở Hà Nội, Hà Nam, Hải phòng với song thân phụ mẫu và một người chị.
Ông từng bị chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà bắt giam từ năm 1961, vì tội “phản tuyên truyền” bằng những bài thơ phê phán chế độ. Được trả tự do vào tháng 11 năm 1964, đến tháng 2-1966 ông lại bị tống giam đến tháng 7-1977.  Ông viết lại bằng tay tập thơ “Hoa địa ngục” sáng tác và ghi nhớ trong tù.
Tháng 7-1979, ông đem đưa được tác phẩm này vào bên trong toà đại sứ Anh. Ông không đi tị nạn ở Anh và bị bắt ngay trước cổng toà đại sứ, bị tống giam thêm 12 năm, với chế độ giam giữ khắc nghiệt hơn hết so với những khoảng thời gian bị giam cầm trước đó.
Tập thơ “Hoa địa ngục” từ toà đại sứ Anh ở Hà Nội được chuyển tới giáo sư Patrick Honey (1925-2005) dạy tại đại học Luân đôn. Sau đó thơ ông được phổ biến trên báo chí, sách vở của người Việt hải ngoại, được dịch và xuất bản bằng Anh, Pháp, Việt ngữ. Năm 1985 ông được tặng thưởng khiếm diện giải thưởng thơ quốc tế tại Rotterdam.
Từ năm 1981 Tổ chức Ân xá Quốc tế Amnesty International, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch và Tổ chức nhân quyền Quê Mẹ cùng phát động chiến dịch kêu gọi quốc tế can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam về trường hợp của ông.
Suốt thời gian đó ông bị giam tại Hoả Lò, Hà Nội, đến năm 1985 bị đưa đi biệt giam giữa rừng, kiệt sức và gần chết đói. Năm 1990 ông được đưa tới trại tù Ba Sao săn sóc thuốc men, và được trả tự do vào tháng 10 năm 1991.
Được anh ruột bảo lãnh sang Hoa Kỳ từ năm 1995, ông ghi lại và phổ biến tập “Hoa địa ngục” thứ nhì, gồm những bài ông sáng tác và ghi nhớ trong thời gian cầm tù sau . GS Nguyễn Ngọc Bích dịch tác phẩm nay sang Anh ngữ và xuất bản song ngữ. Ông viết tự truyện bằng Anh ngữ, được đại học Hawaii xuất bản trong “Beyond Works: Asian Writers on Their Works.”
Thi sĩ "ngục sĩ" Nguyễn Chí Thiện được giải thưởng của Hội Nhà văn Quốc tế vào năm 1998. Ông sang Pháp, ở lại đó 3 năm để viết “Hoả Lò tập truyện”. Tác phẩm được dịch sang Anh ngữ, đại học Yale xuất bản năm 2007.
Nhà thơ cư ngụ tại quân Cam California từ năm 2004, phải phấn đấu thường xuyên với những di chứng bệnh tật trong suốt 27 năm tù ngục, nhưng vẫn đi nhiều nơi để nói chuyện về kế hoạch dân chủ hoá Việt Nam.
Ông là một người độc thân, mất đi trong sự săn sóc của bạn bè thân hữu và những cuộc thăm viếng của những đồng bào Việt Nam ái mộ thơ văn của ông, ngưỡng mộ ý chí bất khuất của ông trước chế độ cộng sản của Nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ Nghĩa.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Ba Vua

VN ngày nay có tới ba ông vua và lắm ông thái thượng hoàng cùng rất động các đấng "liệt". Xin kể ra ông vua to nhất là ông trọng - ông này thík làm ngu vương (vua hiền í) nên chỉ xưng là Tổng Bí nhưng quyền hành các thứ đều trong tay. Ông vua to kế là ông dũng. Ông này củng muốn làm ngu vương nhưng sợi dây thần kinh khiêm tốn bị damage nên ổng lảnh chức đốc xúi mà hồi thời phong kiến gọi là tể tướng. Ông vua thứ ba thật hữu danh mà vô thực. Vì về mặt đoảng thì ông trọng nắm bu nó hết quyền uy còn về mặt chính quyền nhăn răng thì ông dũng tóm hết các bộ. Ông vua ba này tên là sang mà thực quá xá hèn vì chỉ ngồi đó làm vì. Các cụ nhà tôi vẫn khen là anh phổng tốt mã ấy. Mấy ông cựu Tổng Bí khi về vườn lại thík làm Thaí thượng hoàng. Chỉ thương cho cái đám "liệt" thì đông vô đối mà còn rách te tua. Khối anh than sao không thành liệt sỹ cho... sướng chứ giờ ôm mớ huân chương cộng bằng khen các thứ đek ra cái chó gì. Mở mồm khen chế độ thì vợ mắng đồ dở hơi. Chê chế độ thì công an cứ tuýt tuỳn tuỵt cưởng ngay và hiếp! Kinh lắm. Có ông lão già trăm tuổi nằm đơ ra đó cho bọn vô loại nay vò đầu mai béo tai rồi khen hão là lão anh hùng. Tuy "liệt" mẹ nó tay chân mồm mép nhưng vẫn bị hành không tha. Đến lão tiên vương kia khi chết cũng không được yên. Nay ướp dầu mai ướp đá lạnh để giử đó cho bọn ba vua kia treo đầu dê bán thịt chó kiếm lợi. Than ôi, quả báo nhãn tiền sao người đời không thấy mà cứ mãi quay cuồng theo tiếng nhạc ếp ộp của bọn chệt để làm bao chuyện càn quấy!!!

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Cha mô Con rứa

ngày xưa ba của bác hồ làm quan - củng say rượu rồi lệnh cho lính đánh người tới chết - vì vậy bị mất chức quan (hạ cánh an tòan). ngày nay, con cháu bác làm sai nha đỏ (=công an) cũng tha hồ đập chết người. Y như dưới chế độ thực dân phong kiến, chỉ bị mất chức chút đỉnh vậy thôi. coi như lật đổ thực dân phong kiến để lập nên chế độ cộng sản với các tật xấu  và ác vượt hơn xưa triệu lần. hoan hô phương châm sống theo lời bác (ba bác nửa)

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Lãnh tụ

Lãnh tụ
Lãnh tụ béo nục
Dân đen gầy rục
Lao động hùng hục
Họp hành liên tục
Ðói ăn khắc phục
Kêu ca tống ngục
Cộng sản đánh gục
Ðời mới hết nhục!
Nguyễn Chí Thiện

Hôm Nay 19-5

Hôm Nay 19-5

Hôm nay 19-5
Tôi nằm
Toan làm thơ chửi Bác
Vần thơ mới hơi phang phác
Thì tôi thôi
Tôi nghĩ Bác
Chính trị gia sọt rác
Không đáng để tôi
Ðổ mồ hôi
Làm thơ
Dù là thơ chửi Bác
Ðến thằng Mác
Tổ sư Bác
Cũng chửa được tôi nguệch ngoạc vài câu
Thôi hơi đâu
Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác
Thế rồi tôi đi làm việc khác
Kệ cha Bác!

Nguyễn Chí Thiện, 1964

Hoa Ðịa Ngục

Hoa Ðịa Ngục

Hoa địa ngục tưới bằng xương, máu, thịt
Trộn mồ hôi chó ngựa, lệ ly tan
Hoa trưởng thành trong tù, bệnh, cơ hàn
Hương ẩm mốc, mầu nhở nham, xám xịt!

ngục sỹ Nguyễn Chí Thiện

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

MAKENO

điều đáng sợ nhất đ/v sinh mệnh dân tộc là thái độ MAKENO. Lảnh đạo VN MAKENO với nỗi khổ của quần chúng & MAKENO trước sự bành trướng bá quyền và xâm lược của quan thầy trung cộng. Nhân dân ta MAKENO với hiện tình đất nước. Chừng nào thành PHÒ thường dân chunkựa mới tỉnh ra chăng????

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Cộng hay Trừ?

bỏ + (cộng) thì còn có BA phép thôi là trừ (-) nhân (x) chia (/)

trừ đi: nạn độc tài tham quyền cố vị, cái họa cỏng rắn tàu về cắn nhân dân, chuyện công an tự do tàn sát nhân dân;

nhân lên: tình yêu nước thương nòi, sức mạnh đoàn kết dân tộc, sức mạnh trí tuệ để bảo vệ Tổ quốc nâng cao đời sống dân nghèo;

chia: quyền làm chủ về tay nhân dân, chia xẻ cơm áo đùm bọc đồng bào!!!

thế đấy - chỉ cần bỏ cộng mà được bao điều ích quốc lợi dân - còn chớ gì nửa đây, anh chị em?

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

phê và tự phê

theo phong trào phê và tự phê, hoàng hắc xin nhận có các u và khuyết như sau:-tha hóa: rủ rê bạn bè ăn nhậu hát karaoke (không chịu hát nhạc lề phải và nhạc năm vố lô-can) suốt cuối tuần mà không chịu sống theo lời boác, -ngược động - không lề: nghe nhạc chống cộng, nhạc lính VNCH, coi bờ-lốc chửi đảng và chính phủ sở hụi chủ ngỡi, lâu lâu còn viết kakaka để chọc ghẹo các đấng vua quan lảnh đạo rất sợ lảnh đạn của ta, chửi bới thiên triều của đảng, hướng dẩn tư tưởng con cháu đi theo con đường bơ sửa của bọn đế cuốc đang dảy dụa vì... quá sung quá sướng-có một cái u duy nhất là bụng bia đang trên đà tăng trưởngxin thật thà tự kiểm như trên.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Kinh Khủng Khiếp - U và Khuyết - pạc đơ

Tám Tàng bây giờ đang làm một chân cắt cỏ mướn ở xứ đồng bắp. Tụi Mỹ rửng mỡ nhà nào củng trồng cỏ xanh mướt nhưng lại lười nên thuê Tám cắt cỏ. Cứ ba mươi lăm đô nhà nhỏ năm choạc nhà lớn đất rộng. Tám sắm cái xe cắt cỏ ngồi chễm chệ vừa cắt nhanh vừa đỡ mệt. Em của Tám là Chín Lu vừa nhập nghề nên lảnh cái máy trym cỏ cầm tay để trym mấy chổ xe cắt hỏng đặng. Hai anh em trong tuần kiếm lai rai cũng đủ tiền bia bọt, thuốc lá, và đóng thuế lợi tức cho ZỢ.

Chín Lu siêng việc nác lắm nên hắn hay vào intờnét rình coi chuyện... quốc sự. Sau đây là nguyên văn tin nội bộ mà Chín Lu đã trình báo cho Tám Tàng:

9L: các anh nhớn của TA đang phê và tự phê, anh Tám ơi! căng lắm!
8T: ý mày nói tuị nó đang "shướng" và "tự shướng" hả! không "căng" sao "shướng" mậy!
9L: bậy nà! phê bình á! shướng gí mà shướng!
8T: hehe! dậy chớ tụi nó nói gì
9L: bộ ba dzũng sang trọng toàn là U chớ hỏng có Khuyết. riêng chị phó Doan thì có U có Khuyết.
8T: thôi chết mẹ bà rồi bà phó ui! Cả đám U mà một mình bà dám có Khuyết thì phen này dám mất chức phó lắm á
9L: ối sao anh lo chuyện bò trắng răng. bả sẽ theo phò ông thiên tử mới bên chunwa hỏng chừng còn lên chức phó mẫu thiên hạ á. dzủng sang trọng phen này làm con bả lun á!

cả hai Tám Tàng và Chín Lu cười phà phà làm mấy con quạ giật mình bay kêu quang quác!!!




Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Kinh Khủng Khiếp - U vs. Khuyết

Nhớ hồi nẩm, dân xứ Lúa hay bị kêu đi họp tổ rân-fố cuối tuần lắm. Sau khi chị Hai Năm Tấn cán bộ phụ nữ phường vốn người xứ Lừa Thanh Hóa thực hiện màn phê & tự phê với đầy đủ U (ưu) và Khuyết thì Tám Tàng mới "bị" mời lên nói về cái u (ưu) và cái khuyết. Sự thể là Tám Tàng hay nhậu xĩn rồi nói năng vung vít khiến các ông cán phường hay bị nhột..

Tám thấy khó từ chối nên mới chịu đứng lên tuy bộ tướng củng hơi xiêu xiêu vì hồi chiều có "phá thành sầu" bằng hai xị Cây Lý:
_Tui á! phó thường dân Nam bộ á! hỏi thì tui nói mất lòng ráng chịu chớ tui thời thiệt tình chớ hỏng có xạo à nghen.

Khứa lão Tư Đủ vốn là Chủ tịt Mặt trận tổ quốc phường  cắt ngang:
_Đ/c Tám có gì cứ nói. Phê và tự phê là để tiến bộ đa.

Tám Tàng giật mình một cái làm xấp nhỏ đang hóng chuyện cười ngất:
_Tui mà đồng chí gì cha. Đồng chí với ông sao ông hỏng cấp cho tui cái bông mua thịt nợn (tem phiếu) giống như của ông dậy?

Tư Đủ hơi xệ nên im.

_Tui - Tám Tàng - xin nhận so với hai cái U lớn của chị Hai Năm Tấn thì tui hỏng có hai cái U lớn đó nhưng bù lại tui có một cái U khác lớn lắm á. Tui hỏng dám so bì với chị Hai nhưng cái Khuyết của chỉ chắc là phải nhỏ hơn cái U của tui rồi. hè hè.

Cả xóm Chuống Gà đoán ra ý của Tám nên bò ra mà cười nắc cười nẻ. Chị Hai đỏ mặt lẩm bẩm:
_Léo mẹ thằng lày náo!!!

Nhắc chuyện này vì mới nghe các anh ở trễn đang phê và tự phê chí chóe.


(phê đây là phê bình không phải phê có nguồn gốc tự sự "tự shướng" đâu nhé - phải giải thích chứ không cậu Hào lại suy nghĩ ninh-tinh thì bỏ mother)

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

VIết từ xứ đồng bắp - Quê hương ơi sao vẫn còn xa

Ngày thứ bảy đâù tiên của tháng Tám trời nóng ngột ngạt. Những hàng cây im lìm dưới cơn nắng như đổ lửa. Không có một ngọn gió. Những áng mây xám cứ lừng lững trôi qua mà chả thèm nhỏ cho vài giọt mưa ngọt ngào. Biển bắp úa nhợt. Những trái bắp thiếu nước còi cọc. Ông già chủ trại buốn bả đưa cho coi mấy trái bắp vừa bẻ "ốm ròm" và chỉ "đậu" được dăm ba hạt bé bỏng. Điệu này - ông già than - mấy tháng nửa thì giá nông phẩm sẻ tăng vù vù cho mà xem!

Đi ra chợ nhà quê mua được mớ rau đậu cà chua và một quả dưa hấu về ăn giải nhiệt. Về tới nhà vừa ngồi phịch xuống thì mợ nhờ mở tý nhạc. Cái máy CD củ rền rỉ giọng bà Khánh Ly... "Huế Sàigòn Hà Nội - quê hương ơi sao vẫn còn xa..."

Ừ nhỉ! Hà Nội còn xa xôi lắm trong lòng bao người Huế và người Saigon. Hà Nội yêu kiều năm nảo năm nao nay trở thành xa lạ kệch cởm quê mùa. Ngày ấy bà chị cousin con cậu Tư tập kết từ Hà Nội vô. Mấy bà phụ nử Saigon thấy chị tôi xài "nội y" quốc doanh mà kinh hoàng. Những miếng vải hoặc xám hoặc lục thô ráp những tưởng dùng làm giẻ lau. Má tôi lục tủ đưa cho chị mấy món đồ nội hóa thôi mà chị xuýt xoa mãi. Từ ấy chị đâm chán Hà Nội chị ghét đồ quốc doanh và rồi chị bỏ mẹ nó cái vụ Đoàn Đội nhảm nhí mà lo kinh doanh. Ông chồng là anh thằng bạn tôi gặp bả mấy lần đâm mê. Bây giờ hai người đang còn du dương đâu đó bên bờ Florida. Hôm kia tôi gọi nhắc chuyện củ bà ấy cười khanh khách rồi còn pha tiếng đùa "lô mo haloi" (no more Hanoi). Tôi nghỉ tới cô nàng "underware-queen" kia đang tạo bao nhiêu xì-căn-đan ở SG mà thầm thương cho mấy bà mấy chị Hà Nội năm xưa.

Cách đây mấy tháng một đám dân con cháu HO mở cuộc picnic ngoài một cái park khá rộng và yên tỉnh. Không rỏ vì sao mà lại có một đám du sinh xuất thân từ xứ thiên đàng mù. Chắc ngẩu nhiên thôi. Hai đám cùng picnic vô một chổ cho gần mấy cái lò nướng than. Gánh du sinh Hà Nội đoán là thế vì các cô các cậu đó đặc sệt giọng Hà Lam Linh. Gánh con cháu HO chia cho gánh COCC mớ than hồng và đồ ăn thức uống. Đám nhóc tỳ của hai bên có cùng mẫu số "born in the US of A" thì tự nhiên xáp vô ăn uống vì chúng học cùng trường tiểu học. Mấy COCC mới đầu hơi rụt rè nhưng rồi cùng nói chuyện mưa nắng. Các anh cu mẹ đĩ này khoe bố mẹ làm chức này nọ nghe hơi lùng bùng vì chức danh các quan lại đỏ thật quá lạ với cái thằng đạp xếlô năm nao ở "Sìgòn" là mình. Thì ra con quan nên toàn đi Mẽo bằng học bổng. Tôi bùi ngùi nhớ Nam Ngầu bạn tôi. Cha của Nam là cơ sở của cs trong SG. Tết Mậu Thân lộ diện trong khu Vườn Lài (chúng cư Minh Mạng về sau là ngô gia tự). Cha Nam bị chết khi cùng đồng bọn trốn khỏi SG sau Đợt Một TCK bị đại bại. Sau 75, cha Nam không dược công nhận Liệt sĩ vì các đồng bọn vả xếp đều gục trọn gói ở gần đài radar Phú Lâm. Má Nam - một bà già bán rau ở chợ - cay đắng chửi chế độ. Nam Ngầu sống sót chiến trường K nhưng đã chết vì một căn bịnh rất mơ hồ... trúng gió!!! "Con quan thời lại làm quan Con lính suốt đời phải quét lá đa!!!" Thương cho mày quá,  Nam Ngầu - Hắn chết đi trong tay không có một đồng không vợ củng chẳng con. Huế và Saigon vẫn còn xa Hà Nội lắm.

