Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Bao giờ trung cộng đánh VN

Trung cộng (TC) dười áp lực của vòng kim cô của Mỹ đang lồng lộn chống trả. Sự kiện hujintao ra lệnh cho hải quân TC phải sẳn sàng chiến đấu là một chỉ dấu mới nhất cho âm mưu bành trướng.

Từ lâu Hoa Kỳ (HK) đã cân nhắc từng bước đi chiến lược đối phó với TC. Chiến lược của HK luôn có tầm nhìn xa trên chục năm và luôn luôn uyển chuyển theo tình hình thực tế. Những bộ óc siêu việt của thế giới mà HK gom lại trong những super-thinktank nhìn xa trông rộng hơn những gì chúng ta đang thấy hàng ngày. Không một chính phủ nào trên thế giới vừa giử được tính dân chủ vừa giúp đở tối đa nền thương mãi quốc gia được như chính phủ HK. Hoạch định và đệ kiến chính sách quốc gia ra trước Lưỡng viện quốc hội để xét duyệt là một trong nhửng thực thi dân chủ mà ngành Lập pháp và Hành pháp HK luôn cam kết.

Có thể nói việc tạo ra đối trọng về chính trị và quân sự trong quan hệ quốc tế là việc HK luôn thành công. HK nắm được ý đồ bá chủ của TC đã dần dà đưa đẩy TC ra khỏi khối Quốc tế CS. Sự phân hóa Xô-Trung làm cho âm mưu xích hóa thế giới phải mất đi sức mạnh cần thiết. Liên Xô (LX) và khối Warsava chỉ còn cách gây ra những vụ xung đột lẻ tẻ. TC không muốn làm đàn em của LX dù TC còn thua xa LX về mọi mặt. Đi với HK, TC có cơ hội tiếp cận với nền KHKT tiến bộ. Chuyến thăm TC năm 1972 của Nixon đã mở cửa cho TC lối thoát khỏi quỹ đạo vệ tinh của LX. Khi dengxiaoping hạ bệ phe maotsetung thì TC đã chuyển hẳn sang con đường phát triển TBCN. Hệ thống CS Đông Âu sụp đổ khiến vai trò của TC, nước CS lớn duy nhất còn tồn tại, trở nên hết sức quan trọng. Từ đây, dưới bộ mặt thân thiện giả dối, TC bắt đầu phát triển chương trình 5 Hiện Đại Hóa và mau chóng trở thành một siêu cường ở Á châu.

Sự lớn mạnh của TC hàm chứa nhiều đe dọa kinh khủng. Từ ngày nước chndth ra đời, mao đã đưa quân chiếm Tây Tạng, chiếm vùng khaksam Valley và Aksai Chin của Ấn độ, chiếm đóng vùng East Turkestan của dân tộc Uyghur. TC cũng lén lút dời mốc biên giới với LX để lấn đất. Năm 1974, TC dưới sự làm ngơ của HK đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (VN) ta. Thập kỷ 80 đánh dấu sự bành trướng hải dương của TC khi beijing đua quân chiếm nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Những sự kiện trong vòng 5 năm qua, TC không ngừng khiêu khích các lân bang bằng cách đưa tàu cá xâm phạm biển của VN, Nhật, Korea, Phi, Indonesia, và Malaysia. TC củng thử gây va chạm với Hải quân HK. TC tự chứng minh chúng là kẻ gây chiến và là kẻ thù nhân loại. Mặt nạ hòa bình không che nổi dã tâm.

HK sau thời gian phải đối phó với ba cuộc chiến cùng lúc vừa bình định Iraq và Afghanistan vừa chống bọn khủng bố Hồi giáo, HK vẫn chú ý đến các diễn biến bành bá của beijng. Năm 2011 chấm dứt với các hoạt động ngoại giao ngoạn mục của chính phủ HK. Chiến lược bất ngờ bao vây TC trên mọi phương diện từ ngoại giao đến quân sự khiến TC lúng túng. HK mở hội nghị thương mãi Pacific nhưng TC không có phần tham dự trong khi Nga và Nhật được mời. Phi năn nỉ HK xin trợ giúp quốc phòng. Nhật và S. Korea hoàn toàn đứng về phía HK. Mới nhất là việc US Marine sẽ đến Úc đóng thường trực. Úc mở rộng các căn cứ cho HK xử dụng như thời Đệ nhị Thế chiến. HK cũng liên tục gây áp lực trên beijing về kinh tế lẫn chính trị qua vấn đề nhân quyền.



