Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Viết từ xứ đồng bắp 39 - Tây Đô Hành

Tây Đô Tây Đô có ta về
Nghìn dặm gian nan hề sá chi
Ta có đất trời trong túi rách
Đựng đầy ngày tháng củ u mê

Mấy năm ly tán đời tan hợp
Ta về không ấn tín cầm tay
Thân hữu bạn bè ta nghinh đón
Như một ngày bái tổ vinh quy

Tây Đô Tây Đô ta trở lại
Đỏ một giòng sông chiều không bay

Bài hành Tây Đô nghe lần đầu ở trên chính mảnh đất phù sa màu mở mà nó mang tên. Cần Thơ gạo trắng nước trong. Cô gái Cần Thơ đẹp mặn mòi vẻ dịu dàng đồng nội. Lần đầu tiên tôi đi về phương Nam về miền Tây của nước Việt. Chuyến đi tìm tự do không có chút mơ màng thơ mộng lại càng không có cái sự ly kỳ của phim ảnh Hollywood. Ăn mặc tồi tàn. Tay xách một cái giỏ đệm đương bằng cỏ bàng. Không dám mua vé xe đò mà phải tìm xe hàng hay xe bộ đội chở thêm khách kiếm tiền. Mặt cúi gằm câm lặng. Cố gắng hết sức để mình chìm vào cái đám đông rách rưới có cùng một mẫu số "phó thường dân Nam bộ nghèo hèn".

Đêm xuống. Cần Thơ chìm trong bóng đêm của cúp điện. Lảng vảng ra tới bến Ninh Kiều để chứng thực câu ca dao thời mới:

"Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Xung quanh tượng bác - đĩ nhiều hơn dân"

Đúng vậy đó. Cộng sản đắp một pho tượng ximăng khá lớn mang hình ảnh ông hồ sơn màu vàng nhũ. Bến Ninh Kiều là nơi đậu của gánh ghe chành ghe bầu chở hàng. Đêm xuống là lúc các cô gái bán phấn buôn hương xuống đường kiếm sống. Đám thủy thủ dù trên sông hay trên biển củng cùng một "tâm sự" cần giải tỏa. Còn ai khác trong lúc vắng vợ xa nhà ngoài các cô này. Khốn nạn cái thời khốn khó, người ta đành bán thân nuối miệng. Củng vì thế mà đĩ nhiều hơn dân.

Lúc lên được tắc-xi để ra cá lớn (ghe vượt biên) đã gần 2 gìờ khuya. Nằm gọn trong khoang chiếc ba lá mỏng mảnh để cho bà già chèo đò phủ lên tấm nilông xanh. Để thêm phần chắc ăn bà ta còn tương thêm ít bó củi đước và mấy quày chuối. Đêm dài lắm. Căng thẳng và bít bùng trong bóng đêm. Chỉ có tiếng mái chèo khua nước oàm oạp vỗ vào mạn thuyền. Khi mệt quá thiếp đi thời củng là lúc cặp được cá lớn. Chiếc ghe nhỏ thôi nằm êm trong một lạch nước. Không một lời nói, gã đàn ông trên thuyền chụp lấy cánh tay tôi lôi mạnh lên boong thuyền. Trong nhấp nháy, hắn đẩy mình tọt ngay vào trong khoang chứa hàng rồi sập cửa lại...

Dăm ngày sau bể ổ vọt về lại Cần Thơ. Gã đàn ông trên thuyền nháy mình đi theo hắn. Lỡ đường mà lại lạ chổ đành liều chớ sao đây?  Chiều đó hắn kéo mình vào quán cóc ngay trên Ninh Kiều và kêu mấy xị rượu thuốc ra. Chiều đó gã đàn ông đó đọc cho mình nghe bài Tây Đô Hành. Mình giử im lặng không nói không hỏi. Hắn cứ trầm ngâm uống hết ly này tới ly khác. Hắn đọc thơ khe khẻ thôi chắc cho hắn tự nghe. Cuộc rượu tàn. Hắn dắt mình tới một đám nọ cũng sắp xong cuộc nhậu.
_"Anh Năm. Cho gởi thằng em về Sàigòn nghen."
Ông kia - áng chừng là tài xế xe đò - gật gù:
_"Làm một ly đi mậy! Còn thằng em này ngồi đi"
Ông hiệp khách của tôi lắc đầu:
_"Khỏi đi! Mầy đi theo anh Năm dề Sàigòn"
Hắn đẩy tôi ngồi xuống chiếc ghế đẩu rồi quày quả đi.
Ông Năm lắc đầu:
_"Thằng em mày tao gặp lần đầu coi sao quen quá."