Hận thù rồi củng phải xóa bỏ trong một ngày nào đó. Chia cách hẳn củng có lúc đoàn tụ. Tôi nghe lại bài hát xưa mà bùi ngùi. Ngày dân tộc thực sự bước qua cái rào ngăn trong tâm hồn của từng người là ngày cái chế độ phi nhân bán nước của những kẻ không có linh hồn ở Bắc Bộ Phủ tan rã. Lòng dân như luồng nước mạnh từng đưa cái con thuyền Nghệ An kách mệnh đi tới rồi sẽ thành cuộn sóng thần nhấn chìm bè lủ gian tham bù nhìn cho trung cộng!!!


Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Tầu ngầm Việt Nam


Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Viết từ xứ đồng bắp - Cố quận

Mấy tuần rồi xứ đồng bắp khô hơn cánh đồng cỏ cháy của Lucky Lucke. Trời nóng hâm hấp vì ngoài sự khô hạn còn thêm độ ẩm trong không khí cao trên 90%. Để tránh cái nóng, mình thức sớm để đi làm. Y như các bác nông phu bên nhà.

Nói tới quê nhà lại nhớ đến chử "cố quận". Hồi nhỏ có lần đọc mấy bài của lão ngoan đồng Bùi Giáng thấy chử "cố quận". Tò mò đi tra tự điển Hán Việt thì thấy giải nghĩa là chốn xưa quê củ. Coi như tạm biết chứ chưa hề tâm ấn về "cố quận".

Chỉ từ ngày lìa xa chốn củ, lang thang trên đồng đất xứ người, ngoảnh đầu về hướng Tây của cái đại dương mênh mông Thái Bình Dương để hướng về Saigon lòng mới bắt đầu thấm thía thế nào là cố quận.

Cố quận giờ hàm nghĩa kỷ niệm về những thanh chắn - cột đèn trên cây cầu Saigon lổ chổ vết đạn. Cố quận củng bao dung nhửng lần say rượu ói ra mật xanh trên một vỉa hè nào đó. Cố quận mơ mộng theo nhửng vòng bánh xe đạp lăn dài dưới bóng râm con đường Duy Tân một thời thiếu niên đi theo nhửng bóng dáng tiểu thư yểu điệu cho đêm về xao xuyến giấc điệp. Cố quận còn là Sở Thú còn là bến Bạch Đằng với khô mực nướng, bò bía, nước ngọt mỏ-nát (lemonade) với bánh bích-quy dừa hay lừ-ư hột é, xirô đá nhận cùng ổi luộc lẻng kẻng. Cố quận của thời nhi đồng đi coi ciné phim cao bồi ở rạp Vĩnh Lợi rồi được cha cho đi uống nước mía Viễn Đông và ăn mấy miếng phá lấu gan mề ngay trên xe gắn máy Honda 67.

Khi mà tuổi đời của kiếp lưu vong đã dày hơn ngày xanh trên chốn củ, cố quận cứ trở về trong từng giây phút. Một thoáng đường quê nơi đồng bắp lại thấy ẩn hiện trong tâm tưởng bóng dáng một con đường quê nào đó ở Việt Nam. Bao nhiêu là giấc mơ. Cố quận hay là ta trong thời đã quá hiển hiện ngọt ngào. Đôi khi củng đầy lo âu cay đắng. Có những giấc mơ thấy bị mất cái xe đạp cà tàng rồi trong mơ lo âu như mất.. sồ hộ khẩu. Giấc mơ bị quản giáo đánh te tua. Giấc mơ thấy đi thăm nhửng ông bà trong trại cải tạo.

Nhửng chiếc thổ mộ từng đưa mình đi về Bình Hoà về Hốc Môn nay vẫn đưa mình ruổi rong trong miền quá khứ. Ba mươi năm sống trên xứ lạ quê người chợt thấy mừng vì mình vẫn còn là người Việt Nam và còn nặng chất "Việt Nam" hơn bao giờ hết...

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Kinh Khủng Khiếp - Thương người

Trong xóm của Tám Tàng ai củng ớn Tám Tàng. Vì lẽ Tám nghèo nhứt xóm mà xóm của Tám nghèo nhứt xứ Lừa. Tám có hỗn danh Tám Tàng vì hắn rất ngang và ngạnh. Ngứa mắt là chửi té tát chửi thẳng chẳng thèm bóng gió. Tám rất "tàng" vì đạp xích-lô mà xế củng phải mướn để kiếm rượu tiêu sầu.

Bửa kia có thằng cha nọ vốn loại "nhân thân tốt" ý nói là gia đình có công Kák-Mện. Tên này thời chiến củng từng "cách" nhiều cái "mạng". Phần lớn nạn nhơn là người mà y ta ghét chớ chẳng phải là "phản động" cái chi chi. Khi y già chắc hay nằm mơ thấy bị đòi mạng sao đó mà khi vùng dậy lật đật thắp nhang cầu vái. Sát nghiệp nặng quá nên hắn bịnh muốn bại xuội. Thật ra nhìn thấy củng khá là thảm!

Một hôm, cô Năm Chảnh thấy mới nói với Tám Tàng:_Anh Tám coi ông cán hưu tội quá hén. Thấy mà thương! Bịnh gì mà ngặt dữ đa!

Tám Tàng cười khẩy: _Quả báo nhỡn tiền. Sát nhơn cho cố mạng bây giờ húy tử. (Người Nam Kỳ Quốc nói chử "úy" (sợ) ra là "húy"). Bị dậy là còn nhẹ đó.

Năm Chảnh mới trách:_Xét người phải xét thời chớ, anh Tám!

Tám Tàng mới quạt cho một phát sấm sét:_Im đi đồ búzù!!!

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Từ Xa Nhìn Về 2 - "VC Con" - Nguyễn Khắp Nơi

“VIỆT CỘNG CON” 
NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, LÀ THẾ ĐẤY.
Nguyễn Khắp Nơi

Viết theo lời kể của một cô gái người Bắc.
Đương nhiên, tên của tôi không phải là “Việt Cộng Con” rồi.
Và tôi cũng không phải là Việt Cộng, xin bảo đảm một trăm phần trăm.
Tên tôi là Trinh, Trần Thị Ngọc Trinh. Tôi lấy chồng là một người Lính Việt Nam Cộng Hòa. Con trai tôi tên là Nam, cháu nay đã được năm tuổi rồi. Mỗi lần về thăm nhà, cháu luôn luôn hãnh diện khoe với ông bà ngoại:
“Ông ơi, bà ơi, cháu là con của Lính Cộng Hòa đấy.”
Tức là, tôi không có dính dáng gì đến Việt Cộng cả. Vậy thì tại sao tôi lại có cái tên... “Việt Cộng Con”?
Theo lời bố tôi kể lại, bố mẹ tôi quê quán ở Phú Thọ, sau chuyển về Hà Giang. Đến năm 1979 thì mới về Hà Nội ở. Lúc đầu, gia đình tôi không có "hộ khẩu", phải sống tạm bợ ở gầm cầu. Hàng ngày, ba mẹ tôi đi ra chợ, bến xe hàng hay là bến xe lửa xuyên Việt đứng chờ công việc làm, ai nhờ việc gì thì làm việc nấy, thông thường là khuân vác, đẩy xe, cưa cây... Kiếm được việc làm không phải dễ, vì ba mẹ tôi là dân mới tới, thường bị đám người sống lâu năm ở chợ tranh dành đuổi đi đừng ở nơi xa chứ không cho đứng ở gần chợ.
Một hôm, có một đoàn người gồm đa số là đàn bà từ miền Nam vào, nhờ đẩy hàng đi Hà Giang. Hà Giang cách Hà Nội cả trăm cây số, đám đầu nậu không biết địa thế, hơn nữa, vì Hà Giang gần núi, có nhiều sơn lam chướng khí, nên không ai dám nhận đi hàng, bọn chúng mới gọi bố mẹ tôi đến mà bố thí cho việc làm. Tưởng đi đâu chứ Hà Giang thì bố mẹ tôi sống ở đó từ nhỏ, biết từng góc rừng, từng con đường mòn xuyên qua núi. Thì ra đó là những người vợ, con của Lính Cộng Hòa bị đi tù cải tạo. Từ Hà Nội đến Hà Giang thì có xe hàng, nhưng từ Hà Giang tới các trại tù thì phải gánh hàng đi bộ nhiều ngày mới tới.
Bố mẹ tôi chịu cực khổ đưa những người khách hàng đến tận nơi, chờ họ gặp người thân xong xuôi rồi lại đưa họ trở về ga Hàng Cỏ Hà Nội. Những người này cám ơn bố mẹ tôi và tặng tiền nhiều lắm. Sau chuyến đi đó, bọn đầu nậu đứng bến có vẻ nể nang bố mẹ tôi, không dám dành mối như trước nữa. Thực ra, cũng vì không có đứa nào biết đường đi nước bước ở Hà Giang và những vùng xa xôi có trại tù cải tạo, nên bố mẹ tôi hầu như được độc quyền đưa đón thân nhân những người tù cải tạo. Những người này vừa tử tế lịch sự, vừa cho tiền thưởng khá, vì thế, cuộc sống của gia đình tôi mới đỡ vất vả. Nhờ có ít tiền, bố mẹ tôi mới... mua được hộ khẩu ở Hà Nội và cho anh em chúng tôi đi học. Trong thời gian đưa đón những người Miền Nam này, bố mẹ tôi đã được họ tin tưởng, vui vẻ nói chuyện và còn chỉ dẫn cách nấu những món ăn ở Miền Nam, như là bánh xèo, bánh phồng tôm, chả giò... Đã có một lần, một nhóm người vì phải mang theo nhiều hàng, lại già yếu bệnh tật, nên đã nhờ bố mẹ tôi vào Nam để mang hàng từ đó ra ngoài Bắc cho họ. Nhân dịp này, họ đã đưa bố mẹ tôi đi chợ mua những món hàng cần thiết và đãi bố mẹ tôi ăn một bữa no say.
Đến khi những người đi thăm thân nhân tù cải tạo vơi đi dần, bố mẹ tôi liền giải nghệ mà mở một quán ăn nhỏ, chuyên bán những “Món Ngon Miền Nam”. Thời gian đó, bất cứ món hàng nào có xuất xứ "Miền Nam" đều được dân miền Bắc thèm muốn, mua bằng hết, từ cây kim sợi chỉ, nói chi tới những Món Ngon Miền Nam. Cửa hàng của bố mẹ tôi vì thế mà lúc nào cũng đông khách.
Học xong đại học, tôi xin đi làm cho chính phủ, thời gian rảnh thì phụ bố mẹ tôi trông coi công việc. Cửa hàng bán những món ăn Miền Nam của bố mẹ tôi càng ngày càng phát triển, không những chỉ bán hàng ăn, bố mẹ tôi còn mở công ty, mua nhiều loại hàng ở Miền Nam đem ra Bắc bán nữa.
Trong thời gian làm việc, tôi đã được tiếp xúc với một số bạn bè đi du học trở về, đa số đều nói ngoại ngữ rất khá, và đều vào Sàigòn làm việc, chứ không chịu ở lại ngoài Bắc, dù rằng Hà Nội mới là thủ đô. Tôi bắt chước bạn bè, xin bố mẹ tôi cho vào Nam làm việc, nhân tiện làm đầu cầu mua hàng trong Nam đem ra Bắc.
Vào tới Sàigòn rồi, đi làm một thời gian rồi, tôi mới thấy là giữa những người giữ chức vụ cao, được gọi là "lãnh đạo cơ quan" mặc dù là học thức kém, tầm mức hiểu biết về việc làm rất là hạn chế, nhưng lại là những người ngồi mát ăn bát vàng, hống hách với dân chúng nhiều nhất. Càng tỏ ra khó khăn, họ càng được hối lộ và lấy đuợc nhiều tiền trong công quỹ. Những người có bằng cấp, biết làm việc và phải tiếp xúc với dân chúng nhiều như chúng tôi thì lại bị đẩy cho làm việc thật là nhiều. Và cũng vì sự hống hách quan liêu của cấp trên, mà chúng tôi bị vạ lây, bị dân chúng miền Nam ghét bỏ. Thậm chí, chỉ nhìn thấy chúng tôi, hoặc chỉ cần nghe giọng nói của chúng tôi thôi, họ đã bỏ đi, không quên nói nhỏ với nhau: "Cái đồ Bắc Kỳ... thấy ghét"
Mặc dù những điều kiện mà chúng tôi giải thích, là do cấp trên đòi hỏi, chứ chúng tôi không hề muốn làm như vậy.
Một vài lần, tôi được dịp may tiếp xúc với những người ngoại quốc tới làm việc chung với chúng tôi, họ có kiến thức rất cao nhưng lại nói chuyện rất lịch sự. Cũng có những lần tôi được tiếp xúc với vài du khách đến nhờ làm thủ tục, tôi thấy họ nói chuyện cũng thật là hòa nhã và rất hiểu biết. Tầm mắt và kiến thức của tôi được mở rộng ra, tôi muốn được đi du học để mở mang trí tuệ, và cũng để có thể giúp cho công việc làm ăn của gia đình tôi được phát triển hơn. Tôi đem việc này ra bàn với bố mẹ tôi, cả hai đều đồng ý, nhất là ông bà nội của tôi. Chọn nơi học mới là điều khó khăn hơn cả. Đa số các bạn bè của tôi chọn đi học ở Mỹ (nhất là những đứa có cha mẹ có quốc tịch đảng), tôi lại thấy Úc là xứ sở hiền hòa có nhiền nét về văn hóa nghệ thuật, nên tôi đã chọn môn học về Tài chánh ở trường Đại Học RMIT (Royal Melbourne Institute of Technology), Melbourne, nước Úc.
Dù là đã có một ít vốn liếng tiếng Anh đã học ở trường học cũng như trường đời, nhưng ngày đầu tiên đến giảng đưởng nghe giảng bài, thú thực là tôi như con vịt nghe sấm, chẳng hiểu ông Giảng viên tóc vàng nói cái gì cả, vì giọng của ông hoàn toàn là giọng Úc, khác xa với những phát âm theo tiếng Mỹ mà tôi đã từng nghe ở Việt Nam. Môn học kế tiếp thì tôi lại còn thua nặng hơn nữa, vì Giảng viên này gốc ngưởi Ấn Độ, tiếng Anh của ông còn pha nhiều âm thanh R R R thật là khó nghe.
Hai năm trời trôi đi thật nhanh, ngoài giờ học, tôi xin đi làm thêm ở những nhà hàng ăn ở đường Victoria, khu vực Richmond. Những nhà hàng này tuy bán món ăn Việt Nam nhưng đa số khách hàng lại là người da trắng, nên nhờ đó mà tiếng Anh của tôi đã khá hơn trước và cách phát âm cũng vì thế mà đổi hoàn toàn theo giọng Úc.
Cuối cùng, tôi đã học xong cái bằng Master và sửa soạn khăn gói về nước. Bạn bè của tôi đa số xin ở lại Úc làm việc và sinh sống, tôi không có ý định ở lại, chỉ muốn về phụ giúp gia đình mà thôi.
Tôi mua vé máy bay về Sàigòn trước, nghỉ ở đó một ngày gặp bạn bè rồi mới về Hà Nội ở luôn. Ngồi bên cạnh tôi là một người đàn ông trung niên, ông không bắt chuyện với tôi mà chỉ ngồi im lặng, lâu lâu lại nhìn vào cái hộp sắt gắn kín đang cầm trên tay. Mãi khi xuống phi trường Changi để nghỉ hai tiếng, ông mới mở miệng nhờ tôi cầm dùm cái hộp sắt để đứng lên lấy hành lý để trên khoang xuống. Cái hộp tưởng là bằng sắt nhưng lại là hộp bằng nhôm rất nhẹ.
Ngồi trên ghế chờ đợi, ông mới cho tôi biết đó là cái hộp đựng tro của vợ ông. Vợ ông mới qua đời tuần trước, đã được hỏa táng và ông đem về Việt Nam để ở nhà mẹ vợ, theo lời trăn trối của vợ ông trước khi chết.
Tới phi trường Tân Sơn Nhất, ông chào và cám ơn tôi một lần nữa rồi ai về nhà nấy. Tôi không biết tên ông là gì và ông cũng chẳng bĩết tôi là ai?
Một năm sau, tôi quay trở lại Úc để dự lễ phát bằng cấp cho đứa em tôi. Đang đi trên đường Victoria, thật là ngạc nhiên, tôi đã gặp lại ông khách đi chung máy bay hồi nào. Ông cho tôi biết đã đem tro tàn của người vợ về xong xuôi rồi, đã đi làm trở lại. Tôi cũng cho ông hay là tôi đã xin được việc làm và đang làm việc ở Sàigòn, nhân dịp dự lễ phát bằng cấp cho đứa em, tôi xin nghỉ một tháng để đi thăm những thắng cảnh Úc mà trong suốt hai năm đi học tôi không có thì giờ đi đâu cả. Lần này ông cho tôi số điện thoại và nói nếu tôi muốn đi chơi thăm phong cảnh, ông sẽ xin nghỉ đưa tôi đi cho vui.
Thế là chúng tôi quen nhau. Ông tên Thanh, là Lính Cộng Hòa, ngày cuối cùng của cuộc chiến, ông là một Chuẩn Úy 18 tuổi mới ra trường, đánh trận đầu tiên và cũng là trận cuối cùng của đời lính. Ông có hai đứa con nhưng chúng nó đi làm ở Tiểu bang khác, lâu lâu mới về thăm nhà, còn tôi, tôi ba mươi lăm tuổi rồi, và chưa có ý định gì về tương lai cả.
Về lại Sàigòn, chúng tôi vẫn tiếp tục emails qua lại với nhau. Có một lần ông về Việt Nam thăm tro tàn của vợ và nhân dịp đó đi chơi uống cà phê với tôi. Qua năm sau, tôi muốn trở lại Úc một lần nữa để đi thăm Đảo San Hô ở Queensland, Thanh cũng xin nghỉ để đi chơi cùng với tôi.
Thanh đã ngỏ lời muốn cưới tôi làm vợ. Suy đi nghĩ lại, tôi tuy còn độc thân nhưng đã lớn tuổi rồi (so với Thanh thì tôi còn nhỏ lắm), nên đồng ý làm vợ Thanh.
Thanh làm bữa tiệc gia đình để ra mắt tôi với hai đứa con và bạn bè. Hai đứa con của Thanh nói toàn tiếng Anh, tụi nó không có ý kiến gì, miễn thấy ba nó vui là được rồi. Lần đầu tiên gặp những người bạn của Thanh, tôi vui miệng kể lại cuộc đi chơi ở Đảo San Hô:
“Thật là... Hoành Tráng chưa từng thấy. Đi xem đảo xong, chúng em đi phố mua hàng, chỗ nào cũng bán Khuyến mãi, thích ghê..”
Cả nhà đang ồn ào, tôi chợt thấy không khí có vẻ im lặng sau khi tôi nói chuyện, những người bạn của Thanh nhìn tôi có vẻ e dè lắm, họ vẫn nói chuyện, nhưng hình như không có nói chuyện với tôi. Một bà vợ của người bạnthân của Thanh đã hỏi thẳng tôi:
“Cô là... du học sinh hả? Lấy chồng già để... được ở lại Úc hả?”
Khi vào trong bếp lấy thêm đồ ăn, tôi thoáng nghe một người nào đó nói nhỏ với Thanh:
“Mày lấy... Việt Cộng Con đấy à?”
Tôi nghe Thanh trả lời:
“Đâu phải ai nói giọng Bắc cũng đều là Việt Cộng hết đâu!”
Tiệc cưới của chúng tôi mới là phiền phức, mặc dù chúng tôi chỉ tổ chức đơn giản thôi, nhưng bạn bè của Thanh nhận thiệp mời, họ đều có vẻ ngại ngùng, không muốn tham dự. Thanh nói với tôi:
“Ông Hội trưởng của anh họp cả hội lại để lấy quyết định... có dự tiệc cưới của anh hay không? Họ quyết định... đi với tư cách cá nhân mà thôi, vì dù sao cũng là bạn bè.”
Tôi ngần ngừ nói với Thanh:
“Anh ơi... nếu thấy khó khăn quá, hay là... mình đừng có lấy nhau nữa... Sao họ lại... kỳ thị với em như vậy? Em nói tiếng Bắc, vì em sinh đẻ ở ngoài Bắc, chứ em đâu có tội tình gì đâu?”
Thanh an ủi tôi:
“Em cũng phải hiểu cho họ, họ cũng như anh, đều là những người bị bọn Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm đất nước, bắt tù bắt tội sống chết đủ điều. Suốt ngày họ nghe cái giọng Bắc kỳ mạt sát họ, nó thấm vào đầu, nên không thể có cảm tình với cái giọng Bắc được. Anh hiểu em, nhưng họ chưa hiểu và chưa thông cảm cho em. Cứ để một thời gian, họ sẽ hiểu em đó mà.”
Tôi sinh đứa con trai đầu lòng, đặt tên cháu là Nam. Ngày thôi nôi, anh chị nó đến dự, vui vẻ thay phiên ẵm em, đứa con gái út của Thanh ẵm em vừa cười vừa nói:
“My... baby brother”
Những người bạn chúc mừng Thanh... “Đáo Mã Thành Công”.
Khi tôi tháo chiếc dây chuyền hộ mạng của tôi đeo vào cổ cho Nam, một bà ngạc nhiên nhìn sợi giây mà hỏi tôi:
“Cái gì vậy?”
“Dây chuyền hộ mạng của em đấy.”
“Đẹp quá nhỉ! Ai khắc mà đẹp quá, hình như là hai cái mặt chữ khắc trên gỗ đen thì phải.”
Chồng tôi biết tôi có sợi dây chuyền này, nhưng coi đó là đồ nữ trang của tôi thôi, nên chẳng để ý đến. Khi thấy ai cũng nhìn vào nó, tôi vui miệng kể lại lai lịch của sợi giây chuyền cho tất cả cùng nghe:
Tôi sinh ra ở Hà Giang. Nói là Hà Giang chỉ để cho có nơi có chốn trên bản đồ mà thôi, chứ thực ra, nơi tôi sinh ra không có tên trên bản đồ miền Bắc. Đó là một nơi ở giữa rừng núi âm u không có vết chân người.
Theo bố tôi kể lại, vào thời năm 1954, khi mọi người dân đều muốn di cư vào Nam, gia đình tôi gồm có ông bà nội, ba mẹ tôi và gia đình của các bác các chú đã gồng gánh từ quê lên Hải Phòng, để xuống tầu di cư vào Nam. Khi đang ở trên đường thì gặp một đám người khác cũng nhận là đi di cư và biết có một con đường tắt đi Hải Phòng rất gần, thế là cả bọn theo chân đám người này. Đến chiều tối thì có xe hàng tới chở tất cả, nói rằng đi xe cho chóng đến nơi. Xe chở đi tới một vùng rất xa, tài xế cho mọi người xuống mà nói rằng, nghỉ đỡ đêm nay, sáng mai sẽ có xe khác tới chở thẳng đến Hải Phòng. Ai cũng vui mừng trải chiếu ra ngủ qua đêm. Sáng hôm sau, có xe tới đón thật, nhiều xe lắm, xe nào cũng chở đầy người. Mọi người vui mừng kéo nhau lên xe đi Hải Phòng. Xe đi cả ngày trời vẫn không tới vùng biển như mọi người mong đợi, trái lại, xe chở mọi người tới một nơi đầy lính canh có súng. Những người lính này chĩa súng bắt tất cả ngồi im không dược hỏi han gì cả, họ khiêng từng miếng vải nhà binh tới phủ kín xe rồi bắt đầu chạy suốt đêm. Đến sáng mới tói nơi, cả bọn được đẩy xuống xe để bị chỉa súng bắt đi bộ vào trong rừng. Tới nơi, cán bộ tập họp mọi người lại, kết tội cả nhóm là đã phạm tội phản lại nhân dân, bỏ trốn vào miền Nam, bị đầy vào đây đến bao giờ được cách mạng và nhân dân khoan hồng, sẽ được về với nhân dân.
Đến lúc đó, mọi người mới biết rằng đã bị bọn Cộng sản đưa người ra dụ dỗ đi theo chúng để rồi bị đi đầy vào vùng rừng núi âm u không biết ngày về. Lâu lâu lại có từng đoàn người khác hoặc được xe chở, hoặc bị xiềng xích đi bộ ngang qua để tới những nơi xa xôi hoang vắng khác được gọi là “Cổng Trời”.
Vào khoảng năm 1960, có thêm một nhóm tù nữa được đưa tới Cổng Trời, đám người này thỉnh thoảng được ra ngoài làm rừng, họ tự xưng là “Biệt Kích Miền Nam” được thả ra Bắc để hoạt động, chẳng may bị bắt.
Tôi sinh ra vào năm 1973 ở cái vùng rừng núi âm u, trại tù của những người muốn di cư vào Nam năm 1954 và trải qua thời thơ ấu ở giữa nơi núi rừng trùng điệp không bóng người này. Khi tôi được năm tuổi, một hôm đi theo cha chặt mây, đã bị ngã xuống hố sâu. Bố tôi bất lực nhìn thân xác của tôi mà không có cách nào để cứu. May thay, một nhóm Biệt kích đi ngang, thấy vậy đã thòng dây đu xuống tận vực xâu mà cứu tôi lên và đưa cả hai bố con tôi về tận nhà. Từ đó, lâu lâu những người Biệt Kích này lại đi ngang vào thăm gia đình tôi. Người Biệt kích cứu tôi nhận tôi làm con nuôi và đã gỡ sợi dây chuyền ông đang đeo để đeo vào cổ tôi mà nói:
“Tặng cho cháu cái bùa hộ mạng đó.”
Ông giải thích cho bố tôi biết, sợi dây chuyền này do ông đẽo gỗ trong rừng mà khắc thành hai chữ BK tức là Biệt Kích. Các chú này đã khuyên bố mẹ tôi nên tìm cách về thành phố mà sống, chứ đừng ở mãi nơi rừng hoang cô quạnh này mà bỏ phí cuộc đời của những dám con cháu.
Năm 1979, khi Trung cộng bắt đầu đánh Miền Bắc, những Biệt Kích đã bị đem đi nơi khác, bố mẹ tôi nhớ lời các Biệt Kích mà tìm đường trốn về Hà Nội, vì thế, tôi mới được đi học và sống cho đến ngày hôm nay.
Khi tôi kể xong câu chuyện, mọi người đều thay nhau cầm lấy sợi dây chuyền của con tôi một cách trân trọng và quý mến. Người bạn mà trước đây gọi tôi là “Việt Cộng Con” là người đầu tiên hỏi tôi:
“Gia đình của chị bị đưa đi... vùng kinh tế mới Cổng Trời đấy à?Chỉ vì muốn di cư mà bị đầy ải suốt hơn hai mươi năm trời đấy sao? Bọn Việt cộng chúng mày sao mà tàn ác thế! Cám ơn Trời Phật đã phù hộ cho gia đình chị, những người Việt Nam yêu Tự Do, còn sống được cho đến ngày hôm nay.”
Tôi mỉm cười nói thêm vào:
“Tôi cảm ơn Trời Phật và cảm ơn Chúa nữa. Ông bà chúng tôi không đi tìm Tự Do vào năm 1954 được, thì đến đời cháu tức là đời của chúng tôi, chúng tôi đã tìm được Tự Do rồi đấy. Nhờ các anh Biệt Kích Miền Nam mà tôi được cứu sống, nhờ lời khuyên của các anh mà bố mẹ tôi mới dám trốn vùng cải tạo để về được tới Hà Nội. Cũng nhờ những bà mẹ, bà vợ của những người Lính Miền Nam bị tù cải tạo mà bố mẹ tôi mói có cuộc sống đáng sống. Các anh chị thấy không, nhờ tình người, nhờ những người Miền Nam mà chúng tôi mới sống đến ngày hôm nay, chứ đâu có bác nào đảng nào cứu giúp chúng tôi đâu? Cũng vì thế mà dù có ai nói gì thì nói, tôi cũng cứ lấy người Lính Cộng Hòa mà tôi quý mến.”
Từ hôm đó, tôi thấy tất cả bạn bè của Thanh đã thay đổi thái độ với tôi. Các anh đã gọi tôi là “Chị Thanh” và các bà đã gọi tôi bằng “Trinh” hoặc là “Cô Em Gái Bắc Kỳ”.
Con tôi đã được năm tuổi rồi, cháu đã đi học mẫu giáo, tôi có thì giờ đi tìm một công việc tạm thời. Tôi tìm đến một văn phòng Luật Sư của người Việt để xin làm Điện Thoại Viên. Ông Luật Sư phỏng vấn tôi xong, nói với tôi:
“Để chú sắp xếp cho cháu làm hồ sơ nhé, còn công việc nghe điện thoại, chú sẽ tìm người khác”
Tôi thông cảm với ông Luật sư, mọi người vẫn còn... ác cảm, còn... kỳ thị với giọng nói Bắc Kỳ của tôi.
Tôi xin lỗi đã nói như vậy, nhưng thật sự tôi không biết dùng chữ gì để nói về hoàn cảnh của tôi.
Chồng tôi đã thông cảm với tôi, anh Thanh đã nói với tôi:
“Người ta nói “Cái áo không làm nên ông thầy tu” Nhưng thực sự cái áo đã làm cho người ta nhìn lầm nguời mặc nó là thầy tu. Em không những nói giọng Bắc, em còn dùng những từ ngữ mà cái đám Việt cộng thường dùng, ngay cả những người Miền Nam hay những người Lính Cộng Hòa mà nói cái giọng đó, cũng bị ghét, nói chi là Bắc Kỳ rặt như em.
Em cứ giữ cái giọng Bắc Kỳ của em, nhưng em đừng... Hoành Tráng, đừng... Bức Xúc nữa, có được không?”
Tôi suy nghĩ... Đúng! Chồng tôi nói đúng.
Nhập Gia Tùy Tục – Nhập Giang Tùy Khúc.
Tôi đã lấy chồng Lính Cộng Hòa rồi, mà tôi lúc nào cũng có cái giọng Bắc Kỳ Hai Nút (75, Bắc kỳ chín nút tức là Bắc kỳ 54) thì ai mà chịu nổi.
Bây giờ, tôi không còn... “Xử Lý” nữa, mà tôi phân tích, tôi tìm hiểu từng trường hợp mà giải quyết cho thỏa đáng. Mỗi khi đi ra ngoài đường, nghe tôi nói chuyện, không còn ai quay lại nhìn tôi rồi bỏ đi chỗ khác nữa.
Đôi khi, những ông bà bạn của anh Thanh vẫn gọi tôi là “Việt Cộng Con”
Nhưng họ nói chỉ để mà đùa dỡn mà thôi, chứ không còn châm chọc như trước nữa.
Riêng phần con tôi, cháu Nam, lúc nào cháu cũng khoe:
“Con là con của “Lính Cộng Hòa” mà!”
NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, LÀ THẾ ĐẤY.
NGUYỄN KHẮP NƠI.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Kẻ dễ dàng thoả hiệp - Châu Đình An