Những hành động tuy bọc nhung nhưng vô cùng cứng rắn của HK làm cho anh chệt hujin tao và đồng bọn ở Trung Nam Hải phải toát mồ hôi. Sự tự phụ của anh nhà giàu mới lên làm hại TC hơn bao giờ. Tuy thế, TC vẫn phải ra oai để chửa ngượng. Đây mới là việc đáng ngại cho VN.

Trong số các quốc gia lân bang, VN là kẻ đáng gờm nhưng cũng là kẻ dễ trị nhất. Thực lực quân sự của VN tuy không thể đương đầu trực tiếp với TC nhưng cũng đủ để gây cho TC những thiệt hại nhớ đời. Cuộc chiếm đóng VN của TC sẽ làm cho TC thương tật lâu dài vì chắc chắn người VN sẽ sử dụng chiến lược sở trường du kích chiến. Nhưng đó là việc nhà cầm quyền CSVN thực sự muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia. Người dân VN mất lòng tin vào chế độ khi thấy lòng yêu nước bị sỉ nhục bị xâm phạm khi các cuộc biểu tình chống TC bị đàn áp. Chính sách đối ngoại đầu mình và đuôi là thỏ của CSVN khiến TC càng thêm lên nước dọa nạt. Chưa bao giờ nước Việt và người Việt bị sỉ nhục đến thế. Chỉ vì đảng CSVN muốn kéo dài cơn hấp hối để trục lợi.

TC sẽ đánh VN bằng cách chiếm toàn bộ Trường Sa. Bao giờ? Chắc chắn sẽ đánh vào lúc mùa tranh cử của HK. Nên nhớ rằng nếu VN bị đánh sẽ không có ai cứu. Ít ra cho tới khi VN vượt nổi trận đánh phủ đầu. Đánh Trường Sa lợi nhiều hơn đánh vào nội địa. Chiếm xong Trường Sa coi như đoạn hải trình thương mãi lớn nhất nhì thế giới trong tầm kiềm soát của TC. HK bị đẩy xa hơn khỏi vùng Đông Nam Á. TC lấy được vùng dầu khí khổng lồ đủ dùng cho Đệ Tam Thế chiến. Mất Trường Sa, VN mất đường ra Pacific và có cơ phải xin sát nhập vào TC. Vựa lúa miền Nam VN dư sức nuôi hàng trăm triệu lính chệt xâm lăng...

Có đáng lo không các bạn?





2 nhận xét:

Lão Hồ Đồ !!! nói...

Với lực lượng quân sự đông nhân lực và mạnh vũ khí như hiện tại... Đánh VN sẽ không chỉ có tại TS đâu. Sẽ là tổng lực trên toàn diện, nhưng mục tiêu chỉ chiếm Trường Sa mà thôi. Cái gay go nhất của VN là đang bị cô lập trước thế giới. Quả thật đó là điều đáng ngại nhất...

Hoang Hac nói...

diện: chúng sẻ đánh VN đồng loạt gây cô lập lực lượng phòng thủ
điểm: chiếm Trường Sa
VN mình cô lập quá mấy thằng ASEAN nhát như thỏ còn Mẽo thì chắc la ó lấy lệ thôi VN đâu có là đồng minh của nó đâu
VNCH là đàn em > nó còn bỏ
bởi vậy VN phải dụ cho tụi tư bản nhào vô khai thác dầu mở cty cho lắm may ra thằng tàu đụng mình tây sợ bể nồi cơm may ra bán súng ống cho VN

tớ xin hiến kế: mình lập 1 quân đoàn quyết tử nó đánh mình mình đưa quân thọc sâu đánh vô Quảng châu và Vân Nam như thời cụ Lý Thường Kiệt.

thời Nhật chỉ cần trăm lính mà cai trị cả chục triệu thằng chệt