Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

Viết từ đồng bắp 12 – 20 năm và 35 năm

Mấy hôm nay trời xuân đã mang hơi ấm về trên xứ đồng bắp mông quạnh này. Những nụ mầm xanh mau mắn nhú lộc mơn mởn ngon như cái tuổi lên ba vừa mỏng mảnh vừa dễ thương. Buổi sáng trời vẫn rét. 

Tôi thích dùng chử “rét” cho cái lạnh nỏn nà của buổi bình minh hơn cả. Nó làm tôi nhớ đến một truyện của Duyên Anh viết về tuổi nhỏ đến trường ở miền Bắc được cắn một miếng vào ổ bánh mì ròn tan nóng hổi kẹp chả quế. Tôi từng thử ăn như thế khi còn ở Saigon. Đến tiệm bánh mì Hà Nội trên đường Nguyễn Thiện Thuật mua một ổ bánh mì nhỏ loại con cóc và hỏi cô hàng kẹp vào bánh một lượt chả quế. Chả phải thái dày chừng 2cm và bánh mì phải bỏ hết ruột bánh. Rắc tí tẹo muối tiêu. Thế đã đủ. Ngồi ngay trên xe đạp và nhẩn nha ăn kẻo nguội. 

Ngồi nhìn ra bên ngoài rừng cây dogwood đã trổ hoa. Loại cây này ra hoa giống hoa đào miền Bắc. Hoa màu hồng phấn nhạt hay trắng tinh khôi. Nhửng cánh hoa rụng theo gió trang trí cho thảm cỏ đã trở màu xanh mướt những chấm trắng hồng ngộ nghĩnh. Xuân đã về mà nàng chúa Đông kiêu kỳ kia còn luyến tiếc chưa chịu dời gót ngọc. Nên chi trong hơi gió vẫn còn chút hương băng giá của mùa Đông. 

Tờ lịch đã điểm ngày cuối tháng Ba. Thế là đã hơn hai mươi năm làm thân ly khách. Nhớ câu thơ Tống biệt hành. Cuộc chia lìa nào mà không đành đoạn. Từ ô cửa nhỏ trên thân tàu, ta lần đầu thấy Saigon yêu thương kia với nhà cửa lô xô phố phường chật hẹp với những mái tôn sét đỏ những cột điện gầy gò. Saigon yêu dấu nơi tuổi trẻ vang động trong tiếng súng và một thời còng lưng vất vả mờ dần sau màn mây xám. Ngày đến đất trích vui buồn lộn lẫn. Vui như một lần đã chết đi mà còn sống lại và buồn đắng cay như thêm một lần đứng trên bến tử sinh. 

Thế cũng đã ba mươi lăm năm từ ngày miền Nam tự do không còn nửa. Không muốn nói nhiều. Chỉ thở dài thôi. 

Những tưởng hòa bình là hạnh phúc. Một ông bà con hăm hở say mê nói về những người “anh em” phía bên kia sẽ đem đến tự do no ấm. Ông nhíu mày gằn giọng “đừng nghe tụi Mỹ tuyên truyền tâm lý chiến nghen – làm gì có trả thù - làm gì có - từ nay, anh em với nhau hết thôi - bỏ hết chuyện xưa làm lại từ đầu nghen”.

Một ngày sau ngày 30/4, bác Hùng bị bộ đội “anh em” phía bên kia tới đập cửa bắt lên còmmăngca đem đi mất tích. Ba mươi lăm năm sau đó - mỗi năm – công an đều nhớ mời cả nhà bác Hùng lên để hỏi một câu cộc lốc không “Nguyễn Hùng đi đâu?” không cần gọi là ông Hùng hay anh Hùng gì cả. Cùng một câu hỏi để nghe cùng một câu trả lời. “Cách mạng còng tay dẫn đi ngày đó. Biệt tăm cho tới giờ. Nếu không tin xin quý anh cứ hỏi chòm xóm thì biết. Nhờ quý anh hỏi mấy ông quân quản chỉ cho tôi chôn ổng ở đâu đặng lập bàn thờ!” Đầu năm nay, bác gái gọi qua nói “ông khu vực” (công an khu vực) đi ngang nói “bà già nhớ làm ĐƠN XIN BÁO TỬ nhé. Nhà lước cho phép dzồi.” Thế là xong. Bác gái tôi ràn rụa nước mắt kêu anh Tư tôi lập bàn thờ. Biết chớ. Biết tụi nó thủ tiêu rồi. Nhưng hận quá sao không khóc. Khóc cho chồng đêm nào không khóc. Khóc ba mươi lăm năm nay – hàng đêm một rồi.

Một tháng sau ngày 30/4, tía tôi chú tôi anh tôi ông già mấy đứa bạn tôi cô tôi thím tôi – “ngụy quân- ngụy quyền” đi “cải tạo mút mùa Lệ Thủy”. 

Mười mấy năm sau ngày 30/4, lác đác vài người trở về thân còm cỏi rục rã.  Số kia thân vùi rừng hoang núi lạnh. 

Hai mươi năm sau ngày 30/4, người sống sót dắt díu nhau lên đường ra đi làm lại từ đầu. Cái ông bà con năm xưa nay đã mất trí vì Alzeimer. Tiếc thật. Làm sao nhắc lại với hắn bây giờ?

Ba mươi lăm năm sau ngày 30/4, một thằng già giáo sư mẹ rượt ở San José tên nguyễn hữu liêm khoe mình xúc động khi nghe bài tiến quân ca trong đại hội vịt cừu yêu quái ở haloi đỏ. Tôi chỉ lắc đầu. Không lẻ chửi đụ mẹ nó thì hóa ra mình củng dơ như nó sao. Thôi thà đi vô nhà cầu đái một phát coi như xổ hết cái tục theo dòng nước đái cho nhẹ. Khi nào có dịp, tôi sẽ dộng trực diện vô cái đầu đặc sệt của nó bằng một cái gì đó hay câu gì đó cho nó tỉnh ra chăng? May be/may be not.

Tôi lửng thửng bách bộ. Rồi lặng lẽ nằm xuống trên thảm cỏ dày. Trời cao xanh kia. Tôi nghĩ ngợi lan man quá rồi... 

Bỉ ngạn còn xa quá - thuyền không lái trôi về đâu? Về đâu?

 

 

6 nhận xét:

MinhTam . nói...

đọc bài tự sự riêng tư của HH mà cứ ngỡ bài nầy của mỗi người chúng ta, những người "giờ ta lưu đày..ở ngay trên xứ ta"

tram ngoc nói...

Cụ Tản Đà nói rằng *cũng bởi thằng dân ngu như lợn,cho nên quân chó dễ làm quan*nhưng tôi thì nghị rằng*cũng bởi trí thức hèn hơn thỏ,cho nên lũ chó dễ làm oai*

Hoang Hac nói...

anh nói đúng lắm, DNKD.

tram ngoc nói...

bai cua anh HH hay qua...!!!

Nghĩa Nhân Đào Hữu nói...

Bai viết thật hay và buồn quá. Ai trong chúng ta cũng là nạn nhân của cái chế độ này cả!

tram ngoc nói...

xin chao ca nha , cuoi tuan nua roi , xin chuc tat ca quy vi co mot ky nghi cuoi tuan that vui ve va tran day hanh phuc nhen ... Happy Weekend