Thoả hiệp không có gì xấu, chỉ vì trong đời sống, sự thoả hiệp công chính là yếu tố cần thiết để mang lại phúc lợi cho cả hai bên. Nhưng một khi thoả hiệp bị mất ý nghĩa thì…
Con buôn và nghệ sĩ là hai thành phần dễ thoả hiệp, hay nói rõ hơn là dễ mua chuộc. Có thực vậy không? Theo tôi, cần thêm kẻ hành nghề truyền thông báo chí cũng thế nữa, một khi đồng tiền làm họ mờ mắt, và khi mờ mắt thì không thể nhìn thấy rõ con đường đi về đâu, họ cứ cắm đầu sờ soạng mò mẫm trong bóng đêm. Do vậy, nói chung, con người, một khi tiền bạc, quyền lợi, bổng lộc dụ dỗ khiến người ta dễ dàng thoả hiệp.
Bất cứ hoàn cảnh nào, thực tế luôn xảy ra đau lòng là, những kẻ dễ dàng thoả hiệp vì đồng tiền và bổng lộc, dễ dàng đánh mất nhân cách. Ngay cả trong trại tù cải tạo, chỉ vì đói, khát, bị hành hạ, bị trù dập, mà đã có biết bao người mất tư cách, mất nhân cách để chấp nhận thoả hiệp làm “ăng ten” chỉ điểm báo cáo tình hình sinh hoạt của anh em tù bạn với bọn quản giáo cộng sản, nhằm đổi lấy chút cơm thừa cá cặn, và sự “ưu đãi” cho làm việc lao động nhẹ, và họ đã thể hiện vai trò tay sai này hết sức đắc lực.
Ngày nay, trong giới nghệ sĩ Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, thực tế rất đau lòng là, những tiếng hát được mến mộ đã đi đi về về Việt Nam, cái quê hương nghèo khổ, tả tơi, do cộng sản và tập đoàn tư sản đỏ cai trị, để hát hò kiếm tiền, đó là sự thoả hiệp với kẻ thù đất nước, bất chấp sự phản đối, bất kể tình thương mến mộ từ khán giả chân chính ở hải ngoại và ngay cả đồng bào chúng ta trong nước, đã vơi dần sự thương mến họ rất nhiều. Thậm chí có người sau bao năm làm việc, dành dụm tiền bạc bên hải ngoại, đã về VN mua nhà, sinh sống hẳn bên quê hương, họ đâu có biết ở với cọp dữ, có ngày nó cắn mình tả tơi. Họ quên đi ngày trốn chạy xuống thuyền ra biển, họ quên đi những tháng ngày tù tội, bị đói, bị giam, rên xiết dưới bạo quyền!
Họ đã nhanh chóng quên đi những trận cuồng phong giữa sóng dữ ba đào suýt nhận chìm thuyền khi vượt biển, họ cũng đã quên đi những trận hãm hiếp bởi hải tặc Thái Lan, để rồi, sự trở lại quê nhà ca hát nào có huy hoàng gì đâu? Nào có ngựa xe như nước áo quần xênh xang như mộng tưởng.
“Xa rồi cũng buồn mơ ngày trở lại
mái nhà xưa con ngõ bùn lầy
dưới giàn hoa giấy, đâu đây, dưới giàn hoa giấy
tiếng mẹ cười,
hiền triết xuống hồn ai.
Ta lữ khách dạt trôi từ tuổi dại
Lúc tròn trăng thôi đã trường đời”
(HXS)
Ai cũng yêu mến nhớ nhung quê hương, bởi vì nơi mình sinh ra, lớn lên, dù vui, buồn, đau khổ hay sung sướng, là nơi mình đã trải qua một phần đời, đó là kỷ niệm thiêng liêng gắn bó mãi mãi trong tâm hồn chúng ta. Do vậy sự về thăm cố hương, một lần rồi thôi là điều dễ cảm thông, nhưng nếu cứ chọn Việt Nam hiện nay trong chế độ độc tài, độc đảng để sinh hoạt kiếm tiền thì, quả là điếc không sợ súng. Cái quê hương ta đói khổ, người nghèo la liệt khắp nơi, từ các thôn quê xa lánh, biết bao áp bức đoạ đày, mà những kẻ cầm quyền hiện nay, họ đã không từ nan bất cứ thủ đoạn, mưu mô nào cả, lấy đất bán cho ngoại bang, xua đuổi, cưỡng chiếm, đánh đập, bắt bớ giam cầm những ai bất đồng chính kiến, chỉ vì quyền lợi bổng lộc cho phe nhóm, thử hỏi xem, bạn có yên lòng để hoà nhập vào cuộc sống như thế không?
Mời bạn đọc bài viết sau đây của một vị cao niên:
“Cách đây 12 năm, lúc tôi được 49 tuổi, đã xa đất nước VN được 24 năm, khi nghe tin chính phủ Cộng sản đổi mới chính sách, quên hết hận thù, gọi Việt kiều ngoại là khúc ruột ngàn dặm, bỏ qua quá khứ, hướng về tương lai, đoàn kết một nhà (!)”
…Lúc đó tôi cũng như rất nhiều người Việt tha hương so sánh một vài điều về tài chánh, về vật giá, về tình ruột thịt, bà con giữa xứ Mỹ và xứ mình, nên cũng rất là “hồ hỡi”…nhưng quên đi mất nhiều chi tiết quan trọng mà mình ở đất Mỹ không thấy được những cái sự việc khác rất thực tế đang xảy ra ở VN. Sau 2 lần về thăm lại VN năm 2000 và năm 2007 cùng với nhiều tin tức về vô số vấn đề …nhưng chỉ ghi nhận trung thực trong 10 vấn đề nêu trên thì thấy phần lớn là xấu, nhất là vấn đề y tế, an ninh, luật pháp, nên: Tôi đã bỏ hẳn ý định về Việt Nam để nghỉ hưu.
Đến ngày hôm nay, tôi vẫn còn biết có người bạn cùng khóa 23 ở bên Mỹ nhưng đang có vợ ở Việt Nam ,một người bạn ở Texas cũng dự tính về VN để dưỡng gìà, một bạn Việt kiều rất già có vợ trẻ, cứ sáu tháng ở VN, vài tuần về Mỹ… Một số Việt kiều dự tính về VN để sống luôn …Số còn lại mấy chục năm trước họ nhớ VN tha thiết, nhớ quay quắt, nói có về VN sống thì ”ăn đất, ăn cát cũng chịu”… sau đó họ về xây vài ba căn nhà ở VN. Bây giờ đa số họ không còn có cái tình cảm “nóng sốt” như những ngày xưa, bắt đầu âm thầm bán dần tài sản nhà cửa ở VN và chỉ về VN thăm viếng mà thôi, và quyết định sẽ chết ở Mỹ…
Tôi nêu lên dưới đây là những câu chuyện rất thật mà tôi đã theo dõi trên 20 năm và phỏng vấn họ nhiều giai đoạn, từ lúc họ nhỏ những giọt nước mắt nhớ về quê hương, lúc họ gởi tiền về VN xây nhà, cho đến lúc họ gặp tôi chấp tay xá xá lia lịa vì sợ, rất sợ cái gọi là đất nước Việt Nam của Cộng sản. Như chị Gẫm nói với tôi rằng “ Chú Nam đừng phổ biến những tin nầy sợ người ta hiểu lầm cho rằng anh chị là người vong bản quên đi đất nước quê hương của mình mà lại còn nói cái xấu nữa”. Những người bạn Việt kiều của tôi đang ở VN hay dự tính về VN tôi sẽ lần lượt phỏng vấn họ, hy vọng họ cho tôi biết những sự thật bây giờ và tương lai, bởi vì họ quan niệm “người ta sống được thì mình sống được, đừng có hù nhé, về VN thì sống mấy đời cũng không hết tiền, vật giá thì quá rẻ, bên Mỹ nầy cực quá, mình về VN có nhà lớn hơn, có kẻ hầu người hạ, có tình bà con đậm đà thắm thiết, vui gấp ngàn lần ở Mỹ, mình đừng làm chính trị chống chế độ thì đâu có ai khó dễ gì được …”
Tôi không dám nói nhiều vì cũng ngại các người bạn nầy sẽ ghét mình, thành thử cứ để thời gian và thực tế sẽ phơi bày trắng đen, biết đâu họ lại sống được như những người khác, làm bạn với Công an hiền lành, thương dân…vì thế tôi cố gắng thật khách quan khi viết bài nầy, nhưng có thể còn rất nhiều thiếu sót, nếu vô tình đụng chạm thì xin người đọc miển thứ cho và chỉ giáo thêm trong tinh thần xây dựng.
Sau đây là chi tiết 10 điều căn bản :
1. Tài chánh: Không có gì khó khăn khi so sánh lợi tức ở Mỹ hay ở ngoại quốc đối với lợi tức đầu người ở VN. Về VN sống thì có người giúp việc, có người nấu ăn, tiền hưu bổng xài cả đời không hết ….Trước năm 2010 có thể nói rằng vật giá ở VN còn rẻ so với ngoại quốc, nhưng bây giờ thì..! Anh Thu ở xóm tôi mới về VN, trở qua Mỹ đầu tháng 4/2011 nói rằng vật giá ở VN bây giờ rất cao, thí dụ: một tô mì vit tiềm trong một tiệm ăn trung bình giá khoảng 75.000 VN, tức khoảng 3 đô la rưởi…ăn một tô phở ở một tiệm tương đối sạch sẽ không có người ăn xin đứng chờ với hai bàn tay cùi hay ghẻ lỡ thì cũng xấp xỉ 4, 5 đô.!!
2. Tình người: Nếu Việt kiều về thăm viếng một thời gian ngắn thì thấy ai ai cũng đối xử với mình trong tình cảm đậm đà thân thiện hết. Người VN mình tình cảm đậm đà nhưng không dễ gì bị “người dưng nước lã” gạt, nhưng đau nhất trên đời là bị thân nhân bà con ruột thịt của mình gạt ngon ơ đau đớn lắm! Cô Nữ, Chị Hà người Tuy Hòa, về VN xây nhà, lựa mấy đứa cháu ngoan hiền đứng tên. Một thời gian sau chúng nó đem cầm sổ ĐỎ phải bỏ tiền ra chuộc tức muốn ói máu…Vợ chồng ông Điều, dân Quảng Bình di cư, bị cô em vợ sang đoạt hết mấy căn nhà ở VN tức muốn đứng tim …Dì dượng bên bà xã của tôi ở San Diego, về VN cưới thằng chồng VN cho con gái bên Mỹ, sang đây cao thủ đánh cắp hơn USD 60.000, ông bà tức quá, bây giờ chỉ cầu xin Chúa và đức Mẹ mà thôi…
Ngày 18-4-2011, trên Việt báo online tình mẹ con bà cháu ruột thịt tiêu tan chỉ vì tranh dành mảnh đất ở Thủ Thiêm …Cũng trên tờ Vietbao online, mục blog chuyện thật “Bà già ngu” bỏ tiền xây nhà ở VN, không ngờ mấy đứa em đem bán sạch, ở Mỹ một ổ bánh mì mà không có tiền mua, đấm ngực kêu trời …Còn nhiều lắm chỉ toàn là những trường hợp bị những người ruột thịt của mình gạt gẩm mà thôi ….ai cũng nói “Không biết mấy người bất lương đó ra sao, chứ anh hay chị hay cháu, hay (…) của tôi không như tụi đó đâu, gia đình tôi gia giáo, lễ nghĩa không lẽ họ dứt tình ruột thịt hay sao ….. Xin thưa rằng những người bị gạt là những người trong đầu đã có sạn, những con cáo già, không dễ có người xa lạ nào gạt được họ đâu, nhưng mọi người nên nhớ là sau vài chục năm xa cách Cộng Sản đã biến cải người dân, những người ruột thịt của mình thành những tay cao thủ “những quái chiêu lường gạt”!! Việt kiều bây giờ đối với khúc ruột ngàn dậm là những con cừu non mà thôi.
3. Con cháu: Người già ở ngoại quốc thì nhớ VN, còn về VN thì lại nhớ con cháu ở ngoại quốc. Anh Tư, chị Gẫm mê xóm Bóng, Nha Trang, 12 năm về trước nhất định về già sẽ về VN để sống, có nghèo cũng chịu. Bây giờ có 3 đứa cháu ngoại, 4 đứa cháu nội, tất cả đều ở Mỹ,…thương quá xá, xa một ngày cũng nhớ, thành ra cũng là một lý do bỏ luôn cái vụ việc về VN để ở …
Tôi có quen với một người bạn trẻ trên dưới 50 tuổi dự trù tương lai sẽ về VN về vùng quê để dưỡng già. ”Người ta sống được thì mình sống được …” nhưng người bạn đó chưa nghĩ tới đứa con trai một của mình ở bên Mỹ mà vợ chồng cưng nhất trên đời, nếu họ có vài đứa cháu nội không biết họ có dứt khoát bỏ con cháu bên Mỹ nầy mà về VN ở luôn hay không, chưa kể còn nhiều vấn đề khác nữa như vấn đề sức khỏe, an ninh …
4. Thời tiết : Quá nóng ở VN so với nơi cư ngụ của mình ở Mỹ. Bà mẹ của người bạn trong sở , tuổi gần 80, mấy năm về trước lúc nào cũng đòi về VN để sống. Mùa Đông năm 2010 bà về thăm VN để sửa sọan về ở luôn, tôi gặp bà trở về Mỹ…Bà bảo tôi rằng sẽ chết ở bên Mỹ, không về VN nữa…Hỏi mãi bà chỉ hé ra một chi tiết nhỏ thôi: “trời quá nóng, chịu không nổi…”.
5. Thức ăn: Đồ ăn có thể ngon miệng hơn, rẽ tiền hơn …Gần đây tin tức hàng ngày thực phẩm ở VN đầy ngập những chất độc trong thức ăn khỏi cần thí dụ…
6. Y tế: Ở VN tiền thuốc thang bệnh viện quá rẽ so với nước Mỹ nhưng kỹ thuật, vệ sinh thì quá tồi tệ…(trừ việc đi trồng răng. Trồng răng bên VN rất rẽ…khoảng USD 100/cái so với Mỹ khoảng USD 1.000/cái). Nhưng anh Tư, chị Gẫm về VN bị bệnh, trong lúc chờ mổ ở Nha Trang thấy ông bác sĩ còn bận đồ ngủ pyjama, mổ bệnh nhân dao kéo mổ xẻ máu me đầy chậu, ruồi nhặng bu đầy, dùng nước lạnh trong vòi rửa xong mổ tiếp cho bệnh nhân thứ hai !…
Tôi về VN lần đầu, chỉ có 3 tuần thôi mà bị hai thứ bệnh : tiêu chảy vì ăn cây kem và ho vì ngủ dưới bốn cây quạt trần …Khi bị bệnh thì việc đầu tiên là tôi muốn bay trở về Mỹ lập tức vi thuốc ở VN không trị nổi. Rất nhiều người già về VN chơi bị bệnh, con cháu gởi phi cơ cho họ trở về Mỹ liền ngay, như những người còn trẻ cũng đổi vé phi cơ trở về Mỹ khi biết bệnh của mình hơi bị nặng …vì Bác Sĩ ở Việt Nam không giỏi bằng Bác Sĩ bên Mỹ mà thuốc thì ” dổm ” rất nguy hiểm cho tính mạng.
7. An ninh: Quá tệ, cướp giật ở thành thị, trộm cướp ở thôn quê. Cô em vợ vượt biên lúc 14 tuổi, sang Pháp lập gia đình, về VN thăm lúc 34 tuổi cứ tưởng xả hội VN giống bên Pháp, bị cướp giựt xách tay ngay chợ Bến Thành, mất hết giấy tờ làm việc với Công An sợ quá bây giờ không dám về VN …Cũng anh Tư, chị Gẫm mê xóm Bóng, Nha Trang, về xây nhà ở Thành, lúc về thăm VN bị trộm, bị cướp vài lần, nhà cửa giao cho đứa em xây bất hợp pháp, bây giờ cho không chánh quyền để đở tốn tiền thuê nhân công phá bỏ….
8. Môi trường Từ không khí, nước sông, nước hồ ô nhiểm đầy bệnh truyền nhiểm như hepatitis, bệnh lao, bệnh lãi …Nếu sống ở ngoại quốc với những điều kiện vệ sinh khi đã quen thì về VN mà tính ở luôn thì thì cũng phải là một người không bao giờ sợ bệnh, không sợ dơ và thật sự thương xứ VN lắm đó …
9. Luật pháp: Luật rừng, hối lộ là qua được hết, làm ăn lớn mà chi không đủ thì cũng có ngày bỏ của chạy lấy người …Công an là vua, bỏ tù bất cứ ai chống chế độ một cách hợp pháp, ai ai cũng biết chẳng cần thí dụ …
10. Chính trị: Quá tệ đảng CS tàn ác độc tôn, bỏ tù thủ tiêu những người yêu đất nước, thương dân tộc, nói ra sự thật, kể cả những đãng viên lâu đời …Dân chúng sợ sệt, không có dân chủ , nếu sống quen ở nước tự do thì không biết có chịu nổi cảnh sống nầy hay không… Chắc ai cũng biết, không cần thí dụ …
Để kết luận, tôi mượn lời của ông Khánh Hưng: “Ở trên trái đất nầy, không hề có thiên đàng. Điều mà anh và tôi tìm kiếm không phải là một xã hội hoàn hảo, mà là một xã hội ít có sự bất công hơn, ít có sự lừa dối hơn, và ít có cái xấu hơn. Trong ý nghĩa nầy, thì nước Mỹ là một mô hình tốt hơn vạn lần so với cái xã hội Việt Nam Cộng Sản, nơi mà sự ác, sự bất công, và sự lừa dối đang thống trị xã hội…”
Nói như nhà thơ Trần Trung Đạo: ” Việt Nam nay để thương, để nhớ, chớ không phải để ở.. “
Nhưng tôi phải thêm là:
Thấy cũng chẳng có gì để mà “phải thuơng phải nhớ” cả !
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bạn vừa đọc xong bài viết này. Ôi! Chẳng lẽ tình cảm với đồng bào, với quê nhà đã biến những trái tim thành vô cảm rồi chăng? Để không có gì “phải thương, phải nhớ” hay sao!
Do bởi vì đâu. Câu trả lời do bởi chế độ độc tài, độc đảng dẫn đến chính sách trị dân, trị nước không minh bạch, thái độ chính quyền vô liêm sỉ, tạo ra hệ thống giáo dục giả dối, không thực tế và dẫn đến một đất nước tham nhũng, tan hoang từ vật chất đã đành, lại còn phá nát tình cảm và tinh thần của người Việt Nam trong và ngoài nước.
Nhà báo. Hãy dũng cảm, đừng thoả hiệp vì lợi tức mua giấy in báo giá rẻ từ tập đoàn Hà Nội với các chuyến tàu chở sang Mỹ, mà cho in những tin tức, những thư tín làm lợi cho tập đoàn cộng sản, làm đau lòng cộng đồng chúng ta.
Ca sĩ. Hãy sống tư cách để làm danh thơm cho giới nghệ sĩ, đừng về nước hát hò nữa, kiếm tiền chẳng là bao, danh tiếng đã có rồi, nếu có thêm thì cũng chẳng làm cho hào quang sáng hơn, vài lần đầu cũng đã thoả mãn bạn rồi, nếu tiếp tục sẽ đi đến sự thoả hiệp bất chính và dẫn đến đoạn kết là bạn “cũng sẽ chìm trôi”.
Con buôn. Thị trường ngoại quốc rộng lớn tha hồ kinh doanh, đừng nhân danh “giúp quê nhà” để thỏa hiệp làm những mối lợi bất chính, mà kẻ thủ đắc vẫn luôn là tập đoàn độc tài, độc đảng cai trị hiện nay.
Từ thiện. Hãy giúp những đau khổ gần nhất ta là nơi ta đang sinh sống. Cộng đồng ta, các lớp Việt Ngữ cho con em chúng ta, các hội đoàn, cộng đồng, chùa, nhà thờ… rất cần sự “từ thiện” nơi chúng ta. Đừng mang tấm lòng từ bi hỉ xả đi về quê nhà quá xa, bất an, và tiền bạc thu hoạch được ở hải ngoại do làm từ thiện mang về Việt Nam, cuối cùng sẽ vào túi và kẻ thủ đắc vẫn là tập đoàn độc tài, độc đảng hiện nay.
Cuối cùng, các bạn đã cố ý hay vô tình, góp vào hầu bao của đảng độc tài những ngoại tệ khổng lồ, để họ thêm móng vuốt, kéo dài thời gian đày đoạ quê hương và đồng bào chúng ta đau khổ.
Châu Đình An

