Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

tôi là người Việt Nam



Hôm qua
Trên chuyến xe bus muộn màng hôi hám mùi dầu cặn
Một cụ Mỹ già run rẩy chiếc baton
Cụ kh hỏi:
"bạn kia từ đâu tới
mà lẻ loi trên chuyến xe muộn độc hành"
Tôi lặng lẻ:
"Tôi từ nơi rất lạ
mỗi chúng tôi sinh ra với án tù
Đảng để đấy chờ có ngày thuận hợp
cho công sai chó ngựa bắt thi hành -
tôi đã hân hoan bước vào cửa ngục hình
vì chờ mãi đã mệt lòng mệt óc"
Cụ gắng sức giật dây chuông dừng bus
Tay áo manteau tụt lộ tay gầy
và hàng số xâm xám đen còn đó.
Cụ tạm biệt:
"Ta ngỡ đời khốn khiếp
chỉ dành riêng cho Do Thái không quê..."

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Trách nhiệm

Một ngày đã lâu lắm, một đứa cháu lên tám hỏi tôi rằng:-"Boác hồ tốt lắm phải không chú?"Tôi lặng người vì câu hỏi đột ngột cùa nó. Tôi phải giải thích cho nó biết lảo tặc đó là kẻ đã khiến cho cha mẹ nó đi tù, anh em nó chia ra đứa sống với ông ngoại đứa sống với bà nội. Rồi thằng nhóc củng hiểu ra và bây giờ đếch có lời tuyên truyền cs nào lừa nó được nửa. Đứa nhỏ chẳng có tội tình gì! Ông bà vất vả trên luống rau vàng héo miền Trung cát trắng bạc phết làm chi có thời gian mà dạy dỗ lũ cháu bơ vơ. Trường lớp cs ra rả những bài toán "bắn chết mấy lính Mĩ mỗi ngày đến cả tuần cộng được bao nhiêu" hay là "Đêm qua em mơ gặp cáo già - râu cáo dài như giái già dê..." thì sao sao chú nhỏ không bị nhồi sọ cho được!?!

Mấy năm về sau khi đến Hoa Kỳ, tôi gặp một anh rách mướp nọ - vốn là dân vượt biên để trốn "nghĩa vụ quân sự" - tối ngày ra rả chửi cs. Tôi bảo thầm "chà - anh này xung quá". Đùng một cái vài năm sau nữa gặp lại thì anh ta xem chừng khác hẳn. Sau những năm "cày sâu cuốc bẫm" trên xứ Cờ Hoa, anh khá lắm rồi. Nhà to xe đẹp và dư đô để sắm áo gấm về quê. Anh sắm 1 cặp kính râm đen để bộ ria ncky và về cố quận. Ai hỏi thì anh phun tiếng Mẽo "phắc-to-ri" ra ầm ầm. Cái tên cúng cơm (may) Mắn bây chừ được gọi thành Nắc-ky. Lạ thay tuy xưng là Nắc-ky Feng nhưng anh lại tâng công mí lị đảng ta. Về Mỹ, anh hay công khai thì thầm rất quan trọng:-Ngày xưa tớ là Thượng Uý bộ đội nhá? Oánh nhau với Chun-kuốc trên biên giới phía Bắc nhá? Tớ chỉ huy cả tiểu đoàn nhá? Cái chức của anh cứ tăng tiệm tiến theo thời gian và theo người đối thoại. Hễ người càng lạ thì càng bị anh thuyết phục. (Vừa rồi có một bạn quen cho tôi biết anh ấy khoe đã làm đảng viên chính uỷ cấp tới Thượng Tá quân đọi nhăn răng) Rồi anh khen đảng ta đến lạ. Khen mệt rồi thì quay ra chửi dân CC thất thời thất bại nói chung là thất đủ thứ mà không thấy mình là một gã thất... (sự) thiệt!!!
Câu chuyện đời là thế. Nếu sự thật không được gìn giử thì sự thật có thể bị sự gian dối che lấp. Kẻ xấu ác chỉ chực cơ hội để phun ra lời gian dối. Cách nuôi nấng ngọn lửa sự thật là luôn nhắn nhủ với chính mình và với con cháu bạn bè về sự ác sự giả dối của cs và bọn xu thời. Đó là trách nhiệm của người chánh trực!