Ổng hòi thăm dăm ba câu. Tôi cứ ậm ừ qua chuyện. Ổng cười cười hóm hỉnh rồi nói:
_"Thôi ra xe dìa Sàigòn, bây"
Mấy anh lơ xe đứng dậy. Cả bọn lửng thững đi ra xe. Trời chập choạng tối nhưng khách đi xe - phần lớn là mấy bà buôn chuyến - đã chờ đầy.

Bài hành năm xưa còn nhớ lỏm bõm mấy câu hầu bạn. Bạn nào có nguyên bài xin post lên đây. Lắm khi tôi nhớ ông hiệp khách năm nào. Đi về đâu? Về đâu?



Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

dân asean đang sợ khựa tới té đái - trừ dân nước Nam (đek tính cái maison d'eau vc nha)....

Đông Nam Á thận trọng vì ngại làm Trung quốc bực tức về hiệp định Biển Đông

Vụ tranh chấp bộc phát giữa Trung Quốc và Philippines về một hòn đảo đã làm cho tình hình căng thẳng trở lại quanh vùng biển Đông. Vụ tranh chấp cũng nêu bật thời hạn chót vào tháng Bảy để phải có một qui tắc hành xử tại vùng biển giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Giáo sư Học viện Quốc phòng Australia Carl Thayer
Hình: VOA - Yang Ming

Giáo sư Thayer nói Công Ước về Luật Biển của LHQ chỉ có mới đây thôi, vì vậy quí vị không thể lội ngược dòng lịch sử mà nói 'tôi có quyền lịch sử nên tôi cũng tuyên bố chủ quyền theo công pháp quốc tế'
Hôm thứ Năm truyền thông Trung Quốc loan tin hầu hết các cơ sở du lịch của Trung Quốc đã ngưng các tour đến Philippines trong cuộc khẩu chiến đang leo thang mang tính dân tộc về một chuỗi đảo.

Trung Quốc cũng công bố một cảnh báo về an ninh cho các công dân cuả họ ở Philippines vì theo dự kiến sẽ diễn ra những vụ biểu tình chống Trung Quốc vào cuối tuần này.

Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, hôm thứ Năm đòi hỏi Philippines phải bảo đảm an toàn cho các công dân Trung quốc.

Ông nói bên phía Philippines đã khuyến khích người dân cả trong nước lẫn ngoài nước tổ chức biểu tình chống Trung Quốc. Điều này đã gây lo ngại và phản ứng mạnh từ phía nhân dân Trung Quốc. Ông nói nhà chức trách phải có những biện pháp hữu hiệu để bảo đảm an toàn cho các kiều dân và các định chế của Trung Quốc tại Philippines.

Tình trạng căng thẳng gia tăng do một vụ đối đầu trong tháng trước sau khi một tàu chiến Philippiens tìm cách ngăn chặn những tàu cá Trung Quốc tại bãi đá Scarborough, nhưng bị tàu hải giám Trung quốc gây rối.

Chuỗi đảo được Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, tọa lạc tại biển Đông, cách đông bắc Philippines 230 kilomét .

Manila nói đảo này nằm trong phạm vi đặc khu kinh tế của họ trong lúc Bắc Kinh chẳng những chỉ nhận chủ quyền trên các đảo đó mà còn ở hầu như trên toàn bộ biển Đông.

Chính vì thế mà Trung Quốc xung đột với những lời tuyên bố nhận chủ quyền khác tại các nơi giàu tài nguyên khoáng sản và cá của Brunei,Philippines, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam.

Giới phân tích thời cuộc nói tuyên bố nhận chủ quyền gây tranh cãi của Bắc Kinh tại khu vực này không đủ lý lẽ vì nó chỉ dựa vào lời tuyên bố theo lịch sử thay vì trên công pháp quốc tế.

Ông Carl Thayer, một giáo sư tại Học viện Quốc Phòng Australia, nói một bản đồ mà Trung Quốc trao cho Liên Hiệp Quốc năm 2009 để minh chứng lời tuyên bố nhận chủ quyền có 9 đường không nối kết.