THÁNG TƯ LẠI VỀ - Thiếu tá Vương Mộng Long

Thứ Hai, Ngày 23 Tháng 7 Năm 2012


TỔ QUỐC DANH DỰ TRÁCH NHIỆM
 
TỔ QUỐC lâm nguy nguyện dấn thân

Phục hồi DANH DỰ trả toàn dân

Mọi người TRÁCH NHIỆM chumg vai gánh

Dân Chủ, Tự Do quyết đoạt thành! 
 


THÁNG TƯ LẠI VỀ

Hồi ký của Thiếu tá Vương Mộng Long
Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 82 Biêt Động Quân

(Phần 1)

Bây giờ là tháng Tư, trong ký ức tôi những kỷ niệm 30 năm trước lại hiện về, rõ mồn một như thể là nó mới xảy ra ngày hôm qua, hôm kia. Bây giờ là tháng Tư, tôi lại nhớ đến trận đánh oai hùng cuối cùng của QLVNCH, trận Xuân Lộc. Tôi bùi ngùi hồi tưởng những vinh quang nhận được từ chiến thắng để đời này, cùng những tủi nhục nhận lãnh trong những ngày đen tối tiếp theo sau đó, khi quê hương nát tan. Những dòng này viết lên để tưởng niệm những thuộc cấp của tôi đã ngủ yên giấc tháng Tư, bên con suối Rét (Xuân Lộc), trên một ngọn đồi không tên ở Long Thành, và trong đường phố Hố Nai (Biên Hoà).

Đầu tháng tư năm 1975, Quân đoàn 2 không còn nữa. Vì Liên đoàn trưởng và Liên đoàn phó vắng mặt, nên tôi được chỉ định nhận nhiệm vụ chỉ huy và hướng dẫn Liên đoàn 24 Biệt Động Quân từ Quảng Đức tìm đường ra biển để bắt tay với quân bạn. Khi Liên đoàn được trực thăng vận về Phan Thiết thì Tiểu đoàn 82 BĐQ được đưa thẳng về sân bay Long Khánh đặt thuộc quyền xử dụng của BTL/ SĐ 18 BB. Tại đây, suốt 10 ngày đêm ròng rã, Tiểu đòan 82 BĐQ đã tả xung hữu đột chặn đứng mọi mũi tiến công dũng mãnh của lực lượng xe tank CSBV nhắm vào sân bay Xuân Lộc và Tòa Hành Chánh Long Khánh vùng đông nam thành phố. Với tôi, trận Long Khánh là một trận đánh "để đời" cho những tay cầm quân chuyên nghịêp. Ngày xưa tôi rất mê Rommel, tôi đã tìm đọc nhiều sách viết về Con Cáo Sa Mạc này và tôi mơ tưởng có ngày được đánh những trận thần sầu như Rommel đã làm.

Ngày đầu đặt chân xuống phi trường Long Khánh (6/4/1975) tôi thật khó mà tưởng tượng ra rằng tại nơi này mình lại có dịp tham dự vào một trận đánh long trời lở đất vài ngày sau đó. Trận Xuân Lộc là lần đầu trong đời lính, tôi được thỏa mãn ước vọng đọ sức so tài với một địch thủ nặng cân hơn về vũ khí đồ sộ hơn về quân số. Địch đông gấp ba, bốn lần quân bạn, được T54 trang bị đại bác 100 ly dẫn đường. Pháo yểm của CSBV gồm đủ loại hạng nặng: đại bác 130 ly, 122 ly nòng dài, 105 ly, 75 ly sơn pháo, cối 120 ly, cối 82 ly, và phòng không 37 ly. Thậm chí trong ba ngày đầu địch dùng cả 37 ly phòng không bắn trực xạ vào trại 181 PB/ SĐ18 nơi tôi đặt bản doanh BCH Tiểu đoàn. Ấy vậy mà đoàn quân hung hăng của "Con Cháu Bác" không làm cách nào vượt nổi khúc xương khó nuốt là cái trại 181 PB bé tí teo để xông thẳng vào tòa Hành Chánh tỉnh, nơi ông Đại tá BĐQ Phạm văn Phúc tỉnh trưởng đang trợn tròn con mắt theo dõi tên đàn em về từ Pleime chơi trò ú tim với xe tank CSBV.