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Giã biệt một nhà thơ

tôi rất buồn khi đêm qua đọc thấy tin Ngục sỹ Ng Chí Thiện đã về bên Chúa trên các sites của RFA, BBC, VOA. tuy chưa từng gặp nhưng tôi quý mến ông vô cùng. phải thấy ở ông tỏa sáng một tinh thần bất khuất can trường trong vòng xích sắt của bạo quyền CS. Nguyễn Chí Thiện đã đi vào văn học sử Việt Nam bằng con đường tù ngục chông gai. xin người hảy yên nghỉ trên cõi vỉnh hằng của Đức Chúa Jesus!

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Nhà thơ "ngục sĩ" Nguyễn Chí Thiện từ trần

2012-10-02
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, được mệnh danh “Ngục sĩ”, nhà thơ phản kháng nổi tiếng nhất của Việt Nam, vừa từ trần tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ lúc 7 giờ 17 phút sáng ngày 2/10/2012, hưởng thọ 73 tuổi.

Courtesy VietAmReview
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và tác phẩm "Hoa Địa Ngục".
Ông sinh ngày 27 tháng 2 năm 1939 tại Hà Nội, học hành và sinh sống ở Hà Nội, Hà Nam, Hải phòng với song thân phụ mẫu và một người chị.
Ông từng bị chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà bắt giam từ năm 1961, vì tội “phản tuyên truyền” bằng những bài thơ phê phán chế độ. Được trả tự do vào tháng 11 năm 1964, đến tháng 2-1966 ông lại bị tống giam đến tháng 7-1977.  Ông viết lại bằng tay tập thơ “Hoa địa ngục” sáng tác và ghi nhớ trong tù.
Tháng 7-1979, ông đem đưa được tác phẩm này vào bên trong toà đại sứ Anh. Ông không đi tị nạn ở Anh và bị bắt ngay trước cổng toà đại sứ, bị tống giam thêm 12 năm, với chế độ giam giữ khắc nghiệt hơn hết so với những khoảng thời gian bị giam cầm trước đó.
Tập thơ “Hoa địa ngục” từ toà đại sứ Anh ở Hà Nội được chuyển tới giáo sư Patrick Honey (1925-2005) dạy tại đại học Luân đôn. Sau đó thơ ông được phổ biến trên báo chí, sách vở của người Việt hải ngoại, được dịch và xuất bản bằng Anh, Pháp, Việt ngữ. Năm 1985 ông được tặng thưởng khiếm diện giải thưởng thơ quốc tế tại Rotterdam.
Từ năm 1981 Tổ chức Ân xá Quốc tế Amnesty International, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch và Tổ chức nhân quyền Quê Mẹ cùng phát động chiến dịch kêu gọi quốc tế can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam về trường hợp của ông.
Suốt thời gian đó ông bị giam tại Hoả Lò, Hà Nội, đến năm 1985 bị đưa đi biệt giam giữa rừng, kiệt sức và gần chết đói. Năm 1990 ông được đưa tới trại tù Ba Sao săn sóc thuốc men, và được trả tự do vào tháng 10 năm 1991.
Được anh ruột bảo lãnh sang Hoa Kỳ từ năm 1995, ông ghi lại và phổ biến tập “Hoa địa ngục” thứ nhì, gồm những bài ông sáng tác và ghi nhớ trong thời gian cầm tù sau . GS Nguyễn Ngọc Bích dịch tác phẩm nay sang Anh ngữ và xuất bản song ngữ. Ông viết tự truyện bằng Anh ngữ, được đại học Hawaii xuất bản trong “Beyond Works: Asian Writers on Their Works.”
Thi sĩ "ngục sĩ" Nguyễn Chí Thiện được giải thưởng của Hội Nhà văn Quốc tế vào năm 1998. Ông sang Pháp, ở lại đó 3 năm để viết “Hoả Lò tập truyện”. Tác phẩm được dịch sang Anh ngữ, đại học Yale xuất bản năm 2007.
Nhà thơ cư ngụ tại quân Cam California từ năm 2004, phải phấn đấu thường xuyên với những di chứng bệnh tật trong suốt 27 năm tù ngục, nhưng vẫn đi nhiều nơi để nói chuyện về kế hoạch dân chủ hoá Việt Nam.
Ông là một người độc thân, mất đi trong sự săn sóc của bạn bè thân hữu và những cuộc thăm viếng của những đồng bào Việt Nam ái mộ thơ văn của ông, ngưỡng mộ ý chí bất khuất của ông trước chế độ cộng sản của Nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ Nghĩa.