Ông nói: ”Cho đến khi nào Trung Quốc làm rõ 9 đường đó có nghĩa như thế nào, và làm sao có thể nối kết được 9 đường đó, và làm sao cho phù hợp với công pháp quốc tế vì họ chỉ tuyên bố chủ quyền viện dẫn lịch sử. Công Ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc chỉ có mới đây thôi. Vì vậy quí vị không thể lội ngược dòng lịch sử mà nói - 'tôi có quyền lịch sử cho nên tôi cũng tuyên bố chủ quyền theo công pháp quốc tế' -  vì lúc đó chưa có công pháp quốc tế. Vì vậy chúng ta vẫn còn kẹt trong cái tối nghĩa, mơ hồ của Trung Quốc. Một số người lý luận rằng đó chính là sự tính toán. Nó được Trung Quốc tính toán để mọi người cứ phải phỏng đoán.”

Những xung đột về tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này không có gì mới, và trong quá khứ đã có những vụ bắt giữ ngư dân Trung Quốc và Việt Nam và ngay cả những trận hải chiến ngắn trong thập niên 1970 giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Nhưng người ta lo ngại về chuyện có thể xảy ra đụng độ lớn hơn trong lúc Trung Quốc xác quyết quyền lực và ảnh hưởng để nhận chủ quyền về các nguồn tài nguyên và Hoa Kỳ ủng hộ đồng minh Philippines, với con số các vụ bán vũ khí gia tăng.

Để làm dịu bớt căng thẳng, Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN từ hơn một thập niên nay vẫn thương thuyết về các chi tiết về một bộ luật ứng xử tại biển Đông.

Tổ chức cấp vùng này đã đưa ra một thời hạn chót là tháng Bảy để đạt được một hiệp định, khi Thái Lan trở thành nước điều phối giữa ASEAN – Trung Quốc.

Ông Thitinan Pongsudhirak, giám đốc Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và An Ninh của đại học Chulalongkorn tại Bangkok, nói Thái Lan, một nước không tranh chấp chủ quyền, có tư thế thích hợp để đóng vai trọng tài, nhưng sẽ phải chịu áp lực từ cả Bắc Kinh lẫn ASEAN.

Ông giải thích: ”Trung Quốc chỉ muốn thương thảo với ASEAN trên căn bản song phương. Và ASEAN không có một lập trường chung duy nhất về vấn đề biển Đông. Vì thế có phần chắc chúng ta sẽ thấy Bắc Kinh sử dụng lá bài chia để trị. Đồng thời các quốc gia ASEAN, nhất là những quốc gia nhận chủ quyền như Philippines, Việt nam, Malaysia, họ muốn thấy ASEAN đưa ra một lập trường chung. Và chuyện này sẽ tạo một số áp lực đè nặng lên Thái Lan.”

Giới phân tích thời cuộc nói Philippiens và Việt Nam đang thúc đẩy để hoàn tất một bộ luật ứng xử có tính cách cưỡng hành và nó cũng làm rõ những tuyên bố chủ quyền trong vùng biển trong khi mà Trung Quốc muốn một tuyên bố yếu hơn, mơ hồ hơn.

10 quốc gia thành viên của ASEAN đưa ra quyết định chỉ căn cứ trên sự đồng thuận và Trung Quốc cũng phải chấp nhận thỏa thuận này.

Chuyên gia phân tích chính trị Carl Thayer nói làm rõ và đưa ra một bộ luật ứng xử có tính cưỡng hành ít có cơ hội xảy ra, và sẽ lại chỉ rút xuống một danh sách các nguyên tắc tựa như bản tuyên bố ứng xử hay DOC năm 2002. Ông nói:

”Nếu như không có được điều như Philipppines muốn, một cơ chế thực thi, thì thỏa thuận đó không có tính cách của một hiệp ước, nó cũng sẽ không có tính cưỡng hành, chẳng khá hơn DOC, theo đó, khi suy cho cùng, lượng định cho kỹ, nó chẳng hơn gì một tuyên bố chính trị của những hoạt động tự nguyện.”

Những quốc gia khác của ASEAN là Miến Điện, Indonesia, Lào và Singapore.

không lẻ người Việt phải nhập tịch Phi để được biểu tình chống têku hay sao?