Rạng đông 9/4/1975 chiến trận bắt đầu bùng nổ . Chiến trường mịt mù dưới đất, tóe lửa trên trời. Những cánh F5 thét gào, lên, xuống, thả hết đợt bom này tới đợt bom khác lên đầu địch. Đáp lại địch cũng trả đòn bằng những chùm 37 ly phòng không nở hoa trên mây. Những chiếc Khủng Long AC 119 bao vùng cả ngày lẫn đêm, những họng đại bác 20 ly gầm rú từng hồi. Súng nổ như bắp rang khắp nơi trong thành phố, ngoài vòng đai. Đủ loại đại bác thét gầm, đạn xé gió ào ào tới tấp tưới trên mục tiêu của cả hai phía. Những đám cháy không người chữa, lửa càng lúc càng cao, thần hỏa tự do tung hoành. Máy truyền tin ơi ới gọi nhau. Những thân hình ngã xuống, những tiếng hô xung phong nghe rợn tóc gáy. Những chiếc T 54 hung hãn khạc đạn liên hồi, những cái lô cốt ngả nghiêng vì trúng đạn đại bác 100 ly của xe tank địch. Trong những ngày đầu tháng Tư Long Khánh, một góc địa cầu đã rung rinh vì bom đạn.

Khi chiếc PT 76 vướng vào cuộn kẽm gai vòng nơi góc rào tây bắc của trại 181 Pháo Binh Sư Đoàn 18 thì cũng là lần đầu đoàn quân xâm lăng khựng lại hoảng hồn bởi những tiếng hô, "Biệt Động ! Sát ! " ... "Biệt Động ! Sát !" Chiếc xe tank đầu tiên lãnh trọn một quả M72. Chiếc PT 76 xấu số cháy bùng. Những anh bộ đội Cộng Sản tùng thiết rút lui trối chết về hướng rừng lau. Chúng tôi đã ra mặt đương đầu với đoàn chiến xa CSBV kể từ giờ đầu súng nổ. Nơi góc đông nam thị xã, những người xâm lăng đã biết chúng tôi là Biệt Động Quân ngay lần hội ngộ đầu tiên. "Biệt Động ! Sát !" , "Biệt Động ! Sát !" tiếng hô vang dậy một góc trời ! Biệt Động Quân đang có mặt nơi đây.

Ngày qua ngày, pháo địch như mưa, T 54 có bộ binh tùng thiết, từng đợt, từng đợt ào ạt xung phong vào vòng đai phòng thủ thị xã. Nhưng những tổ chống tank 3 người của TĐ 82 BĐQ ẩn hiện như ma trơi, sau ô mối, sau gốc xoài, trong bụi chuối, cứ từ từ rang hết con cua T 54 này đến con cua T 54 khác. Tiểu đoàn tôi đánh vùi với chiến xa địch cả tuần lễ không biết mệt. Toán diệt tank này bị loại, toán khác lên thay. Có cả một giang sơn hướng đông nam thị xã cho chúng tôi mặc sức tung hoành. Chúng tôi đã làm cho địch tổn hại nặng nề. Chúng tôi đã đánh cho chúng nó "tà đầu" như ý của Thiếu Tướng Tư Lệnh mặt trận.

Săn đánh xe tank là cả một nghệ thuật, nó còn là một cái thú nữa, cái thú vui chết người. Hơ hỏng một chút thôi là mất mạng như chơi. Trong số 12 BĐQ Pleime tử trận ở Long Khánh tháng 4/1975 đã có 7 người chết trong khi săn đuổi xe tank CSBV. Mỗi chiến cụ, mỗi vũ khí đều có chỗ yếu của nó. Cái bộ phận phun khói của xe tank là cái "gót chân Achilles" của xe tank CSBV. Tất cả những chiếc tank địch bị TĐ82 BĐQ tiêu diệt trong trận Xuân Lộc đều bị bắn từ phiá sau đuôi, nơi phun khói. Đánh tank cũng có qui luật. Việc đầu tiên là "tiả" tên xạ thủ 12,8 ly, nó là tai mắt của chiếc tank, nó có một chân trái hoặc phải bị khóa vào dây xích trên ghế phòng không. Việc thứ nhì là "bung" một trái lựu đạn khói hoặc lân tinh làm màn chắn che mắt cái tank bạn của nó ở cách nó không xa, cây phòng không trên chiếc tank thứ 2 là tử thần gọi chết. Việc thứ 3 thật là giản dị, cứ đứng xổng lưng bóp cò cây M72 nhắm ngay phần phun khói sau đít cái tank mục tiêu, đây là phần mỏng nhất, dễ bắn thủng nhất của chiến xa. Một tiếng "bùm ! " rồi tiếp sau đó là xăng và đạn trong xe cháy nổ "lóc ! tóc ! ùm ! ùm ! " ngọn lửa dâng cao, khói dâng cao. Xong.

Mỗi lần một chiếc PT 76 hay T 54 bị bắn cháy, cột khói chưa lên cao khỏi ngọn cây thì người Anh Cả của chiến trường đã có mặt trên vùng.

"Tiên Giao đây Hằng Minh gọi!"

"Hằng Minh, Tiên Giao nghe"

"Come on ! Gắng lên nghe em! Đánh cho nó tà đầu hết cục cựa! Okay?"

"Vâng, tôi nghe 5, đánh cho nó tà đầu hết cục cựa!"

"Okay ! You're a man! Don't let 'em run away ! Okay?"

"Vâng, không cho nó ôm đầu mà c

hạy! "

"Kill 'em! Kill 'em! Okay! "

"Vâng ! Đây là cái tank thứ (2) (3)... đó nghe Hằng Minh! Nó vào cái nào, tôi hạ cái nấy nhé!"

"Okay! I like the way you fight! "

"Vâng, tôi nghe rõ 5 ! "

" You're great ! You're excellent !"

Sau khi thị sát trận địa và khích lệ tinh thần tôi, người Anh Cả bay sang mặt trận hướng Tây thị xã, trên đường bay, ông liên lục đối thoại với vị chỉ huy trưởng phòng thủ Xuân Lộc, Đại tá Trung đoàn trưởng Tr/Đ 43/ SĐ18 BB Lê xuân Hiếu (K10) cũng bằng ngôn ngữ nửa Việt nửa Mỹ.

Người Anh Cả của mặt trận này là Thiếu tướng Lê Minh Đảo (K10) Tư lệnh Sư đoàn 18 BB. Ông lấy danh hiệu đàm thoại là Hằng Minh, tên người em ruột của ông, Lê Hằng Minh là người hùng TQLC Tiểu đoàn trưởng TĐ2 Trâu Điên năm xưa đã tử trận trên chiến trường Thừa Thiên. Tiên Giao là tên đứa con gái út của tôi, danh xưng truyền tin tôi chọn cho mình trong trận đánh này.

Một ngày giữa tháng Tư năm 1975, ngoài vòng đai phòng thủ, một chiếc T 54 chạy lạc loài. Cái ống khói của nó lãnh trọn một quả M 72 của toán diệt tank của Đại Đội 1/ TĐ82 BĐQ. Anh binh nhì Phan Thọ trong toán hộ tống của TĐT82BĐQ cùng với ông phóng viên nhà báo lao vụt về hướng súng nổ. Ít phút sau tôi nghe choang choác, tiếng phòng không 12,8 ly nổ dòn ngoài xa. Trong máy PRC 25 tiếng Th/úy Học, ĐĐT 1/82 BĐQ báo cáo, thằng Thọ bị thương nặng, xin tản thương. Thì ra anh B2 Thọ gan dạ này thấy chiếc T 54 đã nằm bất động, anh leo lên gỡ khẩu phòng không đem về cho thầy. Không ngờ còn một chiếc chiến xa T 54 khác nằm ẩn trong bụi lau cách đó không xa. Thấy anh đứng nghênh ngang sau pháo tháp nó quạt cho anh một tràng 12,8 ly. Anh rơi xuống đất như con chim bị ná. Ruột anh đổ ra lòng thòng, máu tuôn như suối. Anh phóng viên và một người lính trong toán diệt tank khiêng Thọ về sân bay. Sĩ Quan Trợ Y Tiểu đoàn phải dùng cả một tấm băng lá to bằng 2 bàn tay xòe để che cho ruột của Thọ khỏi phòi ra. Mặt Thọ tái xanh, môi run run, "Thiếu tá đừng la em nhé ! Em thấy cây súng dễ ăn quá, không ngờ tụi nó bắn lén em!" Tôi an ủi Thọ, "Ừ Thiếu tá không la em đâu, nằm im đó chờ xe, Hoàng Long sẽ đem em đi tản thương! " Hoàng Long là danh xưng của Đại úy Ngũ văn Hoàn,Tiểu đoàn phó TĐ 82 BĐQ.

Tôi một mặt lo xin pháo binh trong vòng đai trực xạ vào vị trí chiếc xe tank còn lại, một mặt điều động ĐĐ1/TĐ 1/ Trung đoàn 43 BB đánh bọc bên phải tiếp tay cho Thiếu úy Học ĐĐ1/82 có thì giờ dùng kẽm gai concertina quây quanh chiếc xe mới bị bắn cháy. Chỉ có concertina mới ngăn cản hữu hiệu được bước tiến của chiến xa địch. Con đường độc nhất để tiến quân bằng xe tank của địch nhắm vào sân bay Long Khánh đã bị đan chằng đan chịt kẽm gai vòng. Chiếc tank mới bị cháy nằm hơi xa ngoài hàng rào và nó là chiếc T 54 thứ 4 bị sơn lên pháo tháp dòng chữ "Tiểu đoàn 82 BĐQ diệt tank". Năm 1981 tại trại Cải Tạo Z30 C Hàm Tân, có một Thiếu úy thuộc LĐ 81 BCND tên là Nguyễn văn Vinh tìm gặp tôi, anh nói, "Tháng 5/1975 em bị nhốt ở Long Khánh, em ở trong toán tù binh bị bắt đi chùi những chữ 'Tiểu đoàn 82 BĐQ diệt tank' viết trên 4 cái tank T54 và 1 cái lội nước PT 76 ở bìa rào phòng thủ Xuân Lộc. Công nhận Tiểu đoàn anh đánh tank tuyệt quá ! "

Chiếc xe tản thương của Trung đoàn 43 đã đưa B2 Phan Thọ về ngã ba Tân Phong, tháp tùng có Đại úy Hoàn, anh phóng viên nhà báo và một anh y tá BĐQ. Khi quay trở về vị trí phòng thủ, ông Đại úy Tiểu đoàn phó kể lại chuyện dưới đây.

Xe tới BTL/SĐ18/HQ thì Thọ rất mệt vì máu ra đã nhiều, anh xuống xe ngồi dựa lưng vào một gốc xoài. Ông Đ/úy Hoàn đi tìm Sĩ quan Quân Y Sư đoàn để xin tải thương. Bất ngờ Tướng Tư Lệnh từ trong lều bước ra, thấy Thọ, ông hỏi, "Em là lính của ai ? Bệnh gì ? Muốn về Sài Gòn hả ?" Thọ im lặng mở tấm băng lá cho Tư Lệnh thấy vết thương của mình, bất ngờ bộ ruột của anh trào ra khỏi miệng vết thương, máu anh tuôn xối xả. Anh y tá vội thưa, "Trình Thiếu tướng, anh này là lính TĐ 82 BĐQ , ảnh bị phòng không bắn khi đang gỡ khẩu 12,8 ly trên cái chiến xa vừa bị bắn cháy. Thiếu tá em cho phép ảnh được tản thương về Sài Gòn đó Thiếu tướng." Tư Lệnh la lớn, "Quân y đâu băng bó cho chú em ngay." Ông quỳ xuống tự tay ấn từng đoạn ruột của người lính vào bụng của anh ta. Người y tá vội vàng làm phận sự của mình tiếp tay với Tư Lệnh. Đại úy Hoàn vừa kịp quay lại chưa kịp chào trình diện thì Tư Lệnh đã lớn tiếng, "Phi hành đoàn C&C đưa gấp chú em này về Cộng Hòa cho tôi.'' Quay qua Thọ, Tướng nhẹ giọng, "Em là lính của Thiếu tá Long, em can đảm lắm, qua sẽ cứu em !" Thọ lí nhí, "Cám ơn Thiếu tướng" rồi nó quay qua Đại úy Hoàn, "Cho em điếu thuốc đi Đại úy". Đại úy Hoàn chưa kịp móc túi lấy thuốc cho Thọ thì Tướng đã có sẵn điếu thuốc lá đưa vào môi người lính can trường, ông một tay che gió, một tay bật lửa mồi thuốc cho Thọ. Mặt Thọ tái xanh, những thớ thịt trên má bắt đầu co giật. Thọ hút một hơi thuốc dài, mắt Thọ long lanh, chợt anh ngoác miệng cười, "Khẩu phòng không còn mới cáo cạnh, nước thép xanh biếc thấy mê luôn Đại úy ơi ! " Ông Đại úy Hoàn an ủi, "Giờ này chắc tụi nó đã mang khẩu súng ấy về nộp cho Thiếu tá rồi. Mày nói đúng đó, nó còn mới cáo cạnh, hèn nào mày không mê nó đến đổ ruột luôn !" Thọ cúi đầu cười xẻn lẻn.

Cái bảng nhôm sơn đỏ có 2 ngôi sao trắng được lật mặt ra đàng sau trở thành cái bảng nhôm màu trắng thanh khiết bên hông chiếc C&C. Không bảng sao, cái trực thăng chỉ huy trở thành giản dị bình thường như ngàn vạn chiếc tàu khác. Trước khi lên máy bay, Thọ còn ra dấu cho Đại úy Hoàn lại gần để anh nhắn nhủ một điều gì quan trọng lắm, " Em đi rồi không có ai pha cà phê sáng cho Thiếu tá. Đại úy nhớ nhắc thằng Bích khi pha cà phê cho Thiếu tá thì cho ít đường thôi ! Thiếu tá không thích uống ngọt lắm đâu. Nhờ Đại úy nhắn với Thiếu tá rằng, khỏi bịnh, xuất viện là em lên với Thiếu tá ngay. Thôi em đì đây !" Không rõ Tư lệnh có nghe lời nhắn của anh lính BĐQ gởi cho thầy của anh ta không, nhưng rõ ràng đôi mắt Tư Lệnh rưng rưng. Chiếc trực thăng khuất trong vòm mây từ lâu mà cánh tay Tư Lệnh còn vẫy theo chưa hạ xuống.

Đây không phải là lần đầu cái can trường của thuộc cấp làm tôi cúi đầu kính phục. Mà đã nhiều lần trong quá khứ, dưới quyền tôi không thiếu những ngưới lính dũng cảm như thế. Thời 1966 vùng triền sơn Quảng Nam đầy rẫy những họng súng bắn tỉa. Cứ nghe tiếng "tắc cù" là chú Hạ sĩ Phong lại đưa cái thân cao ngỏng còng queo của chú che cho tôi, chú nói, "Em phải che cho Thiếu úy, em trúng đạn có mình em chết, Thiếu úy trúng đạn cả chục người chết theo." Rồi cũng có lần chú bị bắn toác nón sắt khi đưa thân che chở cho tôi khi Đại đội tôi chạm địch gần ga Hương An Tam Kỳ. Năm 1969 trong trận Bình Tây 49 dưới chân đỉnh Chư Pa, Đại đội 1/TĐ11BĐQ của tôi đánh cứu viện cho Đaị đội 4/ TĐ11 BĐQ của Tr/ úy Nguyễn Lạn K20. Trận này quân nhân đơn vị của tôi và Lạn bị thương khá nhiều. Từ đầu trận, người lính mang đồ ngủ của tôi, anh B1 Trung đã bị bắn bể hông phải. Đã có nhiều chuyến tải thương đi mà Trung vẫn còn ngồi chờ trên bãi đáp. Tôi hỏi tại sao anh không lên máy bay về bịnh viện, anh phân bua, "Em chờ xem có ai bàn giao đồ ngủ của Trung uý xong em mới yên lòng đi về." Tôi ngỡ ngàng kêu lên, "Trời ơi ! Sao mày khờ thế ! Cứ quăng đại cho ông thường vụ ! Lên tàu ngay ! Luẩn quẩn ở đây đến chiều, hết tàu tản thương. Qua đêm máu ra hết thì chết ! " Trung giao đồ ngủ của thầy anh ta cho ông thường vụ đại đội, bàn giao kỹ lưỡng nhiệm vụ của mình rồi mới chịu lên chuyến tải thương cuối cùng về Quân Y Viện Pleiku. Vết thương của anh nặng lắm, sau ngày lành bệnh, anh B1 Trung đã được giải ngũ lãnh tàn phế 100%.

Những người lính của tôi dễ thương như thế ấy. Họ chỉ biết vâng lời người chỉ huy mình, bất kể đúng hay sai. Cấp chỉ huy ra lệnh tử thủ, họ tử thủ; cấp chỉ huy ra lệnh rút lui, họ rút lui; không ý kiến, không bàn cãi phán xét mà chỉ có tuân lệnh thi hành. Họ đã cùng tôi bao tháng ngày đồng hành qua những chiến trường rực lửa, từ Pleime qua Kiến Đức tới Lâm Đồng rồi về Xuân Lộc. Những người lính của tôi không màng đến vinh quang mà chỉ phụng sự cho cái vinh quang của người chỉ huy mình. Vinh quang một đời của người cầm quân là một món nợ, nợ với tổ quốc, nợ với đồng bào, và nợ với thuộc cấp của mình, những người đã hi sinh cho cái vinh quang mà mình đã một thời nhận được. Là người cầm quân, vinh quang là cứu cánh, vinh quang là ý nghiã của cuộc sống.

Tôi không có dịp tham dự vào cuộc phản công tái chiếm chợ Xuân Lộc, khách sạn Long Khánh và Cua Heo cũng như những cuộc giao tranh trong khu trung tâm thị xã. Tin tức liên quan đến mặt trận hướng Tây tôi hoàn toàn mù tịt. Suốt 10 ngày dầu sôi lửa bỏng tháng Tư Long Khánh 1975, TĐ 82 BĐQ chỉ biết có mặt trận đông nam thị xã mà thôi.

Bên hướng đông suối Rét là Lữ đòan 1 Dù của Trung tá K15 Nguyễn văn Đỉnh làm búa. Bên hướng tây suối Rét là cái đe do Thiếu tá K20 Vương mộng Long,TĐT 82 BĐQ chỉ huy, gồm TĐ82 BĐQ tăng cường thêm 1 Đại đội của TĐ 1/ 43 BB, 1 Đại đội Điạ Phương Quân Tiểu Khu Long An và 1 Đại đội Điạ Phương Quân từ Bình Long di tản về. Làm đe thì đỡ công di chuyển, đỡ mệt thân xác, dễ kiểm soát đội hình, quân số. Nhưng làm đe cho Dù thì quả là mất mạng như chơi. Pháo Dù nó tưới như mưa, làm đe bị lãnh tản đạn là thường. Trong trận này có 3 người lính Thượng của tôi thiệt mạng vì tản đạn của pháo Dù. Tháng Tư 1975 tôi đã chôn họ ngay bên dòng suối Rét. Tôi đã cầu nguyện cho linh hồn họ yên vui trên đường phiêu du về nguyên quán Pleiku.

Từ ngày đầu chiến dịch, một anh phóng viên chiến trường của một tờ báo ở Sài Gòn, đã có mặt bên tôi không rời. Anh có dáng lòng khòng dong dỏng như một triết nhân. Anh mặc đồ trận, đội nón sắt, nhưng không trang bị súng ống. Anh chỉ có cái máy ảnh, quyển sổ tay, và cây bút làm hành trang. Ngày mà đạn pháo Dù bao trùm suối Rét cái lều của anh nhà báo rách toang. Cũng may anh thoát chết vì lúc đó anh đang ở với ĐĐ1/TĐ82 BĐQ của Th/úy Học, anh bận chụp hình cái tank cháy ngày hôm trước nơi hàng rào bắc của trại 181 PB/ SĐ18.

Giữa tháng Tư Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tung ra nhiều đợt tấn công mãnh liệt nhắm vào một Trung đoàn CSBV trong đồn điền chôm chôm hướng đông nam suối Rét. Chúng tôi ở bên này bờ, hào hứng quan sát pháo Dù nổ rền trời phiá bờ bên kia. Từ nơi đồn điền Thống tướng Tỵ, cán binh CSBV từng tốp chạy túa ra bìa rừng, nhảy ùm xuống suối Rét. Những tay súng Pleime nhả đạn từ từ và chính xác. Những người lính Bắc Việt bật lên khỏi mặt nước như những con cá trắm cỏ, quẫy mạnh một lần rồi chìm luôn... Những tiếng hô "Biệt Động ! Sát !" hoà lẫn tiếng súng M16, M60 làm cho một số cán binh CSBV vừa ló đầu ra trảng trống đã vội chạy ngược lại phiá bìa rừng. Rồi cũng có người cầm cờ trắng chạy từ trong bìa rừng ra bờ suối, súng AK dơ lên cao khỏi đầu. Thế là họ đầu hàng. Thôi ! Vứt súng xuống suối rồi lội sang đây ! Vứt súng xuống suối ! Dơ tay lên cao khỏi đầu, lội sang đây ! Nghe rõ chưa?

- Dạ cháu nghe rõ ạ.

Tháng Tư Lại Về (Hồi ký của Thiếu tá Vương Mộng Long)

- Phần 2

Tôi và người phóng viên nhà báo mồi cho ba anh cán binh CSBV ba điếu thuốc lá. Họ còn rất trẻ, chỉ độ mười lăm. Bơ phờ mất ngủ, mắt quầng thâm.

-Cậu mấy tuổi rồi?

-Dạ thưa Thủ trưởng, cháu lên mười sáu ạ.

-Sao đi bộ đội sớm thế ? Mới mười sáu mà đã đi lính rồi à?

-Cháu là thanh niên xung phong, Thủ trưởng của cháu nói rằng Miền Nam giải phóng rồi, chúng cháu chỉ vào để tiếp thu thôi ạ.

- Thế đánh nhau mấy ngày nay cậu thấy thế nào?

-Thưa Thủ trưởng, nhà cháu sợ lắm ạ.

- Thôi đừng sợ, chốc nữa có người đưa cậu về Sài Gòn. Hết chết rồi, đừng sợ.

-Thủ trưởng có nói thật không hử Thủ trưởng ? Nhà cháu sợ chết lắm Thủ trưởng ơi.

Đôi mắt trẻ thơ ngơ ngáo. Ngón tay cậu bé run run cầm điếu thuốc thơm đưa lên môi, chỉ sợ nó rơi... Thì ra thế. Những cậu bé này được đưa vào đây là để tiếp thu Miền Nam.....

Một hôm, Đại tá Hiếu gọi tôi vào máy để "check fire" . Tôi liếc qua nơi cần hỏa tập. Ồ! Cái tọa độ ấy chẳng liên hệ gì tới quân bạn, không trở ngại. Rồi Đại tá Hiếu lại gọi tôi vào máy để "check fire". Rồi tôi lại trả lời, "không trở ngại ! " Cứ vậy ba bốn lần hỏi qua, đáp lại.

Chiều hôm ấy tôi nghe một tiếng "ùm" âm vang hướng đông bắc. Tôi đã từng nghe B52 đánh cận phòng nhiều lần trên chiến trường Cao Nguyên Vùng 2. Tôi đã nghe quen tiếng những trái bom 500 cân Anh, 300 cân Anh thun thút từ trên mây xanh, những tiếng "ủn ủn" theo đuôi nhau chui trong không khí kiếm mục tiêu. Nghe tiếng bom nổ chùm, tôi có thể phân biệt được đó là Box 3km x 1km, Box 2km x 1km, hoặc Box 1km x 1km. Tiếng "ùm" lần này có vẻ như âm vang của 1 Box B52 đánh gọn ô vuông mỗi chiều 1km x 1km ngày nào? Tôi thấy một cột bụi dâng cao dần dần tới mây. Trời cao và mây xanh ngắt. Có một chiếc C130 còn lượn trên vùng. Tôi nghĩ chắc chiếc C130 là tác giả cú "ùm" vừa qua. Mãi sau này tôi mới biết tiếng "ùm" đó là 1 trong 2 trái CBU 55 (hay CBU 85) được xử dụng trong trận Xuân Lộc. Một trái được thả xuống vùng núi Tre hướng Tây Bắc Long Khánh, tôi không nghe báo, trái thứ nhì thì được thả xuống chận đường kẻ thù đang nhắm tiến vào khu vực phòng thủ của Trung đoàn 43/ SĐ18 BB trong đó có TĐ 82 BĐQ tăng cường.

Mặt trận tạm yên thì phái đoàn Thượng Hạ Viện từ Sài Gòn đã bay ra tới tận cuối sân bay Long Khánh để ủy lạo những người lính Vùng 2 đang đổ máu bảo vệ mảnh đất còn lại của quê hương nơi Vùng 3. Những gói quà, những cái bắt tay, những lời hứa hẹn khen thưởng làm ấm lòng người chiến sĩ. Tôi nằm trên võng dưới tàn cây điều lộn hột, lòng buồn nhớ thương vợ con tôi không rõ giờ này ra sao. Những người lính dưới quyền tôi cũng vậy, mặt người nào cũng không vui, thân nhân chúng tôi đã rơi vào tay địch nơi chân trời cũ xa xôi Ban mê Thuột, Pleiku...

Một sớm mai, từ hướng đông, chiến xa địch dàn hàng tiến về vòng đai phòng thủ Xuân Lộc. Đại tá Hiếu gọi tôi và cho biết lần này bộ binh tùng thiết của CSBV có vẻ đông hơn những đợt tấn công trước đây nhiều. Pháo binh bạn đã bắn tối đa để chận địch. Tôi thấy vài cột khói bốc lên từ những chiếc tank bị cháy. Có một chiếc T 54 bị bắn đứt xích cách vòng rào trại 181 PB không xa lắm. Chúng tôi nghe tiếng búa của bộ đội CSBV gõ trên thành xe, chúng đang sửa cái xe tank bị đứt xích. Pháo binh từ trong vòng đai liên tiếp trực xạ hướng vào chiếc T 54 bị thương. Địch không phản ứng. Tiếng búa chạm sắt cũng im. Họ án binh chờ lệnh ? Rồi bên quân bạn cũng không thấy ai yêu cầu tác xạ thêm, pháo binh của ta cũng tạm ngưng. Từ trưa tới chiều chạng vạng, mặt trận yên tĩnh lạ lùng.

Khi mặt trời vừa lặn, pháo địch từ nhiều hướng khác nhau tập trung trên thành phố Xuân Lộc, đủ loại súng nặng, bắn thẳng, cầu vồng, có điều khác lạ là tất cả đều là pháo tầm xa (?) Pháo địch kéo dài cỡ một giờ đồng hồ rồi im hơi.

Màn đêm buông xuống, tôi nghe tiếng động cơ chiến xa nổ rộ, rồi nghe tiếng bánh sắt chạm đường đất đá, âm vang kéo dài từ gần rồi xa dần. Toán tiền thám BĐQ ngoài vòng đai báo cáo, chiếc T 54 bị đứt xích đã được kéo đi và cả đoàn chiến xa dàn hàng ngang ngoài vòng đai phòng thủ cũng đang rút đi (?) Tôi báo cáo sự việc này cho Đại tá Hiếu, ông cũng ngạc nhiên không hiểu vì lý do gì, địch đang chuẩn bị một cuộc sống mái thì đột nhiên đổi hướng.

Những ngày sau đó tình hình im ắng như tờ, những con ve sầu trên ngọn điều lộn hột cất tiếng hòa ca điệu cuối Xuân trong khung cảnh thật là tĩnh mịch êm ả đồng quê. Những cây chuối trên đồi rủ lá. Những sợi khói lam từ mái rạ bay cao.

Khoảng 3 giờ chiều ngày 20/04/1975 Đại tá Hiếu cho xe ra sân bay đón tôi vào họp hành quân. Ông rầu rầu, "Ông Toàn ra lệnh cho chúng ta bỏ Long Khánh rút về Bà Rịa, ông Đảo vừa được lệnh và cho tôi biết. Tôi đón chú vào cho chú hay để mà chuẩn bị, chút nữa ông Đảo họp với ông Toàn xong trở về sẽ có lệnh chi tiết sau." Tôi ngồi với Đ/Tá Hiếu một lúc thì có điện thoại của Tư Lệnh, đại khái ông cho biết, lệnh bỏ Long Khánh là từ Tổng Thống. Địch không vây Long Khánh nữa mà đi bọc về đánh Biên Hòa và thủ đô Sài Gòn nên quân ta phải bỏ Xuân Lộc, về bảo vệ Thủ Đô. Tướng Đảo cực lực phản đối vụ triệt thoái này nhưng Tổng Thống và Tướng Toàn đã quyết định cắt tiếp ứng, tiếp tế, yểm trợ cho SĐ 18 để ép Sư đoàn này thi hành lệnh lui binh.

Tôi được lệnh rút TĐ 82 BĐQ về ngã ba Tân Phong trước 8 giờ đêm chờ lệnh. Tiểu đoàn 82 BĐQ cuốn lều, lấp hầm hố phòng thủ khi đêm rơi. Cuối tháng ba năm 1975 chúng tôi đã làm việc này ở Kiến Đức, chúng tôi đã bỏ lại sau lưng một trận địa , một kẻ địch kinh hoàng đến độ hai ba ngày sau mới dám mon men vào điểm trú quân đã bỏ trống của đơn vị BĐQ một thời ngang dọc Vùng 2. Tôi đã rút đi, theo lệnh, để lại Kiến Đức hàng chục nấm mồ thuộc cấp của mình bên QL14. Quận Kiến Đức và Đồn Pleime cách nhau không bao xa, cũng còn là trong lãnh thổ Vùng 2. Lần này 12 người lính của Pleime ngủ lại bên bờ suối Rét, lạ lẫm quê người, quanh đây chỉ có điều lộn hột, chuối, xoài và đồng cỏ mênh mông. Nơi này thật xa những ngọn núi hùng vĩ Chư Gô , Chư Don, thật xa con sông mơ màng Ia Meur lững lờ quanh năm. Công lao khó nhọc dặm trường nửa đường đứt gánh.

Đơn vị tôi vừa di chuyển ngang cổng Tòa Hành Chánh tỉnh Long Khánh thì Đại tá BĐQ Phạm văn Phúc Tỉnh trưởng đã chờ ở đó, Đại tá yêu cầu tôi cho Tiểu đoàn 82 BĐQ đi với đoàn quân của Tiểu khu Long Khánh, và ông xin được tháp tùng Tiểu đoàn 82 BĐQ trong cuộc rút lui. Tôi từ chối với lý do, "Đại tá có cả một Tiểu Khu, Đại tá phải chỉ huy họ, là cấp chỉ huy của họ, Đại tá không thể đi theo tôi mà để họ không người chỉ huy." Đại tá, hiểu ra, cám ơn tôi đã có lời nhắc nhở nhiệm vụ của ông. Chúng tôi bắt tay từ biệt. Mãi tới năm 1979 tôi mới gặp lại Đại tá trong trại cải tạo Nam Hà A ngoài Bắc. Trong cuộc rút binh , Đại tá Phúc đã bị bắt khi đi được nửa đường Xuân Lộc - Bà Rịa và bị giữ trong trại tù từ ngày đó.

Ra tới QL 1 tôi phải cho quân đi hàng một và cách lề trái đường vài chục mét. Khi đến ngã ba Tân Phong tôi được lệnh ngừng lại chờ lệnh. Trên QL1 những chiếc xe cam nhông chở đầy ắp lính ngồi hai hàng, xe chạy như bay, chiếc này bám đuôi chiếc khác. Có những người lính bộ binh lưng mang nặng balô, súng đeo vai đi sát hai bên đường. Xe mở đèn pha sáng choang.

Một người lính bộ binh chạy băng ngang từ bên phải sang bên trái đường. Anh trượt chân té, chiếc xe cam nhông chạy qua đè ngang 2 chân anh. Anh lính la hét đau đớn được một câu thì chiếc xe cam nhông thứ hai đã đè đủ 5 chiếc bánh bên trái qua người anh ta. Tôi nghe rõ tiếng "rốp" khi bánh xe lăn qua đầu anh. Cái xác dẹp lép của người lính cách chân tôi khoảng 2 mét. Tôi kéo xác anh vào lề đường. Cái căn cước quân nhân cho tôi biết tên người xấu số là Nguyễn thành Long, sinh quán Long An. Hai bên đường người cứ đi như chảy hội, trên đường, xe cứ nối đuôi nhau.

Tôi chờ khoảng 10 phút thì Đại tá Hiếu Trung đoàn trưởng Tr/Đ 43 BB cùng người liên lạc Truyền tin của ông tới gặp tôi, tháp tùng Đại tá Hiếu có Trung tá Linh, SQ Phụ tá Hành Quân Trung đoàn 43 BB. Đại tá Hiếu nói Thiếu tướng Đảo chọn TĐ 82 BĐQ làm lực lượng bảo vệ Bộ Tư Lệnh di chuyển. Lát sau Thiếu tướng Lê minh Đảo cùng 4 Quân Cảnh hộ tống xuống xe gặp tôi. Chúng tôi xác định nhiệm vụ, trao đổi tần số rồi lên đường.

Đường liên tỉnh lộ Long Khánh- Bà Rịa nhỏ và hẹp. Ra khỏi ngã ba Tân Phong một đỗi, tôi thấy những bành đạn pháo binh xếp dọc lề đường, đây là bãi tiếp tế của Sư đoàn, xa về hướng nam để đánh lạc pháo địch. Tuy vậy mới chiều hôm ấy địch đã phát giác bãi này, và pháo binh CSBV đã đánh phá đoạn đường này cả gìờ. Chúng tôi đi bên trái đường, thỉnh thoảng chân tôi đá phải những xác người nằm chết rải rác đó đây, những người dân chạy giặc, trúng đạn pháo chết oan, những cái xác còn mềm, có cái còn toàn thân, có cái chỉ còn một phần hình hài con người.

Nhiệm vụ đã được phân chia rõ ràng, TĐ 82 BĐQ chịu trách nhiệm bảo vệ Thiếu tướng Tư Lệnh trên đường di chuyển. Tướng Tư Lệnh chỉ huy toàn thể trận điạ. Trong khi đó Đại tá Hiếu chỉ huy cánh quân của TĐ 82 BĐQ và Tiểu đoàn 1/43BB của Th/ tá Tung K20 đi theo sau. Tiểu đòan 3/ 43 BB tùng thiết, được đặt dưới quyền Trung tá Nô, Thiết đoàn truởng TĐ 10 Kỵ binh. Riêng Tiểu đoàn 2/43 BB của Th/tá Chế đóng quân trên núi Thị phải gánh chịu nhiệm vụ nặng nề nhất của cuộc triệt thoái, làm lực lượng đoạn hậu của SĐ 18 BB.

Tôi đi ngang qua đồn điền Michelin vào lúc công nhân ở đây đã lên xe chạy từ lâu. Những gia đình chậm chân thì khăn gói tất tả, vợ chồng con cái hối hả lên đường. Có những bé thơ chừng năm, bảy tuổi, chân bó áo bó quần từng cục vải to. Tội nghiệp cho bé, chân non đường dài. Tôi chạnh nhớ đến 3 đứa con tôi ở Ban Mê Thuột, đứa lớn nhất mới 4 tuổi, vợ tôi lại đang mang bầu. Ban Mê Thuột đã rơi vào tay giặc từ đầu tháng 3/1975. Gia đình tôi đã rơi vào tay giặc khi tôi gắng sức bảo vệ gia đình những người khác ở Quảng Đức. Đầu tháng 3 năm 1975, khi có tin địch sẽ đánh Ban Mê Thuột, tôi có gởi một cái điện khẩn cấp cho BCH/BĐQ/ QK2 và cho BTL/QĐ2 cho phép Tiểu đoàn tôi về phòng thủ thị xã này. Không ai trả lời cái điện cầu xin trên. Đây là nỗi ân hận sâu xa nhất trong đời lính chiến của tôi, nó cũng là nỗi buồn ám ảnh suốt đoạn đời còn lại của người chỉ huy trực tiếp của tôi, Chuẩn tướng BĐQ Phạm duy Tất.

Đoạn đường vài chục cây số từ Tân Phong đi Bình Ba/ Bà Rịa thực ra không có gì là đáng ngại đối với những người lính sơn cước của TĐ 82 BĐQ. Nhưng cái nhiệm vụ nặng nề bảo vệ Tư Lệnh Hành Quân đã làm tốc độ tiến quân của chúng tôi giảm đi nhiều so với khả năng. Đi chừng nửa giờ tôi lại phải cho đơn vị dừng quân bố trí chờ đơn vị theo sau. Quân nhân của những đơn vị khác đi hàng một trên đường, vậy mà vẫn chậm hơn nhiều so với đội hình tác chiến một hàng dọc của TĐ 82 BĐQ đi sâu gần bìa rừng trái trục lộ. Có lúc hỏa châu soi khi ngừng quân, Tư Lệnh quan sát bên đường một lúc rồi hỏi tôi, "Quân của Long đâu sao qua không thấy ?" Tôi phải giải thích với ông rằng đơn vị tôi đã được tập luyện thành thói quen, bất cứ lúc nào dừng quân, mỗi người lính tự động núp vào bụi cây, gò đất, nếu không có gì ẩn nấp, họ phải ngồi thủ thế, súng trên tay sẵn sàng tác xạ. Hỏa châu không đủ soi rõ đội hình của họ, nên Tư Lệnh không thấy rõ họ. Nghe tôi giải thích có lý, Tướng gật đầu,"Well well, very good ! "

Tới một cái cầu nơi con suối sâu, nước chảy ào ào, đoàn quân qua cầu hàng dọc, rồi chuyển sang hàng ngang tiến sâu về hướng bìa rừng, khi an ninh đã sẵn sàng, tôi mới mời Tư Lệnh và Đại tá Hiếu rời vị trí ẩn nấp tiếp tục lên đường. Chúng tôi đến giữa cầu thì nghe từ đầu dốc phiá sau, tiếng chuông xe đạp "kính coong ! kính coong ! " Tiếng một người đàn bà la lớn, "Ê các cha ! Xe tui không có thắng, tránh xa ! Tránh xa ! " Thế là tụi tôi và Tư Lệnh đứng nép một bên cầu, cầu không có lan can, chỉ sợ người đi xe đạp lao vào mình thì chắc mình sẽ rớt xuống sông trình diện Hà Bá. Khi người đi xe lướt qua trước mặt, nhờ ánh hỏa châu soi, chúng tôi thấy rõ mặt chị, một người đàn bà trung niên rất béo cưỡi chiếc xe đàn ông loại để thồ đang lao vèo vèo xuống dốc. Chợt chiếc xe vướng cục đá, chiếc xe tưng lên, trệch hướng và lao xuống dòng nước trắng xóa đang réo ầm ầm dưới kia. Chúng tôi nghe tiếng thét của người đàn bà ấy ngân dài trong thung lũng, "Á !...Á !...Á !..." rôì thì "ùm ! " Sau dư âm của tiếng "ùm" cảnh vật lại trở về bình yên. Tôi rọi đèn xuống để quan sát tình trạng người bị nạn thì chỉ thấy một khối đen trôi theo dòng nước cuốn nhanh.

Đoàn quân vẫn tiếp tục đi. Tư Lệnh vẫn vừa đi vừa đàm thoại với những cánh quân ở xa, vì cùng tần số, tôi biết Trung tá Trần minh Công Trung đoàn 48/SĐ18BB, Đại tá Ngô kỳ Dũng Trung đoàn 52/SĐ18BB đang ở nơi nào. Khi đến gần ngã ba Xà Bang thì cánh quân của tôi đã bỏ đơn vị theo sau một đoạn hơi xa. Trong bià rừng sâu tôi nghe tiếng súng báo động của địch. Những tiếng "Tắc, tắc..., tắc" 2 ngắn , 1 dài, từ hướng Xuân Lộc tiến dần từng chặng về hướng Nam. Rõ ràng địch đang âm mưu gì đây.

Đại tá Hiếu thì cứ luôn bận tâm đến đứa con đi đoạn hậu, TĐ2/43, đơn vị này bắt đầu rời núi Thị. Tôi rất khâm phục cái trầm tĩnh và sức chịu đựng của người sĩ quan đàn anh này. Chân ông còn tháp một mảnh platinum vì chiến thương, vậy mà ông cố theo bén gót những người lính miền núi mà không để hé chút dấu hiệu mệt nhọc nào, quả là một sự cố gắng phi thường.

Sắp đến ngã ba Xà Bang, tôi thấy một cái xe Citroen dân sự bị bắn xẹp bánh, nằm giữa đường. Khi tôi rọi đèn pin vào trong xe thì thấy 2 ghế trước bỏ trống, trên ghế sau là xác một bà cụ già. Trên tay bà cụ còn ôm một cái cơi trầu. Cái cơi trầu bung nắp, những lá trầu đẫm máu nằm rải rác trên nệm xe. Tư Lệnh xúc động bùi ngùi nhìn cái xác người dân nằm đó, người dân bỏ cuộc giữa đường dẫn tới chốn bình an. Tôi buồn rầu đóng cửa chiếc xe Citroẽn lại. Tôi nhủ thầm,"Lỗi tại chúng tôi ! Lỗi tại chúng tôi ! " Tôi lâm râm đôi lời cầu nguyện cho người nạn nhân chiến cuộc.

Khi đến ngã ba Xà Bang, Tướng Tư Lệnh đã mệt lắm rồi, "Long ơi ! Có nên cho anh em nghỉ một chút được không ?" Tôi từ chối, "Địch nó đã phát giác ra cuộc rút quân của chúng ta rồi, chắc chắn có bôn tập truy kích. Vị trí này rất nguy hiểm không dừng quân được đâu Thiếu tướng. Nhất là ban đêm, đang đi mà ngừng lại nằm xuống là bị ngủ mê ngay, rất khó dậy nổi mà đi tiếp. Gắng vài giờ nữa là tới chỗ an toàn. Cố lên đi Thiếu tướng ! " Tôi vừa nói vừa kéo tay Tư Lệnh tiến lên. Tôi huýt gíó bài "The Longest Day" Tư Lệnh huýt gió theo, và chúng tôi tiếp tục bước đi. Hướng Xuân Lộc vẫn ì ầm tiếng đại bác. Hỏa châu lập lòe phiá chân trời xa.

Vừa lúc ấy trên máy liên lạc của Trung đoàn 43 BB, Thiếu tá Dư/ TĐT 3/43 BB báo cáo rằng đoàn cơ giới của anh và Trung tá Nô Thiết đoàn 10 Kỵ Binh đã gặp quân Dù án ngữ ngõ vào Bình Ba, họ đang chờ xác nhận của cấp trên rồi mới cho phép quân Xuân Lộc tiến vào. Tướng Tư Lệnh thở phào nhẹ nhõm, thế là chuyện link-up với quân bạn đã xong, bây giờ chỉ còn chuyện theo dõi an nguy của đoàn hậu quân là Tiểu khu Long Khánh, Lữ đoàn 1 Dù và Tiểu đoàn 2/43 BB. Chúng tôi dấn bước tiến nhanh về phiá trước, xa xa vọng lại tiếng gà gáy sớm.

Khi chúng tôi nhìn thấy ánh đèn dầu của xóm thôn le lói, cũng là lúc máy truyền tin của Tiểu khu Long Khánh báo tin cho Tư Lệnh rõ rằng họ đang chạm địch. Rồi đến tin tức Lữ đoàn Dù chạm địch. Những khẩu pháo Dù đặt bên đường đầu xóm bắt đầu tác xạ từng tràng yểm trợ cho quân bạn. Mặt trời hừng đông, một chiếc xe Jeep chạy đến đón Thiếu tướng Tư Lệnh và tùy tùng của ông. Chiếc xe thứ hai đến đón Đại tá Hiếu, Trung tá Linh và anh lính truyền tin Trung đoàn 43 BB. Tôi cho đơn vị đi sâu vào hướng làng xã rồi dừng quân dưới một bụi tre làng. Tôi cho các đại đội bố quân, cắt người canh gác. Đầu dựa ba lô mắt tôi nhíp lại rất nhanh.

Mặt trời lên cao khỏi ngọn cây, tôi thức dậy bởi tiếng động cơ của một cái trực thăng chỉ huy đáp bên căn cứ hỏa lực của Dù. Trên trực thăng có 3 người to lớn nhảy xuống, chiếc trực thăng bay đi. Không rõ những người mới xuống máy bay là ai, nhưng sau khi trao đổi vài lời gì đó với những pháo thủ Dù, họ quay sang tiến về phía TĐ 82 BĐQ. Khi họ đến gần thì tôi nhận ra Trung tướng Nguyễn văn Toàn Tư Lệnh /QĐ3 , Trung úy Đức tùy viên của ông và một anh lính mang máy truyền tin. Tôi ra lệnh cho Tiểu đoàn tập họp 5 Đại đội dàn chào. Sau khi bắt tay tôi, Tướng Toàn đi một vòng bắt tay từng người , câu nói của ông chỉ vắn tắt, "Good ! Giỏi ! Tiểu đoàn ni giỏi lắm ! " Quay qua tôi ông nói, "Thôi cho anh em giải tán đi Long, ở đây sát nách căn cứ Mây Tào, tụi nó pháo bất cứ lúc nào, nguy hiểm." Tôi cười, "Pleime tứ bề là địch, vậy mà Trung tướng xuống thăm, tụi tôi vẫn đội hình đàng hoàng dàn chào, vậy thì ở đây có cái gì đáng ngán mà bỏ lễ nghi quân cách?" Tướng cười, "Ừ, nhắc Pleime tức là chú mi nhắc khéo ta còn nợ cái lon Trung tá của chú mi trận đó có phải không ? Thôi về Long Bình kỳ này ta đền cho. Chịu chưa?" Rồi Trung tướng Toàn bắt tay tôi từ giã, có xe chờ đưa ông vào Hội Đồng Xã Bình Ba họp với Tướng Đảo.

Tướng Toàn không lạ gì chúng tôi, chúng tôi cũng chẳng lạ gì Tướng Toàn. Trong thời gian Tướng Nguyễn văn Toàn giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2, ông thường ghé thăm Pleime và Tiểu đoàn 82 BĐQ. Tướng Toàn đã chứng kiến khả năng đơn vị này qua những trận đánh lẫy lừng, Căn cứ 711, Pleime, Đạo Trung. Trong năm 1974 Tướng Toàn đã 2 lần gắn Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương liễu lên hiệu kỳ Tiểu đoàn này. Sau đó ông thuyên chuyển về làm Tư lệnh Quân khu 3. Tháng 4/ 1975 Quân đoàn 2 tan rã. Khi được tin báo rằng Tiểu đoàn 82 BĐQ còn đang lặn lội trong rừng già Bảo Lộc, chính Tướng Nguyễn văn Toàn đã ra lệnh cho không quân vùng 3 Chiến Thuật cứu Tiểu đoàn này về Long Khánh chiều ngày 6/4/1975. Chiều hôm đó, tại sân bay Long Khánh, Tướng cũng chỉ ngắn gọn một câu, "Good ! Giỏi ! Tiểu đoàn ni giỏi lắm !" Chúng tôi đã đáp lại lời khen của ông bằng những chiếc T54 cháy bên rào trại 181 PB, và bằng những khẩu phòng không nước thép còn xanh biếc được trưng bày ở sân bay Long Khánh.

Tháng Tư Lại Về (Hồi ký của Thiếu tá Vương Mộng Long)

- Phần 3

Trưa hôm đó tôi vào gặp Thiếu tướng Đảo trong Hội Đồng Xã Bình Ba, ông cho biết Lữ đoàn 1 Dù đã thành công diệt xong những con chốt chặn và đang trên đường tập trung vùng bắc xã Bình Ba. Riêng tin tức liên quan đến Tiểu khu Long Khánh thì còn mù mờ. Trung tá Đình (K11) Tiểu khu Phó đã tử trận vì 1 quả B 40 trúng ngay xe ông. Số phận Đại tá Phúc, Tỉnh trưởng thì chưa rõ rệt, còn đang phối kiểm. TĐ 2/43 BB của Th/ tá Chế thì đang bị xe tank CSBV truy lùng, phải lẩn trốn trong rừng cao su để tìm đường rút về hướng Long Thành.

Trưa đó Thiếu tướng Tư Lệnh Sư đoàn 18 cho tôi mượn xe và tài xế của ông để tôi ra Bà Rịa tìm tin tức vợ con tôi. Tôi vào tất cả các trung tâm tị nạn ở Bà Rịa để hỏi tên những nạn nhân chiến cuộc nhưng không có tin gì về Ban Mê Thuột cả.

Khi tôi về lại Hội Đồng Xã Bình Ba thì Đại tá Hiếu cho tôi biết địch đã bôn tập truy kích đúng như dự đoán của tôi, chúng chặn đánh nặng nề quân bạn ngay tại ngã ba Xà Bang, Trung tá Đình chết ở đây, Đại tá Phúc cũng bị địch bắt ở địa điểm này.

Ngày hôm đó Tổng Thống Thiệu từ chức trao quyền lại cho cụ Trần văn Hương. Tiểu đoàn tôi rút vào nhà dân ngủ qua đêm. Sáng hôm sau chúng tôi rút về Long Bình, đơn vị tôi xuất phái từ Sư đoàn 18 và được trả về cho Biệt Động Quân. Từ ngày về Long Bình tôi mãi lo đi tìm tin tức vợ con, không màng tới việc gặp Tướng Tư Lệnh Quân đoàn 3 để "đòi nợ" cái lon Trung tá.

Ngày 28/4/1975 Tiểu đoàn 82 BĐQ được lệnh vào vùng hành quân phía sau lưng trường Bộ Binh Long Thành. Vì lệnh đến bất ngờ do đó 1/3 quân số đơn vị xuất trại về không kịp giờ di chuyển nên Tiểu đoàn vào vùng với quân số 161 người, thiếu vắng Thiếu úy Nguyễn văn Học, người sĩ quan Đại đội trưởng ưu tú nhất của tôi. Tiểu đoàn có nhiệm vụ ngăn chặn địch từ hướng bắc tiến về, đồng thời hỗ trợ cho một đơn vị bạn (?) tái chiếm trường Bộ Binh Long Thành. Ngọn đồi chúng tôi phòng thủ là một cái tiền đồn cũ, có 3 cái lô cốt nhỏ, không hầm hố địa đạo, không có hàng rào. Chúng tôi chỉ chất sơ sài những viên đá tổ ong thành một chiến lũy cấp thời.

Tối hôm đó từng đoàn xe vận tải của CSBV đã đổ hàng trăm bộ đội xuống khu rừng cao su hướng bắc ngọn đồi trọc mà chúng tôi trấn giữ. Khoảng 8 giờ tối đoàn xe bật đèn rọi đường cho bộ binh theo sau T54, dàn hàng ngang xung phong biển người vào tuyến phòng ngự của TĐ/82 BĐQ. Ngay loạt đạn 100 ly mở màn, ba cái lô cốt đã bị bắn xập. Đại úy Hoàn và anh lính truyền tin của ông là những người chết đầu tiên. Tôi bò sang hố của ông, quấn tấm thân đầy máu của ông bằng tấm mền poncho line. Khi tôi di chuyển sang kiểm soát vị trí phòng ngự của Thiếu úy Thủy, ĐĐT/ ĐĐ4 thì bộ binh địch bắt đầu hô "xung phong ! " Chúng tôi phải dùng lựu đạn M26 để chặn bước tiến của giặc. Những trái M72 bắn xéo qua xéo lại từ đỉnh đồi đã khiến cho chiến xa CSBV thoái lui. Dọc theo sườn đồi có bốn, năm chiếc T54 bị hạ nằm bất động. Hai khẩu M60 bắn chéo cánh sẻ đã vô hiệu hoá đợt sóng biển người đầu tiên của địch. Tôi gọi cho BCH Liên đoàn xin không yểm và pháo yểm nhưng đơn xin yểm trợ không có ai trả lời.

Chợt đèn xe vụt tắt, tiếng động cơ chiến xa rú lên. Khoảng năm sáu chiếc T54 tắt đèn và mở hết tốc lực chạy lên đồi. Chúng đảo một vòng chữ C trên vị trí đóng quân của BĐQ, xích xe đè nát thân thể những người không kịp tránh né rồi chạy đi. Sự kiện này thật là bất ngờ. Chúng tôi chưa kịp phản ứng thì chiến xa địch đã chạy khuất xuống chân đồi. Ông thượng sĩ Phạm Hoa , thường vụ Tiểu đoàn bị xích xe tank nghiến nát ngực chết cùng với anh B1 Bích, người nấu cơm cho tôi. Khẩu cối 81 bị đè gãy càng bất khiển dụng. Chuẩn úy Thiều, trung đội trưởng trung đội súng nặng ngồi ôm xác thượng sĩ Hoa khóc rưng rức. Cả Tiểu đoàn đều biết Chuẩn úy Thiều là ứng cử viên rể quý của "thượng sĩ tiá". Ái nữ của thượng sĩ thường vụ đang là hoa khôi lớp 11 trường Trung học Minh Đức Pleiku. Tôi chưa kịp chấn chỉnh lại đội hình thì đạn 100 ly lại ầm ầm dội trên đỉnh đồi, rồi đèn xe lại bật sáng soi đường bộ binh địch mở đợt biển người tiếp theo. Lần này chúng tôi ngăn chúng từ xa bằng những quả lựu đạn M67 nổ chậm. Chúng tôi ném hết sức thẳng tay những quả M 67 xuống chân đồi. Đèn xe soi rõ những thân hình cán binh Cộng Sản loạng choạng ngã chúi xuống đất vì trúng mảnh lựu đạn. Hai khẩu M60 vẫn đan cánh sẻ. Những xác người chết đè lên nhau, những tiếng thét đau đớn vang lên man rợ trong đêm đen. Đèn xe lại tắt, tiếng chiến xa lại hú. Những nòng M72 đã sẵn sàng phóng đạn. Hai khẩu M60 được nâng cao lên nhằm vào những xạ thủ phòng không trên tank. Vài chiếc tank bị trúng đạn, nằm lại giữa triền đồi, nhưng có 2 chiếc đã lọt được vào vị trí phòng ngự của BĐQ. Xạ thủ 12,8 ly trên xe đã chết, cái dây xích còn móc vào chân xạ thủ, treo tòn ten cái xác xạ thủ đung đưa bên hông chiến xa. Trong khi chiếc tank hướng đông đã xoay sang trái chạy xuống đồi thì chiếc thứ nhì còn đang trở đầu ở khoảng đất giữa 2 cái lô cốt. Có một BĐQ đứng xổng lưng giữa đồi chờ đợi cái xe tank đó. Chiếc xe nhằm anh lao tới, anh tránh sang một bên nắm sợi xích treo cái xác bên hông xe đu lên pháo tháp. Một quả lựu đạn ném gọn vào lòng xe, quả thứ 2, quả thứ 3... bùng! bùng ! bùng! chiếc xe loạng choạng rồi ngừng trên đỉnh đồi. Người BĐQ nhảy xuống xe, anh xả một băng M16 vào cái thây ma cán binh Cộng Sản, xạ thủ phòng không. Hết đạn, anh thay băng đạn khác, nhả đạn tiếp tục, cái thây ma toe tua từng mảnh. Rồi anh ngồi bệt xuống đất ôm mặt khóc rống lên. Người ấy là Chuẩn úy Thiều. Tôi cứ để cho người sĩ quan trẻ khóc, khóc cho vơi hận thù, cho vơi nỗi thương tâm.

Khoảng nửa đêm, đèn xe lại rọi sáng, đạn 100 ly lại cày xới ngọn đồi không tên. Tôi không thể nắm vững được con số tổn thất của quân bạn là bao nhiêu. Chúng tôi đã xử dụng đến những ống M72 cuối cùng. Tôi gọi Thiếu úy Thủy và cho lệnh anh đi gom góp lựu đạn của những người đã tử trận về chia cho những người còn sống để đánh địch lần chót. Dưới ánh đèn xe, những người lính xâm lăng trong đợt xung phong này hình như không còn hăng hái như hai đợt trước; họ bắt đầu bò lên, nương theo những mô đá nhấp nhô. Như vậy là địch đã mất tinh thần. Khi những quả lựu đạn vừa bật mỏ vịt nổ "ùm" thì những anh bộ đội Cộng Sản cũng quay lưng chạy thục mạng ngược về hướng rừng cao su. Thế là đèn pha vụt tắt. Dưới chân đồi có tiếng rên la của lính CSBV bị thương. Hai khẩu M60 tưới đạn không thương tiếc về hướng có những tiếng rên la đau đớn ấy. Chừng mười phút sau đoàn xe tank lại ào ạt tiến lên đồi lần thứ ba. Lần này chúng theo đội hình hai hàng dọc, đâm thẳng lên đỉnh đồi rồi đồng loạt pha đèn, chia hai ngả, trái, phải giày xéo vị trí trú quân của chúng tôi. Trên thành xe không có tên xạ thủ phòng không nào! Những đứa nạp đạn đại bác thì thò đầu lên thụp đầu xuống ném những trái thủ pháo xuống những cái lều poncho và những hố cá nhân. Chúng tôi giờ này như những con thú bị thương, miệng la "A ! ! !A ! ! ! A ! ! ! Biệt Động ! Sát ! " tay bóp cò M16 nhắm những cái đầu địch nhấp nhô trên pháo tháp. Một trái thủ pháo ném trúng lưng tôi, tôi chụp nó ném đi hướng khác, trái thủ pháo nổ trên trời, thủ pháo Cộng Sản nổ chậm hơn lựu đạn M26 của ta, sát thương cũng không bằng M26 của ta. Bây giờ chúng tôi đã mất trí, không còn biết sợ chết nữa. Chúng tôi trở thành những tay giác đấu, gắng sức leo lên lưng những con quái vật T54 để đánh quả lựu đạn sau cùng. Tôi đã leo lên đến cái pháo tháp, tôi lần tay tìm trên sợi dây ba chạc, còn một quả mini và một quả lân linh. Tay tôi chưa kịp mở chốt quả mini thì một cái đầu địch nhô lên, nó đập một trái thủ pháo trên mũ sắt của tôi rồi ra sức xô tôi xuống xe, hai con vật giằng co, quả mini tụt tay tôi rơi mất. Tôi gỡ cái nón sắt ra, thẳng tay choảng vào đầu thằng giặc, đầu nó ngúc ngoắc, rồi nó thụp vào lòng xe. Tôi đang cố gỡ trái lân tinh móc trên dây ba chạc thì cái pháo tháp xoay tròn, tôi bị gạt rơi xuống xe. Tôi lăn sang sau một ụ đá, chiếc xe đảo một vòng, xích sắt cày sâu trên đất, cát bụi tưới rát mặt, tôi thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Chúng tôi giờ này như những con cọp bị thương, bị dồn vào đường cùng. Chúng tôi chạy bộ đuổi theo đoàn chiến xa đang rút đi. Trong đám bụi mù, một BĐQ đã bỏ được một trái M26 vào trong lòng chiếc T 54 hướng ĐĐ 4/ TĐ82 khiến nó quýnh quáng đâm vào hông một chiếc khác rồi lật nhào xuống triền đồi bốc cháy. Chiếc xe bị đâm trúng thì đứt xích, từ trên xe, bốn tên CSBV nhảy xuống, chúng chưa đứng vững thì năm sáu họng M16 đã nhả hàng trăm viên đạn trên người chúng, bọn xâm lăng chết không kịp than tiếng nào. Có vài BĐQ còn bám trên pháo tháp những chiếc tank đang đổ dốc, họ cố chúi mũi M16 vào miệng pháo tháp bóp cò vô vọng. Pháo tháp xoay tròn, họ rơi xuống đất. Chiếc xe chạy sau đè lên thân họ. Đoàn xe biến dạng trong đêm.

Đêm ấy tôi đã sống sót sau một trận chiến đấu đẫm máu và dã man nhất trong cuộc đời mười năm trận mạc. Cái lều của tôi bẹp dí. Chiếc máy PRC 25 của tôi cũng bẹp dí. Chiến xa địch đã rút xa, tôi còn đứng sững trên đỉnh đồi nhìn theo chúng. Tay tôi còn cầm chắc quả lựu đạn lân tinh cuối cùng, tiếc rẻ. Tôi bước rảo quanh ngọn đồi trọc đã xác xơ. Thuộc cấp của tôi chết phơi thây trên miệng hố, la liệt đó đây. Không còn khẩu M72 nào, lựu đạn cũng cạn, pháo yểm không có, không yểm cũng không có. Tôi quyết định cho đơn vị rút lui.

Một trái mìn cóc nổ dưới chân Chuẩn úy Trung, người Sĩ quan trẻ theo sau lưng tôi đi kiểm tra trận chiến, bàn chân trái của Trung toe ra như miếng bã trầu đẫm máu. Tôi dìu Trung vào cái lều xập của Đại úy Hoàn, cái xác Đại úy TĐ Phó đã bị pháo 100 ly xẻ thành từng mảnh, đầu văng một nơi, tay chân văng một ngả. Tôi chụp cái máy PRC 25 của ông ra lệnh cho Trung úy Trần văn Phưóc ĐĐT/ĐĐ3 cho người dìu Chuẩn úy Trung xuống đồi. Rồi tuần tự, các Đại Đội 3,4,2,1 rút lui qua con suối dưới chân đồi. Trên đồi, những anh hùng Pleime vừa tử trận, nằm phơi thân trên miệng hố cá nhân. Không có tiếng rên la nào cả, tất cả đã ra đi êm ả, tất cả đã ra đi kiêu hùng. Đêm 28/4/1975 máu chúng tôi, máu những người Biệt Động còn tưới ướt đẫm một ngọn đồi không tên của quê hương. Khi chúng tôi xuống tới vườn cam dưới chân đồi thì xe tank địch ào ạt lên đồi lần thứ tư. Những trái đạn 100 ly bắn dài, vượt qua đỉnh đồi, bay trên đầu chúng tôi rồi rơi bên bờ suối. Đất đá bụi mù sau lưng chúng tôi. Trong đêm tối, tôi cho quân lội nhanh qua bờ bên kia.

Đêm 28/4/1975, chợ chiều rồi. Không ai đáp ứng lời xin tác xạ yểm trợ. Không ai đáp ứng lời tôi xin một trái hỏa châu. Qua suối, tôi cho đơn vị dấu đội hình trong bãi miá. Từ đây, sáng hôm sau tôi nhìn lại bên kia bờ, ngọn đồi trọc đẫm máu không một bóng người, những chiếc xe tank bị phá hủy đêm qua đã được kéo đi. Không thấy bóng dáng quân thù, không nghe tiếng động cơ chiến xa. Ngọn đồi nằm phơi dưới nắng mai im ắng. Vào lúc này, bên trái cái lô cốt hướng bắc, cạnh một gốc bằng lăng, Đại úy Hoàn TĐ Phó thoải mái nằm ngủ yên trên đó, đầu một nơi, thân một ngả. Có cả chục người lính can trường yên nghỉ trên ngọn đồi này cùng ông. Gió ngàn lồng lộng, hoa mía bay lồng lộng...

Sáng 29/4/1975 tôi nhìn về hướng căn cứ Long Bình, có vài cột khói đen bốc lên từ nóc các nhà vòm. Người ta lại đốt gia tài, người ta lại rút đi rồi. Người ta rút đi đâu? Tôi vẫn còn ở sát địch quân, vậy mà người ta lại nỡ bỏ tôi mà đi, như ở Quảng Đức, Blao.

Kiểm điểm lại quân số, cả Tiểu đoàn còn được 107 người. Tôi lấy cái PRC 25 rà những tần số quen. Tôi bắt được giọng nói của Hằng Minh và Đại tá Hiếu, Sư đoàn 18 đang lún càng tại Trảng Bom. Khi biết điểm đứng của tôi, Đại tá Hiếu hẹn gặp nhau tại cổng số 10 căn cứ Long Bình.

Muốn đi về Long Bình tôi phải tạt qua ngã Hố Nai. Pháo 2 bên Quốc Cộng đều tập trung trên vùng này. Vậy là, đội pháo ta đi. Chúng tôi đi như những cái thân robot, đạn nổ đằng trước, đạn nổ đàng sau, đạn nổ bên hông, đạn nổ chụp trên đầu. Chúng tôi không nghe gì cả, cứ thế mà đi, hướng Long Bình, Okay ! Tiến lên ! Nơi ô cửa sổ 2 bên đường, có những họng súng AK chiã vào đoàn quân đang di chuyển, chúng tôi không màng tới chúng, chúng tôi cứ đi trong mưa pháo, pháo bạn từ hướng tây dội tới, pháo địch từ hướng đông câu sang. Pháo cứ rơi, những người trúng đạn ngã xuống, những người chưa trúng đạn cứ bước đi, những bước đi không hồn, đường phố đầy hố đạn, đường phố đầy xác người...

Tôi vào tới vòng rào căn cứ Long Bình vào lúc buổi chiều. Tôi là dân Vùng 2 không biết cái căn cứ này có bao nhiêu cổng, đi tìm cái cổng số 10 thì biết nó ở đâu ? Tôi thấy một doanh trại có cái bảng Bộ Chỉ Huy / Liên đoàn 32 BĐQ bỏ trống, vậy là thày trò tôi nhào vào đấy hạ trại. Đếm đầu thuộc cấp trong sân, Tiểu đoàn 82 BĐQ giờ ấy còn 67 người. Như thế là chẵn 40 người chết rải rác trên đoạn đường mưa pháo từ Hố Nai về tới Long Bình. Cơm nước xong thì trời đã tối. Chúng tôi ngủ như chết. Đến 3 giờ sáng 30/4/ 1975 Trung úy Trâm Sĩ quan Truyền Tin Tiểu đoàn dựng tôi dậy, "Có tin từ Liên đoàn ra lệnh cho chúng ta rút về Sài Gòn ! " Tôi uể oải ngồi dậy, "Mẹ kiếp ! Về Sài Gòn ! Về Sài Gòn làm cái con mẹ gì đây ! " Xa cuối trời, hỏa châu le lói hướng Sài Gòn. Tôi ra lệnh cho Tiểu đoàn ( ! ) chuẩn bị lên đường. Tới ngã ba Tam Hiệp chúng tôi gặp một bộ phận của Sư đoàn 22 Bộ Binh, cùng là dân vùng 2 mất đất, thấy thương nhau, tay dơ vẫy vẫy...

Cầu xa lộ đã bị xe tank CSBV chận đường, chúng tôi rẽ vào thành phố Biên Hòa. Thành phố vắng lạnh buồn thiu. Tôi cho đơn vị đi dọc theo đường xe lửa, ngang qua những căn nhà tôle ổ chuột, một vài khuôn mặt buôn phấn bán hương thò ra, ánh đèn vàng hiu hắt, đôi câu vọng cổ vang theo sau lưng người chiến bại, "Anh ơi ! Bỏ gươm đao, bỏ mộng khanh tướng công hầu mà về với em đi ! Chiến cuộc đã tàn rồi ! Anh ơi ! Anh ơi ! " Chúng tôi cúi đầu lầm lũi mà đi. Chúng tôi đi qua cầu Đôi rồi đến cầu Hang, tôi cho đơn vị dừng lại tấp vào những cái quán bỏ trống bên đường. Từng đoàn quân xa, chiến xa có BĐQ và lính Dù tùng thiết đi qua mặt chúng tôi, hướng về Sài Gòn. Khoảng 8 giờ sáng thì không còn chiếc xe nào đi qua đó nữa. Lúc này trong ngôi chùa bên kia đường tàu, những nhà sư áo vàng đang chất đồ đạc lên xe, xe hướng về Sài Gòn. Ít lâu sau xe của họ lại quay trở lại chùa không hiểu vì lý do gì.

Tôi cho quân tiếp tục lên đường. Khi còn cách Thủ Đức chừng vài cây số người lính có radio loan tin Tổng Thống Dương văn Minh đang kêu gọi đầu hàng. Tôi cho quân dừng lại, tạt vào một quán cà phê bên đường. Bà chủ quán thấy tôi, ái ngại vặn nhỏ volume cái máy thu thanh. "Hết rồi ! Chị cứ mở lớn cho tôi nghe với ! Hết rồi ! Chị ơi ! " Bà chủ quán mở radio lớn hơn, và tôi nghe rõ từng lời kêu gọi của ông Tổng Thống, ông tân Tổng Thống VNCH mà tôi không rõ ông ta đã lên ngôi lúc nào. Ngoài cổng có cái xe Jeep từ hướng Sài Gòn chạy lên, một người trông dáng như Tư Lệnh bước xuống hỏi anh BĐQ trước ngõ điều gì đó, rồi chiếc xe trở đầu phóng đi. Khi tôi ra ngoài đường thì người lính nói có Thiếu tướng Đảo hỏi tin Thiếu tá, vì anh ta mới từ phía sau đoàn quân di chuyển lên đây, nên anh không rõ tôi ngồi trong quán nước, anh nói với Thiếu tướng rằng anh không biết ông TĐT ở chỗ nào cả, xin Thiếu tướng chờ một lát để anh ta đi kiếm, nhưng Thiếu tướng Đảo đã vội vã ra đi.

Ngày 10 tháng 5 năm 1975, tôi đang ngồi uống cà phê trước cửa nhà ông chiêm tinh gia Trần Cẩm số 144 đường Vĩnh Viễn Chợ Lớn thì bên kia đường một người tóc húi cao, vừa xuống yên chiếc xe đạp thể thao. Tôi gọi, "Tư Lệnh ! Tư Lệnh ! " Tướng Đảo ngơ ngác một lúc rồi nhận ra tôi, ông bước sang nhập bàn với tôi và chú Tr/úy Phước, con trai bác Cẩm. Tư Lệnh nói hôm 30 tháng Tư ông có quay lại tìm tôi ở cái quán cà phê bên đường để rủ tôi đem quân trốn về Vùng 4, nhưng ông không tìm thấy tôi nên dự định không thành. Tôi nhìn vào mắt Tư Lệnh, an ủi ông, "Số mệnh mà Tư Lệnh ơí !" Chúng tôi xiết tay nhau cảm thông. Vinh quang đành bỏ lại sau lưng, đau lòng mà bỏ lại sau lưng. Trước mặt chúng tôi, những ngày sầu thảm bắt đầu...

Tháng 3 năm 1979 tôi được đưa từ Trại Cải Tạo Phú Sơn 4, Thái Nguyên về Trại Nam Hà A, Phủ Lý. Tôi là thành phần của toán 40 người có tiền tích trốn trại nên bị giải về đây với cái còng trên tay. Khi chúng tôi nhập trại, những người tù trẻ tuổi can tội Vượt Biên và Phục Quốc chào đón chúng tôi, những kẻ mang còng, bằng những đợt vỗ tay hoan hô tưng bừng. Hôm sau có người nhắn với tôi rằng Chủ Nhật tới Thiếu tướng Đảo chờ mời tôi ăn cơm ở buồng số 1.

Trưa Chủ Nhật đó tôi tới buồng 1 gặp người chỉ huy cũ, ông ở đội lao động cùng Tướng Sang Tư Lệnh Sư đoàn 6 KQ, Đại tá Phúc BĐQ Tỉnh trưởng Long Khánh, và Đại tá Khoái CHT/BĐQ/ QK1. Thời gian qua đã mấy năm không gặp, tôi rất vui khi bắt tay Tư Lệnh. Bữa cơm ấy có tôi, Tư Lệnh, Tướng Sang và một người quen của Tướng Sang. Tư Lệnh cầm tay tôi, giọng nói đầy hưng phấn, "Những bạn trẻ như em đã làm qua tỉnh ngộ, xét lại mình. Từ nay qua sẽ sống xứng đáng hơn !" Tôi chẳng hiểu ý Tư Lệnh nói gì, nhưng tôi tin có gì đó chuyển biến trong tâm tư Tư Lệnh ( ? )

Những buổi chiều sau đó, mỗi khi đi lao động về, chúng tôi đều tụ tập bên bờ giếng trước buồng 7 để nghe Thiếu tướng Đảo, Đại tá Trí, Đại tá Quy, và Đại tá Minh hòa nhạc. Họ là những nhạc sĩ siêu quần, tiếng đàn của họ có thể ví với tiếng đàn của một siêu "Band", nhất là cây mandolin của Đại tá Minh.

Chuyện tụ tập đàn ca đến tai ban chỉ huy trại. Thằng "chèo" Lực xuống yêu cầu ban nhạc và khán giả giải tán. (Ở trại Nam Hà A chúng tôi gọi những tên công an coi tù là "chèo", hay "phường chèo"). Những người trẻ tuổi hô to đả đảo chèo Lực. Lời qua tiếng lại, lũ chèo ùn ùn kéo xuống vây quanh đám đông. Tướng Đảo lớn tiếng, "Anh không đủ tư cách nói chuyện với tôi. Anh về gọi Trung tá Xuyên, trại trưởng xuống đây nói chuyện với tôi. " Trung tá Xuyên không xuống, mà đoàn vệ binh thì càng lúc càng đông hơn. Chúng lùa tù về buồng, khóa cửa lại, khóa cả cửa khu bên ngoài, không cho các buồng giao thiệp với nhau. Sáng hôm sau một cái xe Molotova bít bùng đến trại Nam Hà A đem Tướng Đảo và vài ông tướng khác đi mất biệt. Sau khi chia tay nhau ngày ấy ở trại cải tạo Nam Hà A, tôi và Tư Lệnh chưa có dịp gặp lại nhau.

Tam nhân đồng hành trên Liên tỉnh lộ Long Khánh-Bà Rịa tháng Tư năm xưa thì có 2 người bị giữ trong trại cải tạo 13 năm là tôi và Đại tá Hiếu, người thứ ba là Thiếu tướng Đảo thì bị nhốt lâu hơn. Ông và 3 vị Tướng nữa của QLVNCH là những người sau cùng của chế độ được tha khỏi gông cùm 17 năm sau khi Miền Nam xụp đổ.

Bây giờ là tháng Tư. Ba mươi năm đã trôi qua. Bao nhiêu lần kỷ niệm xưa hiện về. Tháng Tư nào cũng chở đầy nỗi buồn. "Hằng Minh đây Tiên Giao gọi ! Tháng Tư lại về rồi Hằng Minh ơi !"

Vương Mộng Long
Seattle, 7/4/2005